Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Sứ Đồ Giăng Nhà Truyền Giáo Của Tình Yêu Thương


hoa hong dep, anh hoa hong dep, Beautiful Roses


Sứ đồ Giăng tuy là người trẻ tuổi nhất trong số mười hai sứ đồ, nhưng ông được xếp vào một trong những người thân tình nhất, tín cẫn nhất của Chúa Jêsus.  Ông là một trong số các sứ đồ Chúa chia xẽ những giờ phút riêng tư nhất; là một trong số các sứ đồ đi với Chúa khi Ngài làm cho con gái của Giai Ru sống lại; là một trong số các sứ đồ chứng kiến cảnh vinh quang của Ngài khi Chúa hóa hình trên núi; là một trong số các sứ đồ hiện diện khi Chúa nói chuyện với Môi Se và Ê li sê, và tận tai nghe tiếng từ trên trời "Này là Con yêu dấu của Ta;" và một trong số các sứ đồ đi theo Chúa đến vườn Ghết se ma nê, thấy Chúa cầu nguyện mồ hôi đỗ ra như giọt máu, rồi ngủ mê vì buồn rầu.



Những bằng chứng kể trên cho thấy sứ đồ Giăng đã nỗ lực làm đẹp lòng Chúa và trung tín với Ngài; tuy rằng khi Chúa Jêsus bị bắt, Giăng là một trong những người đầu tiên chạy trốn, Giăng có lẻ cũng đã thấy xấu hỗ về hành động của mình, đã trở lại tìm Cứu Chúa, can đảm đi vào tòa công luận, theo dõi việc xử án Chúa; và cuối cùng đau đón nhìn Chúa bị treo trên cây gỗ, được Chúa nhắc tới trên cây gỗ trong cảnh canh gác chặt chẽ của lính La Mã, cũng như chung quanh toàn là những người thù ghét Chúa và ghét luôn những người theo Ngài.  Trong quanh cảnh này, và trong hơi thở cuối cùng, Cứu Chúa Jêsus đã giao phó cho Giăng săn sóc bà mẹ đau buồn sầu thảm của Chúa.  Còn hân hạnh gì hơn cho Giăng là được Cứu Chúa yêu quý và tin cậy giao bà mẹ của Chúa lại cho Giăng chăm sóc, thay thế Chúa để chăm sóc cho mẹ Ngài.


Khi các sứ đồ phân chia với nhau các vùng ở tiểu Á và Địa Trung Hải để truyền bá sứ điệp cứu rỗi, sau khi Chúa Jêsus đã thăng thiên, Giăng được phân chia cho một phần ở tiểu Á.  Tuy nhiên ông không đi đến cánh đồng thuộc linh của mình ngay được, nhưng ở lại Giê ru sa lem một thời gian để chăm sóc bà Mari cho đến khi bà qua đời khoảng mười lăm năm sau khi Chúa thăng thiên.


Sau khi việc tin cậy mà Chúa đã giao phó cho hoàn tất, Giăng đến vùng Tiểu Á, và tận tụy dấn thân vào việc truyền bá tin mừng Cơ Đốc, giảng dạy ở những nơi lời Chúa chưa được rao giảng, bồi dưỡng vung xới thuộc linh cho những nơi đã được gây dựng.  Nhiều hội thánh đã được Giăng gây dựng và bồi dưỡng trong số đó hội thánh ở Smyrna, Philadelphia, Laodicea, và một số nơi khác; nhưng nơi hầu việc Chúa chánh của ông là ở Ê phê sô, nơi mà Phao Lô đã thành lập hội thánh, và cử Ti mô thê đến để làm người chăn bầy.


Sau khi Giăng ở Ê phê sô được vài năm, Ông bị tố cáo trước Hoàng Đế Domitian, người đang khởi đầu việc bắt bớ Cơ Đốc Nhân, về tội loan truyền một tín ngưỡng sai lầm và không tôn kính Thượng Đế, và là một người dựng đứng tôn giáo trong đế quốc La Mã.  Hậu quả của việc này và phù họp theo mạng lệnh của Hoàng Đế Domitian, viên lãnh sự ở Ê phê sô bắt trói Giăng giải về La mã, nơi đó ông bị đối xử tàn nhẫn dưới gông cườm dã man của Hoàng Đế Domitian, rồi bị quăng vào lò dầu sôi.  Nhưng Đức Chúa Trời chí cao bảo toàn ông cho công việc nới rộng của vương quốc Ngài, đã dẹp tắt sức nóng của lò dầu sôi, và giải cứu ông khỏi cảnh tưởng như đã chết.  Qua phép lạ kỳ diệu cứu khỏi cái chết này của Giăng, một người bình thường nào cũng thiết nghĩ việc giảng dạy của Giăng về một Đức Chúa Trời có một và thật, và Giăng được che chở bởi một Đấng Vô hạn.  Nhưng những phép lạ này vẫn không đủ thiết phục vị Hoàng Đế hung bạo hay giảm bớt cơn thịnh nộ của bạo Chúa này.  Hoàng Đế Domitian ra lệnh đày sứ đồ Giăng ra một hoang đảo gọi là Patmos, và Giăng phải ở đó trong nhiều năm, giảng dạy cho những người dân mọc mạc trên hoang đảo biết chân lý và đức tin Cơ đốc giáo; và ở trên hoang đảo này, vào gần cuối triều đại của Hoàng Đế Domitian, Giăng viết sách Khải Huyền. Qua mặc khải và bày tỏ của Chúa, sứ đồ Giăng đã tiên tri cho chúng ta thấy về tình trạng và tương lai của hội thánh Chúa cũng như thời đại của trời mới và đất mới trong tương lai.


Sau khi Hoàng Đế Domitian qua đời và Hoàng Đế Narva lên kế vị; vị vua này ra lệnh dẹp bỏ những mạng lệnh quái gỡ của vị vua tiền nhiệm và phóng thích những người đã bị vua Domitian quản thúc hay lưu đày, nhờ đó sứ đồ Giăng được trở lại Tiểu Á và cư trú ở thành phố Ê phê sô.  Lúc này vị mục sư của hội thánh này là Ti mô thê đã bị quần chúng vùng đó giết chết.  Giờ đây khi trở lại Ê phê sô, với sự trợ giúp của bảy vị mục sư phụ tá, sứ đồ Giăng đảm trách công việc truyền bá đạo Chúa cho cả vùng Tiểu Á; ông tận dụng hết thời giờ và nỗ lực đi từ nơi này đến nơi khác trong khắp vùng Tiểu Á để giảng dạy tín đồ Cơ đốc về sự cứu rỗi của Chúa và làm sáng tỏ chân lý yêu thương và cứu chuộc của Chúa.  Sứ đồ Giăng làm việc không ngừng để truyền bá Tin Lành cho đến khi ông qua đời vào khoảng thời gian bắt đầu triều đại của Hoàng Đế Trajan.


Vì quá quyến luyến yêu thương sứ đồ Giăng nên giáo dân và các vị mục sư phụ tá đã chôn cất ông ngay trong nhà thờ Ê phê sô.  Sứ đồ Giăng là người duy nhất trong số các sứ đồ bị chết không tàn nhẫn như các sứ đồ khác.  Tuy nhiên ông cũng được liệt vào những người tuẫn đạo mặc dầu toan tính giết ông đã bị Đức Chúa Trời ngăn cãn.  Ông là người sống lâu nhất trong số các sứ đồ, hưởng thọ gần một trăm tuổi khi ông qua đời.



Sứ đồ Giăng xuất thân là một người đánh cá, không có một nền học vấn thường tình; nhưng ông đã chứng tỏ có một bản năng bén nhạy, tinh tú, thêm vào sự ban cho ân điển thuộc linh, ông đã được Chúa trang bị để làm công việc của Ngài có kết quả.  Bản tính khiêm nhường của ông còn đáng được kính phục; ông luôn luôn che dấu những điều có vẻ đề cao ông hay làm ông nỗi bật.  Những sách của ông viết trong Kinh Thánh, ông không bao giờ tự gọi mình là sứ đồ hay nhà truyền giáo; cái tên mà ông thích gọi là mục sư hay trưởng lão vì ông cho rằng ông là người cao niên lo công việc Chúa.  Trong sách Tin Lành ông viết, khi đề cập đến "người môn đồ được Chúa yêu", ông dấu tên ông đi để cho người đọc suy gẫm rồi khám phá ngưởi đó là ai.


Ông thực hành tình yêu thật và cao điểm nhất và còn muốn tất cả mọi người thực thi tình yêu chân thật đó.  Đó là tình yêu Chúa và tha nhân, tuôn trào ra từ những dòng chữ mà ông viết trong các sách do ông là tác giả trong Tân Ước.  Ông thúc đẩy mỗi Cơ Đốc Nhân phải nhận ra tình yêu thiên thượng là điều mà mỗi Cơ Đốc Nhân phải có, là điều cao thượng nhất nhưng khác biệt nhất của Cơ Đốc Nhân.  Họ phải thể hiện tình yêu đó để bầy tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời với người khác.  Nếu không có nó, những sự giả vờ tin theo Chúa trở nên trống không và bông long, vô dụng và vô nghĩa.  Khi đã về già và thân thể yếu đuối, ông không còn có thể giảng dạy được nữa, ông thường được hướng dẫn đến những buổi nhóm ở hội thánh Ê phê sô, ông luôn khuyên lớp người sau: "Các con bé mọn, hãy yêu thương lẫn nhau."  Khi người nghe cứ phải nghe ông nói lập lại câu nói đó, hỏi ông lý do cho những lời đó, ông giải thích cho họ biết yêu thương lẫn nhau là mạng lệnh của Cứu Chúa.


Công trình lớn lao nhất ông để lại cho hậu thế và cũng thể hiện tấm lòng quan tâm của ông cho nhân loại được thể hiện qua trong năm cuốn sách mà ông viết trong Kinh Thánh.  Nếu tính theo thứ tự thời gian, sách Khải Huyền mặc dầu được xếp cuối cùng trong Kinh Thánh, thật sự được Giăng viết đầu tiên khi bị đầy ra hoang đảo Patmos.  Sau đó, ông viết ba bức thư sứ đồ được gọi là Giăng I, Giăng II, Giăng III.


Sách thư tín đầu tiên của Giăng chứa đựng những nguyên tắc sống của người tín đồ Cơ Đốc, vẫn có thể áp dụng cho mọi thời đại, hay bất cứ không gian và thời gian nào, thúc đẩy người Cơ Đốc sống thánh khiết, giữ phong cách đạo đức trong sạch, không bị mê hoặc bởi sự hấp dẫn nhưng trống rổng của những tà giáo khác, hay bị quyến rũ bởi những nguyên tắc bại hoại hay những thói hư tật xấu của người vô thần.  Ở đây, một lần nữa, ông dấu đi tên của ông, theo ông điều quan trọng của một người thông thái là ý tưởng chứ không phải người nói.  Theo như Thánh Nicolas nhận xét, "thơ tín đầu tiên này của sứ đồ Giăng dường như ông muốn nói cho người Parthians bởi vì sứ đồ Giăng đã từng giảng sứ điệp Chúa ở Parthia."


Hai thư tín còn lại của sứ đồ Giăng rất ngắn, đề cập rõ ràng đến những cá nhân mà ông có liên hệ với.  Trong II Giăng, ông viết cho một người đàn bà đáng kính, một lần nữa ông tự xưng là "trưởng lão" thay vì tên Giăng của ông.  Ông khuyến khích bà này và con cái bà hãy tiếp tục yêu thương, nhẫn nại làm những công việc tốt, cùng nhất quyết không nhường bước cho các giáo sư giả hay những kẻ lừa bịp.  Trong III Giăng, ông viết cho một người có tên là Gai-Út, người mà ông yêu dấu vì có lòng bạo lượng và có lòng ân cần tiếp khách, một người bạn tốt cho tất cả những anh em trong Chúa và lịch sự nhã nhặn tiếp đón những tín đồ nghèo khỗ.


Trước khi ông viết sách Tin Lành Giăng, ông kêu gọi các tín hữu của các hội thánh ở vùng Tiểu Á kiêng ăn và cầu nguyện, vì có sự hiểu sai về mục đích đến thế gian để cứu chuộc nhân loại của Chúa Jêsus, và có sự trà trộn của tà giáo vào hội thánh.  Ông kêu gọi tín hữu cầu khẫn nài xin ơn Thiên thượng để ông có thể làm sáng tỏ chân lý và mục tiêu của Chúa Jêsus đến thế gian.



Nói về cách hành văn của sứ đồ Giăng, có thể nói rằng, "Trong số những nhà truyền giáo và những nhà văn của thời hội thánh đầu tiên, không có ai giống như sứ đồ Giăng vì những điều siêu phàm trong bài giảng của ông, cũng như mức cao siêu của nó, đi ra quá tầm hiểu biết bình thường.  Ngay như học giả Epiphanius của hội thánh đầu tiên cũng phải công nhận, "Sứ đồ Giăng qua cái cao siêu và diễn đạt độc đáo chỉ có một mình sứ đồ Giăng làm được, nỗi bật giữa đám mây dày kịch và âm u của sự suy đồi về kiến thức, đã làm cho chúng ta trở nên quen thuộc với chân lý thiên thượng về Con Trời."



Đó là mô tả sơ qua về đặc tính những sách của vị sứ đồ vĩ đại và nhà truyền giáo của tình yêu thương, người được vinh dự có biệt danh là "người môn đồ được Chúa yêu"; một nhà văn viết lên những điều sâu nhiệm, vĩnh viễn chiếm được địa vị cao trọng, xứng đáng được gọi là Giăng - sứ đồ đầy thần quyền.


Tài liệu: Bài này được viết theo cuốn sách của John Kitto's 1870 History of The Bible (TNPA)