Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Cơ Đốc Giáo Và Sự Thành Đạt Của Tây Phương

BS32004.jpg
Khi nói về nền văn minh Tây Phương chắc chắn sẽ có người tán dương, nhưng cũng có lắm người chê bai. Dầu muốn dầu không, nền văn minh này cũng đang dẫn nhân loại đến chỗ tiến triễn vượt bực về vật chất. Nhưng câu hỏi đặt ra là nền văn minh nhờ đâu mà có? Câu trả lời tùy theo người được hỏi. Nếu hỏi một người Tây Phương có học thức cao, họ sẽ phủ nhận về nền văn hóa Tây Phương, nhưng nếu hỏi một người không phải là người Tây phương, họ sẽ không ngần ngại mạnh dạn nói rằng sự thành công của Tây Phương trãi qua hơn hai mươi thế kỷ qua là do Cơ Đốc Giáo.  



Khi bạn nghe danh từ "toàn cầu hóa," bạn có lẽ cho rằng các sản phẫm đến từ Trung Quốc, hay trung tâm các dịch vụ khách hàng ở Ấn Độ. Có điều bạn không ngờ rằng hay không nghĩ đến là "toàn cầu hóa" xuất nguồn từ Cơ Đốc Giáo. Ngẫm nghĩ một lúc bạn phải gật gù đồng ý. Toàn cầu hóa và Cơ Đốc Giáo có một giềng mối gắn bó bằng nhiều cách và qua nhiều phương diện mà bạn không ngờ hay không tưởng được. Chỉ  hai lời tuyên phán của Đức Chúa Jêsus trước khi Ngài thăng thiên đã có ảnh hưởng "toàn cầu" tới một nền văn minh hiện đại, "Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người." (Mác 16:15) và "Nhưng khi Ðức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất." (Công-vụ 1:8)

BS11021.jpg
Theo suy nghĩ thường tình, ngày nay "toàn cầu hóa" có nghĩa thiên về quảng bá hàng hóa thương mại hay kỷ thuật. Nhưng nghĩ cho cùng "toàn cầu hóa" là sự bành trướng lan rộng về tư tưởng lẫn giá tri xuyên qua biên cương của mọi quốc gia - hay nói một cách rõ ràng hơn là ảnh hưởng của văn hóa. Đang khi sự lan rộng và sự hoán đỗi văn hóa tuôn chảy qua nhiều chiều hướng khác nhau, tư tưởng và giá trị có liên quan đến toàn cầu hoá là những điều đến từ phương Tây. 

Đây là điểm mà Cơ Đốc Giáo xuyên vào. Trong một cuốn sách xuất bản cách đây vài năm dưới tựa đề, "Chiến Thắng của Lý Tưởng: Làm thế nào Cơ Đốc Giáo Dẫn Đến Tự Do, Tư Bản, và Sự Thành Công của Tây Phương" (Victory of Reason: How Christianity Led to Freedom, Capitalism, and Western Success), tác giả Rodney Stark viết rằng "Cơ Đốc Giáo sáng tạo ra nền Văn Minh Tây Phương." Tư tưởng táo bạo này đặt căn bản trên tư tưởng yêu thương và nới rộng tư tưởng trên khắp cùng trái đất. Nếu không có chủ trương của Cơ Đốc Giáo về "lý trí, tiến bộ, và bình đẳng luân lý, có lẽ thế giới ngày hôm nay vẫn còn sống thời cổ thủ chuyên quyền của các xã hội ngoại Tây Phương, hãy cho vào thời kỳ 1800."

Nếu không có Cơ Đốc Giáo bành trướng ảnh hưởng, có lẽ thế giới hãy còn sống trong thời kỳ có nhiều nhà chiêm tinh và những nhà giả kim nhưng không có các khoa học gia. Thế giới hãy còn sống trong lạc hậu, không có các trường đại học, không có các ngân hàng, các hảng xưởng chế tạo hàng hóa, không có mắt kính để đeo, ống dẫn khói lên trời từ nhà cửa của dân gian hay từ các xưởng chế tạo, và chắc chắn chưa có đàn dương cầm, và các nhạc cụ tân thời. Thế giới tân thời mà sự toàn cầu hoá đưa đến, phát xuất từ những xã hội Cơ Đốc. Không phải từ Hồi Giáo hay Muslim. Không phải từ Á Châu hay từ các tôn giáo xuất phát từ đó. Không phải từ những xã hội ngoại đạo hay ngoại Cơ Đốc. Không có sự tiến bộ nào đem lại cho thế giới nếu không có tư tưởng từ Cơ Đốc Giáo. 
Những lời kết luận trên đây chắc chắn không được các nhà giáo dục hay những bậc học thức thông thái tán thành, và chắc chắn bị các phê bình gia cấp tiến chỉ trích. Những người này đã bị đóng khung trong những tư tưởng có trước mà họ thu thập được. Những người này rất sung sướng đề ra những thời kỳ đen tối do Cơ Đốc Giáo gây ra trong lịch sử của nền văn minh Tây Phương. Họ không có đủ can đảm để nhìn nhận sự thật về đức tin trong Cơ Đốc Giáo đã đem lại sự thành công của nền văn minh Tây Phương. 

AA034564.jpg
May thay, những người ngoại Tây Phương nhận thấy được mối liên hệ - trọng tâm của sự thành công của nền văn minh Tây Phương. Các nhà học giả Trung quốc khi được yêu cầu đưa ra ý-kiến về sự thành công này, hay nói rõ hơn, sự thành công vượt bực của nền văn minh Tây Phương trên toàn thế giới hiện đại. Sau khi cứu xét những giải thích về yếu tố quân sự, kinh-tế, chính-trị, và văn-hóa, các học giả Trung-quốc này đưa câu trả lời mà theo họ là "trái tim" của sự thành công vượt bực về văn hóa của Tây Phương là: Cơ-Đốc-giáo. 

Dĩ nhiên, nhiều nhà nghiên-cứu và những dân tình khác của Trung quốc cũng đồng ý với nhận định này. Khi Mao-Trạch-Đông lên làm lãnh tụ ở Trung quốc vào năm 1949, có khoảng 2 triệu người Trung quốc là tín đồ Cơ Đốc giáo, ngày nay con số đó lên tới hơn 100 triệu người. Còn hơn thế nữa, Cơ-đốc-giáo rất được tin tưởng và phổ biến trong vòng những thành phần ưu tú nhất, cấp tiến nhất và hiện đại nhất của xã hội Trung quốc. 

Tại sao có sự kiện như vậy? Bởi vì dân chúng ở khắp mọi nơi trên thế giới, ngoại trừ (một cách mĩa mai thay) những người ở Tây phương, đều nhận định rằng Cơ-đốc-giáo là gạch nối cho sự tiến bộ và thịnh vượng. Theo họ, Cơ-đốc-giáo là một lối sống khác hơn thay vì phải sống trong sự nghèo nàn, đau khổ và đầy áp bức. Họ thấu hiểu sự vai trò của Cơ-đốc-giáo trong sự phồn thịnh và trổi dậy của thế giới Tây phương hơn 20 thế kỷ qua, mặc dầu người Tây phương ưu tú cố ý từ chối thực tế đó. 

Tuy nhiên một thực tế phải nhìn nhận rằng với sự tiến bộ vượt bực về mọi mặt của thế giới ngày hôm nay, không phải vì thế mà Cơ-đốc-giáo "toàn cầu hóa" nhanh hơn sự yêu chuộng về nền dân chủ, sự ưu thích về thế giới tư bản, hay sự tranh đua theo thế giới tân thời. Đó là nỗ lực truyền bá Tin Lành ra toàn thế giới và là công việc của Đức Thánh Linh. Những nhận định này cho chúng ta ghi nhận rằng Cơ-đốc-giáo không những thay đổi đời sống cá nhân, nhưng còn thay đổi bộ mặt xã hội cho toàn thế giới. 


68777_wallpaper110.jpg
Lý luận đóng một vai trò tối quan trọng trong tiến trình phát triển của nền văn minh Tây Phương. Từ câu nói của Chúa Jêsus, "các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi - You shall know the truth. The truth shall set you free." (Giăng 8:32) có một ý nghĩa về thuộc linh lẫn triết lý. Từ câu nói đó, các tư tưởng gia và khoa học gia có niềm tin trong Đấng Christ, đi tìm chân lý của vấn đề phát sinh một sự bộc khởi từ trước thời Trung Cổ (Dark Ages - thời kỳ vào khoảng 446 - 1000 A.D.)

Có nhiều nhà khảo cứu đã vội kết luận rằng sự thành công của nền văn minh Tây Phương là do sự vượt trội của Âu Châu về địa lý, thương mại, và kỷ thuật, giúp Tây Phương qua mặt phần còn lại của thế giới về mọi mặt vào cuối thời Trung cổ. Nhưng họ quên rằng hơn 60% các khoa học gia và tư tưởng gia là những người có niềm tin kính vào Cơ Đốc giáo. Thực tế ra niềm tin tưởng vào lý luận hay lý trí, có cỗi rễ từ sự chủ trương của Cơ-đốc-giáo vào thần học dựa trên lý trí, làm cho sự tiến triển của nền văn minh Tây Phương có thể thành tựu được. Theo lẽ thường tình, quan niệm chung cho rằng sự thành công của nền văn minh Tây phương là sự vượt thắng được những cản trở tôn giáo để đi đến tiến bộ là điều hoàn toàn vô nghĩa. Trái lại Cơ-đốc-giáo là lý do trực tiếp cho sự đột phá tiến bộ quan trọng về sự hiểu biết, chính trị, khoa học, và kinh tế cho hơn hai mươi thế kỷ qua.
68863_wallpaper110.jpg
Điều thúc đẩy Tây phương không phải là sự căng thẳng giữa giới thế tục và giới không thế tục (có niềm tin), cũng không phải cách biệt cay đắng giữa khoa học lẫn nhân văn đối với niềm tin tôn giáo. Thần học của Cơ-đốc-giáo có lý do rất rõ ràng: Đang khi những hệ thống tôn giáo khác trên thế giới nhắm chủ trương vào sự huyền bí, mê tín, hay chỉ đạo mù quáng, chỉ có Cơ-đốc-giáo nắm lấy lý luận và lý do là con đường dẫn tới sự cảnh tỉnh, tự do, và tiến bộĐó là những gì tạo nên tất cả những điều khác biệt. Có người cũng tranh luận rằng chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh hàng nhiều thế kỷ ngay trước khi có Tin Lành giáo và những kỷ cương làm việc của nó đem lại.



 Nhưng cũng nên ghi nhận rằng chính những kỷ cương làm việc của nhóm Tân giáo này đã thúc đẩy chủ nghĩa tư bản đến chỗ vượt bực. Vào thế kỷ thứ năm, Thánh Augustine đã ăn mừng ca tụng sự tiến bộ về thần học, kỷ thuật vật chất, và cơ sở phát minh vượt bực. Ngược lại, một thời gian rất lâu trước khi có Augustine, triết gia Aristle của Hy-lạp đã lên án việc trao đổi thương mại cho nó là "trái với đạo đức của con người" - điều này chứng minh rằng thời đại của Augustine không phải là thời đen tối trước thời kỳ Trung Cổ, nhưng là lò ấp ủ cho sự thành công vẻ vang của Tây Phương trong tương lai. Tiến bộ khoa học trên thế giới, nguyên tắc dân chủ, tự do thương mại phần lớn là do ảnh hưởng của Cơ-Đốc-giáo đem lại. Hơn thế nữa, đức tin Cơ-đốc-giáo là động-lực thúc đẩy Tây phương theo đuổi chủ nghĩa tư bản. Từ việc theo đuổi này đem lại thành công cho Tây Phương. Những ai cố ý khước từ hay tách rời đức tin Cơ-đốc-giáo ra khỏi sự thành công của Tây phương về khoa-học và chủ nghĩa tư bản là cố viết lại lịch sử. Còn độc đáo hơn, Cơ-đốc-giáo tin tưởng rằng sự tiến bộ là sự ban cho của Chúa

Như đã nói ở trên, lý luận hay lý do là một nhận thức làm cho Cơ-đốc-giáo khác biệt hơn những tôn giáo khác. Nhờ đó, các nhà thần học dùng khả năng Chúa cho này để giải nghĩa lại Kinh Thánh khi cần thiết. Thí dụ như Kinh thánh không cho phép lấy phân lãi (tiền lời) khi vay mượn, nhưng các nhà thần học như Augustine, Aquinas dùng khả năng lý luận Chúa cho này để giải thích lại là sự ngăn cấm không cho lấy phân lãi không có nghĩa là một mệnh lệnh tuyệt đối, nhưng có nghĩa là không được lấy phân lãi quá cao hay quá đáng, như vậy phân lãi cũng được cho phép trong một xã hội Cơ-đốc. Cũng áp dụng theo khả năng Chúa cho này, thần học Cơ-đốc-giáo dẫn tới sự thăng tiến của khoa học, việc bãi bỏ chế độ nô-lệ, và sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân. Cùng theo đó, môn chiêm tinh học trở thành môn thiên văn học, môn giải kim trở thành môn hóa học. Điều này là do đức tin trong Cơ-đốc-giáo còn các tư tưởng khác và các nền văn minh khác như Hy-lạp, La-mã, Trung-quốc, Hồi-giáo...ngăn trở sự tiến bộ này. 

57716_wallpaper110.jpg
Theo quan điểm thường tình, nhiều nhà khảo cứu và các triết gia cho thời trước thời kỳ Trung Cổ là chậm tiến, không có những tiến bộ về văn hóa. Đó là quan điểm của những người có ác cảm với Cơ-đốc-giáo và không đi đôi với thực tế của những sự việc xẩy ra trong thời đại đó. Suốt trong thời đại đó là sự bắt đầu của chủ nghĩa tư bản, với những xã hội tư bản đầu tiên được tìm thấy ở Venice, Genoa, Florence và Milan ở Ý-đại-lợi. Những tư tưởng độc nhất của Cơ-đốc-giáo như sự bình đẳng về luân lý đã được thể hiện. Vua Chúa, các giới thượng lưu không hơn gì những thường dân, chính quyền và Vua Chúa hoàn toàn không có thẩm quyền tối hậu, kết quả dẫn đến chủ nghĩa tư bản. Vị trí địa lý của Âu Châu làm cho khó có sự đồng nhất; và chính quyền trung ương không hoàn toàn kiểm soát các hệ thống địa phương, việc này dẫn đến sự phát triển khác nhau của nhiều vùng khác nhau trong lãnh thổ. Viêc này đúng ở những nước như Ý, Anh, Hòa Lan, nhưng không hoàn toàn đúng ở Pháp và Tây-ban-nha vì ở những nơi đó, chính quyền trung ương vẫn còn có thể kiểm soát chặt chẽ. Yếu tố quan trọng của niềm tin Cơ đốc trong xã hội Tây Phương là con người nhận thức về Thượng Đế qua sự tự do tìm hiểu và mở mang sự hiểu biết, và điều này dẫn tới sự đa dạng về tư tưởng và vai trò trong đời sống gia đình, sinh hoạt xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế và kỷ nghệ, và cách điều hành chính quyền trên cả Âu Châu và sau này Tân thế giới. Lý luận là nền tảng trong Cơ đốc giáo. 

Lý luận không phải là điều lạ trong triết lý Hy-lạp, nhưng sự áp dụng lý luận trong Cơ đốc giáo dẫn đến những khám phá không ngờ trên thế giới. Đang khi những vùng khác trên thế giới như Trung Đông, Viễn Đông, và Á Châu có nhiều khám phá cũng như kiến thức mới, nhưng họ chỉ áp dụng được một số ít kiến thức bởi vì không áp dụng được lý luận trong đức tin của họ. Điều này ngược lại với Cơ Đốc giáo. Lịch sử đã chứng minh nền văn minh nào hay dân tộc nào nắm chắc niềm tin của mình đều tồn tại lâu dài. Thời tiền Trung Cổ nắm vững đức tin chứng minh trong việc trang bị để điều hành thế giới trội hơn cuối thời Trung Cổ và thời Phục Hưng vì giai đoạn này nắm lấy lấy lý luận nhưng không có đức tin hậu thuẩn. 

Sau chót, cũng không nên bỏ qua sự tương phản rõ rệt giữa sự thành công của Bắc Mỹ với Châu Mỹ La-tinh, hai vùng rất khác biệt về sự phồn thịnh, sự tự do của dân chúng nói chung, và sự tiến bộ kỷ thuật. Chẳng qua có sự phân chia rõ rệt giữa tôn giáo và chánh quyền ở Bắc Mỹ, nền kinh tế tư bản phồn thịnh trong một cách không thành đạt được ở Nam Mỹ và Châu Mỹ La-tinh, nơi mà nhà thờ vẫn còn nắm trọn quyền tể trị trên dân gian.  


Anh Châu_TNPA