Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

QUI LUẬT VỀ TIỀN BẠC


LỜI MỞ ĐẦU
Tác phẩm “Quả nho khô dưới ánh mặt trời” của tác giả Lorraine Hansberry nói về một gia đình người da đen ở miền Nam tiểu bang Chicago những năm của thập niên 50. Walter Lee Younger mơ ước có đủ tiền để mở một tiệm rượu, thậm chí sẵn sàng hối lộ cho nhân viên nhà nước để nhận giấy phép kinh doanh nhanh hơn. Đối với Walter tiền là “chiếc vé” bước vào đời sống sung mãn.


Mẹ anh ta là một tín đồ sốt sắng, hỏi anh rằng: “Con ơi, tại sao con cứ nói mãi về tiền bạc thế?” Walter đáp: “Mẹ ơi vì đó là cuộc sống mà!”. Bà mẹ suy nghĩ rồi nói: “Ôi, bây giờ tiền bạc chính là cuộc sống. Trước đây sự tự do mới là cuộc sống vậy mà bây giờ nó lại là tiền bạc. Chắc thế giới đã đổi thay mất rồi!” Walter nói với vẻ hăng say: “Không đâu mẹ ơi, cuộc sống luôn là tiền bạc. Chỉ có chúng ta mới không biết đó thôi!”


Trong mọi cuộc chơi, Walter luôn giành cơ hội để có tiền, và tiền bạc đã khiến anh không còn biết đến điều nào khác hơn. Chỉ đến khi một hiệp hội cải cách khu vực nhà ở của người da tắng đề nghị trả cho gia đình Youngster một số tiền để dọn ra khỏi khu phố của họ, lúc ấy Walter mới nhận ra rằng danh dự và lòng tự trọng của gia đình anh là vô giá!


“Tiền là cội rễ của mọi điều ác”. Lời trích dẫn này sai với Kinh Thánh, nhưng nghe có vẻ đúng. Tiền bạc chẳng làm chúng ta thoả lòng vì có bao nhiêu cũng không thể gọi là đủ. Sự tham tiền đưa con người đến chỗ giết hại lẫn nhau và tự hại bản thân mình. Chúng ta luôn dùng tiền để mua những thứ mình cần, vậy mà công việc của Chúa lại tuỳ thuộc và sự dâng hiến của những người quan tâm.


Chỉ khi nào chúng ta không có liên hệ với xã hội, chúng ta mới có thể sống mà không cần có tiền. Như bao người khác, Cơ Đốc nhân cũng kiếm ra tiền, tiêu tiền, mất tiền và lo lắng về tiền bạc. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng mọi của cải vật chất thuộc về Đức Chúa Trời. Những bài học này tập trung về vấn đề: liệu có thể nhìn tiền bạc theo cách vừa có tính thực tế vừa hợp với ý Chúa hay không?


AI LÀ CHỦ? 

Đọc Kinh Thánh: Mat  6:19-34
Mở đầu: 

Có một khuynh hướng đề cao sự giàu có bằng cách tuyên bố rằng: “Trong lòng tôi, tôi đã dâng hết tất cả cho Đức Chúa Trời”. Câu nói này có thể thốt ra trong hoàn cảnh hợp lý khi thái độ và động cơ người nói có ý nghĩa như hành động của anh ta trước mặt Đức Chúa Trời. Giữa Đức Chúa Trời và của cải vật chất, Chúa Giê-xu không cho phép sự chọn lựa theo cách nói và làm không đi đôi với nhau. Đức Chúa Trời hoặc của cải, đó là điều con người phải chọn (6:24; Lu 16:13). Sẽ có tình trạng yêu chủ này và ghét chủ kia. Thomas Schmidt nói rằng đó là “lời phán nghiêm khắc của Chúa Giê-xu”.


Bạn có bao giờ rơi vào tình trạng mâu thuẫn giữa niềm tin Cơ Đốc và lòng ước muốn có sự an toàn hơn về tài chính? Bạn giải quyết nan đề đó ra sao? Hãy giữ những cảm nghĩ của bạn khi thảo luận lời phán của Chúa Giê-xu về sự chọn lựa giữa hầu việc Đức Chúa Trời và làm tôi cho tiền bạc.
Suy gẫm: 

1. Đọc Mat  6:19-24. Đoạn Kinh Thánh này cho thấy sự khác biệt giữa 2 cách sống. Những giá trị cơ bản nào thể hiện nơi những người sống theo một trong hai thái độ đó?


2. Có bao giờ bạn cố gắng hầu việc 2 chủ và làm hài lòng nhiều người khác? Điều gì đã xảy ra?

3. Hãy hưởng ứng với câu nói: “Chúa Giê-xu không phán rằng ‘Các ngươi không thể có Đức Chúa Trời và tiền bạc’ Nhưng Ngài chỉ phán ‘Các ngươi không thể hầu việc Đức Chúa Trời và cả tiền bạc’”.



4. Trong cách sử dụng tiền bạc của bạn, có chứng cớ nào để người khác có thể biết bạn đang hầu việc Đức Chúa Trời? Hoặc làm tôi mọi cho tiền bạc?


5. Hãy đọc 6:25-34 Vì sao nghĩ đến tiền bạc quá nhiều sẽ dẫn đến sự lo lắng? Chúa Giê-xu đưa ra lý do nào để khuyên chúng ta đừng lo lắng?

6. Theo lời Chúa Giê-xu, bạn sẽ hướng lòng và trí mình về điều gì để có sự bình an về vấn đề tiền bạc?


Bố tôi có một số tiền chi trội ở Ngân hàng tương đương với số tiền đã gởi Ngân hàng, nghĩa là sắp vỡ nợ. Các chứng từ thanh toán luôn được chi trả ngay, như thể nếu không chúng tôi sẽ bị bỏ tù.

“Chúng tôi không thể chi trả nổi” - Lời nói ấy cứ vang vọng trong ngôi nhà bé nhỏ của chúng tôi.

Tuy nhiên, tôi cũng không thể quên rằng bố tôi từng không ngần ngại mua cho chính ông một nhà kính nhỏ, một cây đàn Mandoline đắt giá, sau đó là một cây kèn Clarinet hảo hạng. Tôi không oán giận bố về những điều đó, nhưng nghĩ rằng cuộc sống có lẽ sẽ dễ chịu hơn nếu mẹ tôi không phải lo mọi việc trong gia đình. Với số tiền chi tiêu quá chắt bóp như thế. Phải chi ba anh em chúng tôi có được vài xu bỏ túi! Tôi không thể tin rằng chỉ một sự buông lỏng nhỏ trong kinh tế lại dẫn đến tình trạng chi trội không thể ngờ! J.B.Phillips (Cái giá của sự thành công).

Ứng dụng: 

Hiện nay mối bận tâm nhiều nhất của bạn về tiền bạc là gì?

Hãy nhớ lại thời gian bạn kinh nghiệm lẽ thật trong 6:33-34. Kể lại điều đã xảy ra? Cảm nghĩ của bạn? Bạn học được gì về Đức Chúa Trời qua từng trải đó. Điều này khích lệ bạn ra sao khi tin cậy Chúa trước những lo lắng hiện tại về tài chính?
Những quyết định: 

Hãy nghĩ về sự lo lắng nhiều nhất của bạn về tiền bạc. Viết ra lời cầu nguyện, thưa với Chúa những cảm nghĩ thật của bạn trong sự lo lắng này. Hãy tiếp tục viết lời cầu nguyện bằng cách trình dâng sự lo lắng cho Ngài nhiều hơn. Nếu bài học tiếp tục trong những tuần lễ tới, bạn có thể xem và đọc lại lời cầu nguyện này.



SỰ THAM TIỀN

Đọc Kinh Thánh: ITi 6:6-16; Mac 10:17-31
Mở đầu: 

“Tôi luôn muốn được giàu có, nhưng thật sự chẳng quan tâm đến việc phải làm sao để giàu. Chúng ta mong có nhiều tiền, chỉ vì chưa bao giờ có. Bạn luôn muốn những gì mình chưa có!” Mildred Olmstedd 

Điều gì khiến người ta tham tiền?
Suy gẫm: 

1. Hãy đọc ITi1Tm 6:6-10. Kẻ ham giàu sẽ gặp những hiểm hoạ nào?


2. Người ta thường trưng dẫn sai câu 10 như sau: “Tiền bạc là cội rễ mọi điều ác”. 
Bạn hãy so sánh tư tưởng của câu trên với nguyên văn Kinh Thánh viết.

3. Sự tham tiền khiến con người không thoả lòng như thế nào?

4. Hãy đọc 6:11-15. Phao-lô dạy Ti-mô-thê những điều phải làm để chống lại sự ham muốn của cải vật chất. Sự tham tiền huỷ hoại ý muốn làm những điều lành như thế nào?

5. Hãy đọc Mac 10:17-31. Theo bạn, điều “duy nhất” nào người trai trẻ giàu có này còn thiếu?

6. Điều “duy nhất” ấy có liên quan gì đến việc anh ta phải bán hết gia tài mình và giúp kẻ nghèo?


Trong câu chuyện này, vấn đề không phải của cải là điều ác, quan điểm ày không thể có trong Kinh Thánh. Chúa không bảo người trai trẻ giàu có này phải hoàn thiện đạo đức anh ta bằng cách giữ thêm một điều răn, cụ thể là phải sống cách “khổ hạnh”, thánh khiết trong nghèo khó. Làm vậy, anh sẽ luôn thiếu một điều “duy nhất”, đó là: theo Chúa Giê-xu, tiếp nhận nước Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi của Ngài qua Chúa Giê-xu. Đối với anh ta, điều này có nghĩa là anh phải từ bỏ mọi của cải và bố thí cho kẻ nghèo như một điều kiện tiên quyết để theo Chúa. Nhưng trong khoảnh khắc quyết đinh rõ ràng đây là điều anh không muốn vâng theo. 

Reginale H.Fuller & Brian K.Rice.


Ứng dụng: 

Có những điều nào trong cuộc sống thật sự đem đến cho bạn niềm vui? Những điều ấy liên hệ thế nào với hiệu lực của tiền bạc? 

Cách hiệu quả nhất để ít nghĩ về tiền bạc hơn, đó là phải yêu thích điều gì đó nhiều hơn. Điều gì có thể thay thế được tiền bạc như đối tượng yêu thích của bạn?

Những quyết định: 

Hãy liệt kê những hoạt động ít tốn kém mà bạn thích. Trong những tuần lễ tới, hãy bắt đầu thay thế những hoạt động tốn kém bằng những hoạt động ít tốn kém hơn, không phải vì sự tự dối mình hay “ép xác”, nhưng vì bạn thích.