Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Tình Hình Cơ Đốc Giáo Cận Đại Ở Trung Quốc




chin5027_small.jpg
Cơ Đốc Giáo ở Trung Quốc (được gọi là Jii Duu jiào, hay là đạo Christ) là một tôn giáo thiểu số nhưng bành trướng ở Trung Hoa, gồm có Tin Lành, Thiên Chúa Giáo, và một số ít Chánh Thống Giáo.  Tuy Cơ Đốc Giáo không có được lâu đời ở Trung Quốc như Khổng Giáo, Lão Giáo, hay Phật Giáo, Cơ Đốc Giáo bắt đầu hiện diện và phát triển ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 7 và đã chứng minh gây được ảnh hưởng trong quần chúng suốt trên 200 năm.  Kể từ thập niên 1970, khi tư do tín ngưỡng ở Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc được dễ dãi hơn, Cơ Đốc Giáo bắt đầu tăng trưởng một cách đáng kể.  Người Trung Quốc trên 18 tuổi được sinh hoạt tôn giáo ở những nơi chánh thức cho phép như Hiệp Hội Trung Quốc Cơ Đốc, Tam Tự Dĩ Ái Quốc,  hay là Hội Công Giáo Ái Quốc Trung Quốc .  Nhiều tín đồ Cơ Đốc Trung Quốc cũng nhóm họp ở những nơi "kín đáo".  Như tin tức cho biết việc bắt bớ những tín đồ "bí mật" này gây một sự chú ý lớn từ thế giới bên ngoài về nhân quyền và tín ngưỡng ở Trung Quốc.


Khởi đầu của thế kỷ thứ 20 là thời kỳ chuyển tiếp cho cả hội thánh mà còn của Trung Quốc nữa.  Trung Quốc chuyển tiếp từ triều đại nhà Thanh sang việc cai trị của những lãnh chúa tới việc cai trị của đảng Quốc Gia và đảng Cộng Sản Trung Quốc để chống lại những lãnh chúa và chủ nghĩa đế quốc.  Cơ đốc giáo thừa hưởng được hai thập niên phổ biến không hề thấy từ trước tới giờ. Nhiều giáo phái khác nhau bắt đầu hoạt động ở Trung Quốc, những tổ chức truyền giáo tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng của họ ở đó, cách truyền bá Tin Lành mọt cách cỡi mỡ cũng bắt đầu tạo nên một khynh hướng đáng kể, và các hội thánh Trung Quốc tự phát huy niềm tin của họ và tự trị.

chin5038_small.jpg
Phản ứng về sự thất bại của việc cải cách ở thế kỷ thứ 19 và sự bẽ mặt về vụ nội dậy của nhóm Boxer (Quyền Phỉ)để chống lại người ngoại quốc làm cho có cuộc tấn công của 20,000 quân đội Tây Phương vào đất Trung Hoa, và Trung Quốc phải nhượng bộ trước những đòi hỏi của lực lượng Tây Phương.  Những sự kiện này tạo nên một tình trạng sẵn sàng thay đổi cho cuộc diện ở Trung Quốc.  Các giáo sĩ thường cho rằng tiến bộ của Tây Phương thừa hưởng từ di sãn của niềm tin Cơ Đốc, Cơ Đốc Giáo nhờ đó cũng nhận được những sự biệt đãi.  Các giáo sĩ, các văn tự của họ, và các trường học Cơ Đốc có nhiều nguồn tài liệu đáng kể;  Những trường học thuộc giáo khu trở nên đông đúc. Hội viên trong các nhà thờ gia tăng và những phong trào Cơ Đốc như hội YMCA và YWCA trở nên nỗi tiếng.  Cuộc phục hưng ở Mãn Châu lan tràn sang các hội thánh khác ở tỉnh Liêu Minh trong cuộc truyền giáo của giáo sĩ ngưởi Gia Nã Đại Jonathan Goforth. 



Những nhóm Tin Lành Truyền Giáo nhờ đó được gia tăng.  Một số đến từ nhưng giáo phái nỗi tiếng, nhưng cũng có những nhóm độc lâp nhỏ không có trở cấp đầy đủ, và đa số được gởi đến từ những tổ chức có nền tảng và đặt căn bản trên đức tin như hội Cơ Đốc Phục Lâm, hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp, hội thánh Ngũ Tuần. Những mục sư Ngũ Tuần, với cách thức xách độn hội chúng, đem lại một sinh khí mới vào công việc truyền giáo.

Những trường dạy giáo lý cơ đốc cũng đào tạo một số nhà lãnh đạo, nhở đó họ giữ được những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục, ngoại giao cũng như những cơ quan khác của chính phủ, phục vụ trong ngành y tế, thương mại, các hội thánh Cơ Đốc, và phong trào Truyền Giáo.  Trong cộng đồng Cơ Đốc Giáo, một số nhân vật lãnh đạo tiêu biễu cho khuynh hướng thần học dễ dãi tự do, sự cải cách xã hội, lòng yêu nước sâu xa, và quen thuộc với trào lưu nếp sống Tây Phương.  Đa số những nhà lãnh đạo thuộc linh này có tổ chức những cuộc phấn hưng tại những trường học Cơ Đốc ở khắp nơi trên lục đia Trung Quốc, và cùng với trưởng lão bảo thủ như Chen Jingvi (1881-1939) đẩy mạnh quyền tự trị của Trung Quốc cũng như vai trò lãnh đạo của cộng đồng Cơ Đốc.

Họ trở thành những phát ngôn viên cho Hội Đồng Cơ Đốc Quốc Gia, đóng vai trò liên lạc - làm gạch nối cho các hội thánh Tin Lành, và Hội Thánh Đấng Christ ở Trung Quốc, thành lập năm 1927 đề thúc đẩy nền độc lập.  Tuy nhiên, bước tiến để tự trị rất chậm chạp, vì những cơ quan truyền giáo không muốn đánh mất ảnh hưởng của họ khi họ phải trợ cấp công cuộc truyền giáo, qua đó họ có tiếng nói quan trọng trong mọi vấn đề.

Thêm vào sự đa dạng của hội thánh và khuynh hướng bảo thủ là sự tiến tới nhanh chóng của việc hoàn toàn tự trị của Hội Thánh Cơ Đốc Trung Quốc và các cộng đồng, một hiện tượng mới trong giáo phái Tin Lành vào thời đó.  Đáng chú ý nhất là hoạt động của hiệp hội của các Hội Thánh Cơ Đốc Độc Lập Trung Quốc, thành lập năm 1920 với 100 hội thánh độc lập, đa số ở những nơi dân cư đông đúc hay khu thành thị. Trái lại, hội thánh Chúa Jêsus Chân Chính, thành lập năm 1917, nhóm Ngũ Tuần tập trung vào trung tâm của các tỉnh lỵ.

Việc trở nên độc lập không phải để làm bớt đi vẻ xa lạ của Cơ Đốc Giáo nhưng vì bản năng của người lãnh đạo. Hoàng MingDao (Wang MingDao) (1900-1991) và Tống Thượng Tiết (1900-1944) là những nhà truyền giáo đầy tâm huyết, tin tưởng vào sứ điệp của họ tuyên bố chân lý, và đả kích những điều mà họ coi đó là vẻ thờ ơ lạnh nhạt trong cách sinh hoạt thường tình của các hội thánh địa phương.  Suốt thập niên 1920 và thập niên 1930, cả Hoàng MingDao và Tống Thượng Tiết tổ chức những cuộc hội họp phấn hưng ở các hội thánh địa phương trong khắp các tỉnh lỵ của Trung Quốc và vùng Đông Nam Á, thu hút một số đông người dự thính. Phương cách của họ dự theo tánh cách phục hưng thuộc linh và sứ điệp của họ thật đơn giản:"thế giới ngày nay thật xấu xa cần phải ăn năn; nếu không địa ngục hư mất là số phận của chúng ta."  Thêm vào lời tiên tri về ngày tận thế, Tống Thượng Tiết cũng thêm vào việc chữa bệnh bằng đức tin. Với quan niệm của họ về thuyết cho rằng chúa Jêsu sẽ quay trở lại trị vì thế giới trong một ngàn năm hạnh phúc, họ thu hút được hàng ngàn người đến nghe giảng trong khi thế giới bên ngoài đang bị khủng hoảng về mặt chính trị, rối loạn về nội chiến, và khổ nạn của đời sống.

Thời kỳ Thay Đổi về mặt quốc Gia và Xả Hội - Nhật Bản Chiếm Đóng Trung Quốc (1925-1949)

Sau thế chiến thứ Nhật, người Tây Phương trải qua cơn khủng hoảng "mất tín nhiệm".  Làm thế nào các quốc gia Tây Phương vừa trải qua một cuộc thế chiến khóc liệt nhất trong lịch sử, có thể quay lại để giảng đạo đức luân lý cho người khác? Vì vậy người tình nguyện, quỷ truyền giáo, cũng như người có năng khiếu bị suy sụp, từ từ xuống dốc. Thêm vào đó thị trường chúng khoán bị khủng hoảng năm 1929 càng làm cho tình trạng kinh tế càng oái oăm hơn.  Nhưng những khó khăn gia tăng từ bản xứ.

chin5082_small.jpg
Hầu hết các nhà Cơ Đốc lãnh đạo Trung Quốc là những người nỗi tiếng ở quốc tế, và thường có thái độ ôn hòa, việc Nhật Bản chiếm đóng Mãn Châu năm 1931 gây nên một tình trạng phức tạp.  Các nhà lãnh đạo này từ bỏ thái độ ôn hoà, và nhiều người xung phong vào Phong Trào Cứu Nước.  Sau tháng 12 năm 1941 với cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Nhật Bản chiếm đóng hầu hết lảnh thổ Trung Quốc, và vùng Thái Bình Dương, làm cho các giáo sĩ phải rời bỏ vùng Đông Nam Á.  Vì lý do đó, các nhà thờ và các tổ chức truyền giáo Cơ Đốc được cơ hội tự trị, không còn bị ảnh hưởng của hình thức hành chánh Tây Phương về cách tổ chức hoạt động truyền giáo.  Một lần nữa, người Trung Hoa nói chung và các hội thánh nói riêng phải tự lực tự cường để đi đến chỗ tự trị, nâng đở lẫn nhau, hay bị chính quyền trung ương kiểm soát.  Các học giả cho rằng nhờ tình trạng bất khã kháng này, hội thánh Trung Quốc thiết đặt được nền tảng cho việc độc lập và tự trị trong thời ký sau chiến tranh, và dĩ nhiên đưa đến việc thành lập Tam Tự Hội và Cơ Đốc Trung Quốc Ái Quốc Hiệp Hội.  Sau khi thế chiến chấm dứt, Trung Quốc lại lâm vào cuộc nội chiến, và vì thế có ảnh hưởng trong việc tái xây dựng và làm đình trệ  việc phát triển hội thánh sau khi không còn Nhật Bản chiếm đóng.


Những rối ren ở Trung Quốc trong thập niên 1930 và 1940 nẫy sinh ra phong trào tôn giáo nhấn mạnh đến kinh nghiêm thuộc linh và vào đời sống mai hâu chắc chắn có triễn vọng tốt đẹp hơn thế giới hư đốn ngày nay.  Để chóng lại những hoạt động của tổ chức "YMCA" và "YWCA" cũng như Phong Trào Sinh Viên Cơ Đốc, các nhà bảo thủ Cơ Đốc tổ chức Hiệp Hội Thông Công Cơ Đốc Liên Kế (Intervarsigy Christian Fellowship) năm 1945;

Theo họ, triết lý thần học xã hôi không những không hữu hiệu, nó đánh mất mục tiêu của đời sống thuộc linh - liên hệ mất thiết với Đấng Tạo Hóa.  Phong trào Gia Đình Chúa Jêsus (Yeesuu Jiantíng), thành lập năm 1927, nới rộng đến các vùng thôn quê Bắc bộ và Trung bộ Trung Quốc, nhóm tổ họp, phái Ngũ Tuần, phái ngàn năm bình an, cùng cộng đồng gia đình họ sống, sinh hoạt, làm việc, chia xẻ tài sản; cách thờ phượng của họ thường có việc nói tiếng lạ và biểu thị về sự làm việc của Thánh Linh.

Phương pháp cứu rỗi đời sống theo sự giảng dạy của Wang Mingdao, Tống Thượng Tiết, và Ji Zhiwen (1901-1985) tiếp tục thu hút quần chúng trong số đó có nhiều người đã là tín đồ. Nee To sheng (Watchman Nee, 1903-1972), nhà sang lập Hội Thánh Assembly Hall (có tên gọi là "Đàn Chiên Nhỏ" (Little Flock) niếu kéo được một số tín đồ trung kiên với đảm bảo về một thành thánh Jerusalem mới cho những ai có được sự tái sanh và gắn liền với kỷ cương đạo đức.  Năm 1945, các hội thánh địa phương của phong trào này có khoảng 70,000 người, bao gồm 700 nhóm hội chúng.  Các hội thánh độc lấp tụ trung có khoảng 200,000 tín hữu.

Cơ Đốc Giáo Dưới Chế Độ Mới ở Trung Quốc

Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc được thành lập vằo tháng 10 năm 1949 do đảng  Trung Quốc thành lập với Mao Trạch Đông là lãnh tụ.  Dưới chủ thuyết nầy, tôn giáo bị chính phủ bài bát và tín đồ Cơ Đốc phải cam chịu sự bắt bớ trong suốt ba thập niên.

Vào khoảng 1949 tới 1952, tất cả những giáo sĩ ngoại quốc ở Trung Quốc rời khỏi Trung Hoa Lục Địa mà Phyllis Thompson gọi là "một cuộc xuất hành miễn cưởng", đề lại cho hội thánh địa phương tự lo về hành chánh, tự lực về những nhu cầu kinh tế, và truyền bá Cơ Đốc Giáo bằng đức tin.


Hội Thánh Tin Lành Trung Quốc đương đầu với chánh sách thống trị của nhà nước tỏ ra vũng vàng trong việc tự lực tự cường.  Mặc dầu chánh quyền Trung Quốc thường đưa ra những quy luật bắt ép những tổ chức tôn giáo phải tuân theo, Hội Thánh Tin Lành Trung Quốc đã uốn éo và trở nên thành thạo trong việc đáp ứng đòi hỏi của chánh quyền trong khi đó cố gắng bảo tồn và chăm sóc số tín hữu hiện có.

Từ năm 1966 tới năm 1976 khi Trung Quốc có cuộc cách mạng văn hóa, việc theo đuổi một tín ngưỡng ở Trung Quốc hoàn toàn ngăn cám, ngay cả những hội đoàn trước đây đăng ký với chánh phủ, như Hội Tam Tự Vận Động Ái Quốc. Việc bành trướng của hội thánh tư gia trong thời gian này là kết quả của tín đồ Trung Quốc muốn có chỗ thờ phượng nên họ không còn cách nào khác hơn là nhóm lại một cách "bí mật" để tránh những cuộc bắt bớ.  Để chận đứng việc lan tràn qua nhanh của hội thánh tư gia nhóm họp một cách bí mật khắp nơi trên lục địa Trung Hoa, năm 1979 chánh quyền cho phép việc tái hoạt động của hội Tam Tự Vận Động Ái Quốc sau mười ba năm ngừng hoạt động, và năm 1980 Hội Cơ Đốc Trung Quốc được thành lập.

Năm 1993 có khoảng 7 triệu thành viên chánh thức trong hội Tam Tự Vận Động Ái Quốc cùng với 11 triệu thành viên bán chánh thức, so với 18 triệu tín đồ công khai hành đạo và 47 triệu tín hữu của hội thánh Tin Lành bí mật tư gia.

Sự bắt bớ tín hữu ở Trung Quốc là một việc rải rác và không định liệu được.  Thời kỳ tàn khóc nhất là thời kỳ mười năm của cuộc Cách Mạng Văn Hóa.  Tín hữu bị bắt và bỏ tù và nhiều khi bị hành hạ vì đức tin của họ.  Kinh Thánh bị tịch thu và phá hũy, nhà thờ và tư gia bị cướp bóc, và tín hữu là nạn nhân của những cuộc công khai truy tố, bẽ mặt.  Hàng ngàn người bị bò vào ngục tù vào những năm 1983 -1993.  Năm 1992 chánh phủ bắt đầu làm một chiền dịch bài trừ tất cả những cuộc hội họp bí mật bất họp pháp. Tuy nhiên, dầu chánh phủ trung ương cố gắng ngăn cản quyền tín ngưỡng của quần chúng, nhưng việc áp dụng chánh sách cũng tùy vùng ở Trung Quốc, có những nơi có nhiều quyền tự do tín ngưỡng hơn những nơi khác.

Các hội thánh tự trị đia phương và nhiều hệ phái Tin Lành khác nhau đã nỗ lực gây ảnh hưởng Tin Lành vào tâm tư của người dân, nhất là ở những vùng thôn quê Trung Quốc.  Mặc dầu thế giới bên ngoài cho rằng với cuộc Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Quốc, Cơ Đốc Giáo bị hoàn toàn tiêu diệt, trái lại Cơ Đốc Giáo đã đâm rễ và đâm chòi nở mộc, tỏ ra bừng dậy không những về số lượng mà còn về kỷ thuật để đương dầu trong nhiều thập niên bị quản thúc và hành hạ áp bức.

Ngày nay, tiếng Trung Hoa chia tín đồ Cơ Đốc ra hai loại, tín đồ của Jida jiao (có nghĩa là Cơ Đốc Giáo) hay thường gọi là Tin Lành, và tín đồ của Tianzhu jiao (có nghiã là "Thiên Chúa giáo") hay thường gọi là Công Giáo.

Những Tổ Chức Cơ Đốc Đăng Ký

Kể từ khi có sự dễ dãi về tín ngưỡng khoảng thập niên 1970, Cơ Đốc Giáo gia tăng một cách đáng kể ở xứ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc.  Tuy nhiên, quyền tự do tín ngưỡng vẫn còn bị chánh phủ địa phương kiểm soát chặt chẻ. Những phong trào như Tam Tự Vận Động Ái Quốc, Ủy ban Trung Quốc Cơ Đốc, Hiệp Hội Trung Quốc Công Giáo Ái Quốc, không dưới quyền của Giáo Hoàng và bị các nhóm Công Giáo khác liệt vào nhóm ngũ tuấn, có đăng ký với chính quyền và phải theo tôn chỉ đặt ra của thẩm quyền.


Hội Thánh Tư Gia
Tuy nhiên có khá đông người Cơ Đốc thay vì nhóm ở những nơi thờ phượng chánh thức, họ chọn việc nhóm ở các tư gia Những buổi nhóm họp này không có đăng ký với chánh quyền, và thường khi bị cấm đoán và bị bắt bớ dữ dội.  Vì lý do đó họ nhóm họp ở những nơi kín dấu hay còn gọi là "Hội Thánh Tư Gia Bí Mật"  Những người Cơ Đốc này bị bắt bớ suốt thế kỷ thứ Hai Mươi, nhất là trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa trong thập niên 60, họ bị áp bức qua nhiều hình thức như bị bắt bỏ tù, hạch hỏi, chất vấn, đánh đập, truy tố nhân dân, thanh trừng...Cùng lúc đó, càng bị bắt bớ chừng nào người tín đồ Cơ Đốc càng kiên trì chịu đựng để sinh hoạt bí mật tại gia suốt thập niên 1970.

chin4806_small.jpg
Có những nhóm không chính thức đã xuất hiện trong thập niên 1970 dường như mới mẻ như mới phát xuất, nhưng có thể đây là việc đâm chòi của những việc dãy hạt giống từ những thập niên trước bây giờ tạo nên một nguồn vận hành mới. Một nhóm đáng kể này trong những nhóm này được Peter Xu thành lập, một người truyền giáo độc lập, bắt đầu việc giảng dạy ở Hà Nam năm 1968, được gọi là nhóm Tân Sinh, Hội Thánh Hoàn Toàn Định Hướng (Total Scope Church), hay có khi được gọi là "Nhóm Kêu La". Nhóm này bị những nhóm khác cho là dị giáo vì quá chú trọng đến kinh nghiệm được biến đổi, thường kéo dài ba ngày thật gây go trong một cuộc "chạm trán với đời sống", và việc quá nhấn mạnh và đòi hỏi về việc thú nhận tội lỗi với nước mắt  Ông Xu tuyên bố rằng tổ chức của ông có trên 3000 hội thánh và gởi người đi truyền giàng ở 20 tỉnh lỵ Trung Quốc.  Tuy nhiên những con số này không làm sao kiểm chứng được, và cũng có những tổ chức khác cũng tuyên bố những liệt kê tương tự như vậy.


Những Thông Kê Và Phân Phối Địa Dư

Rất khó có thể ước tính có bao nhiêu người tín đồ Cơ Đốc ở Trung Quốc vì người tín đồ ở đó không có công khai bộc lộ niềm tin hay xưng hô mình là tín đồ   Thái độ thù địch của chánh phủ trung ương với Cơ Đốc Giáo và phong trào nhóm tư gia bí mật càng làm cho việc ước tính số tín đồ Cơ Đốc khó khăn hơn.
Năm 2000, theo bản kiểm kê dân số của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, ước tính có khoảng 4 triệu người Công Giáo, và 10 triệu người Tin Lành ở Trung Quốc.

Chính quyền Trung Quốc nói rằng chỉ có 1% dân số (khoảng 13 triệu người) là tín đồ Cơ Đốc trong khi một con số khác chỉ ghi nhận có .75% là tín đồ.  Con số của cấp có thẩm quyền đưa ra năm 2002 là 15 triệu tín đồ trong các hội thánh chánh thức, trong khi con số tín hữu của hội thánh bí mật tư gia ước tính vào khoảng 50 triệu tới 100 triệu người.

Trong cuốn sách Thế Giởi Dữ Kiện của CIA cho biết có vào khoảng 3% tới 4% dân số Trung Quốc là tín đồ.  Những ước tính khác năm 2007 có vào khoảng 40 triệu tới 100 triệu người là tín đồ trong một dân tộc có 1.3 tỉ người.
Vào tháng Mười năm 2007 có hai cuộc kiểm kê về số tín đồ ở Trung Quốc  Một cuộc kiểm kê do một giáo sĩ Tin Lành có tên là  Werner Burklin, và một cuộc kiểm kê khác do Liu Zhongyu từ đại học Đông Trung Quốc Phổ Thông.  Hai cuộc kiểm kê này được thực hiện khác nhau và trong khoảng thời gian cũng khác nhau nhưng đi đến cùng một kết luận.  Theo hai cuộc kiểm kế này, có vào khoảng 54 triệu tín đồ ở Trung Quốc, trong số đó có khoảng 39 triệu tín đồ Tin Lanh, 14 triệu tín đồ Công Giáo, số còn lại thuộc những giáo phái nhỏ khác.

Những Du Khách Quốc Tế và Cơ Đốc Giáo

Nói chung, ở những thành phố lớn có nhiều du khách quốc tế như Bắc Kinh, Thượng Hải..., các du khách quốc tế có tổ chức những cộng đồng Cơ Đốc tụ họp ở những nơi công cộng như khách sạn.  Những nhà thờ hay nhóm thông cộng này chỉ để dành cho những người có giấy thông hành ngoại quốc.
TNPA