Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Thập Tự Giá và Chức Vụ Cung Ứng Lời Chúa



Bức thư thứ hai (cho anh em Cô-rinh-tô), như chúng ta biết, là lá thư về các người cung phụng (minister) Lời! Nó cho chúng ta biết những gì là một người cung phụng Lời từ quan điểm thần thượng, khi thập giá làm công việc của nó. Moses, người cung phụng của Đức Chúa Trời, được đưa rất nhiều điều ra trước mắt cho chúng ta xem thấy, cung phụng trong giao ước cũ, tuyên bố những tư tưởng của Đức Chúa Trời, tiết lộ tâm trí thần thượng. Đó là một người cung phụng là gì. Một Người cung phụng, lời này nói, là một trong những người thể hiện ra những tư tưởng của Đức Chúa Trời, những người biểu hiện tâm trí của Đức Chúa Trời. Khi Moses đọc luật pháp, khuôn mặt của ông tỏa sáng, vinh quang của Đức Chúa Trời được thể hiện  qua ông ta như người tôi tớ của Đức Chúa Trời, người cung phụng của Đức Chúa Trời. Bạn hãy ghi nhớ, điều đó ở dưới giao ước cũ, giao ước của các dấu hiệu, giao ước của các biểu hiệu, các tiêu biểu; vâng, và chức vụ của sự chết và sự định tội:, và vị sứ đồ nói rằng, chúng ta có một chức vụ khác, và chức vụ cung phụng Lời làm Đức Chúa Trời sáng ra trong khuôn mặt của Giêsu Christ trong trái tim của chúng ta. Đó là, một người cung phụng là gì, và hãy để cho tôi nói cách đơn giản, rõ ràng.



Không có điều như vậy trong Tân Ước-- như là một chức vụ quan chức như vậy. Đức Chúa Trời đã không bao giờ mong muốn, trong thời kỳ phân phát này, có các viên chức được bổ nhiệm, như vậy, để làm các người cung phụng Lời. Chức vụ cung ứng Lời này là một sự việc của sự khải thị của Đức Chúa Trời trong khuôn mặt của Giêsu Christ ở trong lòng sáng ra, và những gì tạo nên một người cung phụng không gì khác hơn là mức lượng  của sự mặc khải về Christ trong sự sống, và tất cả chúng ta nên chuẩn bị sẵn sàng cung cấp chỗ cho điều đó. Nó phải là một sự khải thị của Đức Chúa Trời trong trái tim của bạn, trong trái tim của tôi, mà cấu tạo chúng ta nên các người cung phụng Lời của Đức Chúa Trời.

Các chứng từ ủy nhiệm của chức vụ là sự sáng chói của vinh quang Đức Chúa Trời trong khuôn mặt của Giêsu Christ trong trái tim của chúng ta, và bất cứ ai đã có điều đó đều có thể là một người cung phụng Lời, và bất kỳ ai đã không có điều đó thì không có quyền tự gọi mình một người cung phụng Lời. Thập tự giá phải  đập vỡ tất cả các ý tưởng của chức vụ lời mà chỉ đơn thuần là chuyên nghiệp, đó là bất cứ điều gì khác hơn cái thuộc linh. Các ân tứ thuộc linh, sự mặc khải thuộc linh, kiến thức thuộc linh, tài nguyên thuộc linh, các sự giàu có thuộc linh, chỉ những điều nầy mới cấu tạo chúng ta thành các người người cung phụng Lời Chúa.

Chức vụ là kết quả của sự khải thị cộng với sự chịu khổ. Không có sự khải thị, một người không thể có chức vụ vì người ấy không có gì để cung ứng. Nhưng dầu một người có khải thị, mà thiếu sự chịu khổ, người ấy vẫn không có chức vụ. Người ấy có thể có vài sự dạy dỗ hay ân tứ, nhưng đó không phải là chức vụ. Có một sự khác biệt giữa sự dạy dỗ và chức vụ. Chức vụ là một điều gì đó cao hơn và sâu hơn. Ân tứ thì nông cạn và không phải trả giá nhiều, trong khi chức vụ thì quan trọng và đắt giá. Nếu anh em đã nhận được khải thị từ Đức Chúa Trời, Ngài sẽ đem anh em vào sự chịu khổ để anh em có chức vụ.

Qua những gì sứ đồ Phao-lô đã viết, chúng ta có thể thấy trước khi chịu khổ, ông nhận được khải thị. Khi nhận được khải thị, ông không ngay lập tức ra đi để truyền đạt điều đó như sự dạy dỗ hay kiến thức. Làm như vậy sẽ không có chức vụ, đó chỉ là một loại dạy dỗ hay sử dụng ân tứ. Nhưng sau khi nhận được khải thị, Chúa đem ông vào một số nỗi khổ. Vì vậy, trong tất cả các Thư-tín ông viết, chúng ta có trình tự này: trước hết là khải thị; thứ hai là các nỗi khổ, và thứ ba là chức vụ ra từ hai điều kia. Nhận được khải thị là một việc, được khải thị ấy tôi luyện vào trong bản thể chúng ta lại là một việc khác.

Trong tiến trình chế tạo một chiếc bình gốm, một mẫu hình được vẽ lên chiếc bình ấy. Chiếc bình ấy sau đó được đưa vào lò và hình vẽ được đốt để in sâu vào chiếc bình. Bằng cách đi qua lò lửa, hình vẽ và chiếc bình trở nên một. Nhận được khải thị giống như có một hình ảnh vẽ lên chúng ta, nhưng hình vẽ này phải được đốt sâu vào trong chúng ta để làm một với chúng ta. Khi hình ảnh được đốt để in sâu vào chiếc bình, không ai có thể bôi xóa đi được; chiếc bình không thể tách rời khỏi hình vẽ. Nếu chiếc bình bị vỡ, hình ảnh ấy cũng vỡ ra vì chúng là một. Đối với chúng ta cũng vậy. Cách duy nhất để chúng ta được nung đốt là chịu khổ. Không một người cung phụng nào của Đức Chúa Trời có thể tránh chịu khổ.

Mức độ sự sống, mức lượng thực tại, và sự phong phú của Đấng Christ mà chúng ta có thể cung ứng cho người khác tùy thuộc hoàn toàn vào hai yếu tố: chúng ta nhận được khải thị bao nhiêu và chúng ta đã trải qua đau khổ bao nhiêu về điều đã được khải thị cho mình. Khi hoạn nạn được thêm vào sự khải thị, chúng ta có chức vụ.

Phao-lô nói: “Vậy nên có chức vụ này...” (2 Côr. 4:1). Ông không nói ông có một sự dạy dỗ nào đó hay một ân tứ, nhưng là một chức vụ. Ông lại nói: “Tôi, Phao-lô, đã trở nên một người cung phụng (minister)” (Côl. 1:23). Ông không nói mình được lập nên làm một diễn giả hay một giáo sư, nhưng là một người cung phụng. Chúng tôi không đang nói đến một “mục sư” (minister) ngày nay. Từ ngữ “người cung phụng sự” (minister) đã bị phá hỏng và dùng sai trong Cơ-đốc-giáo ngày nay. Một người cung phụng là người có chức vụ thật, một chức vụ bắt nguồn từ sự khải thị cộng với sự chịu khổ. Một quan chức rao lời chuyên nghiệp chưa chắc là người cung phụng Lời Tân Ước.

Sưu Tầm