Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

BA PHƯƠNG DIỆN SỰ HOÀ NHẬP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TỔNG KẾT VÀ CÁC TÍN ĐỒ ĐƯỢC TÁI TẠO (2)



II.Phương diện thứ hai sự hoà nhập của Đức Chúa Trời được tổng kết với các tín đồ là cây nho thật—John 15:1-8, 16:
  1. Cây nho thật như là dấu hiệu của Đấng Christ tổng bao hàm là cơ cấu của Đức Chúa Trời đã  trải qua tiến trình và được tổng kết
  2. Các nhánh của cây nho là các tín đồ của Christ, những người theo bản chất là các nhánh cây ô liu hoang dã  và đã được tháp vào cây ô liu vun trồng (Rô. 11:17, 24) qua việc họ tin vào Christ (Giăng 3:15).Cả cây ô liu vun trồng và cây nho thật ngụ ý Christ. Do đó, đuợc tháp vào cây ô liu vun trồng là được tháp vào cây nho thật.
  3. Các nhánh tháp của nó đã được tái tạo bằng sự sống thần thượng, đưa vào sự liên hiệp sự sống với Đấng Christ đóng đinh và phục sinh và hoà nhập với Đức Chúa Trời tam nhất trải qua tiến trình và tổng kết.
  4. Vì sự gia bội của Đức Chúa Trời tam nhất vô hạn như sự gia tăng của Đấng Christ vô lượng, sự hoá thân của Đức Chúa Trời tam nhất trải qua tiến trình và tổng kết (Giăng 3:29-30), vì sự lan tràn phổ thông của Ngài:
    1. Qua sự kết quả của các tín đồ Christ như các nhánh bởi việc họ ở trong Christ cách trung tín-Giăng 15:4-5, 16.
    2. Vì sự vinh hoá của Cha—Giăng 15:8.
III. Phương diện thứ ba sự hoà nhập của Đức Chúa Trời tam nhất với các tín đồ được tái tạo là con trẻ của Đức Linh—Giăng 16:13-16, 19-20.
  1. Con trẻ sơ sinh, một người mới, đuợc Đức Linh tổng kết sinh ra, c. 21, 13-15.
    1. Được Christ sáng tạo trên thập giá bằng cách thủ tiêu trong xác thịt Ngài luật của các điều răn trong các điều lệ--Eph. 2:15.
    2. Được Cha tái tạo bằng bằng Đấng Christ phục sinh trong sự phục sinh của Ngài.  Phi. 1:3; Rô. 1:4.
    3. Được Đức Linh sinh ta trong linh các tín đồ--Giăng 3:6b
    4. Nhóm tín đồ thứ nhất của Christ mà đã chịu đựng sự từ giả của Christ qua sự chết của Ngài đã là người phụ nữ sinh con-Giăng 16:20-21.
    5. Đấng Christ mà đã trở lại trong sự phục sinh của Ngài là con trẻ sơ sinh. C.22.
    6. Là người mới—Col. 3:10-11.
    7. Được các tín đồ mặc lấy qua sự đổi mới trong linh của tâm trí họ--Eph. 4:23-24.
  2. Tổng kết Thân Thể của Christ.

   Cầu nguyện: Chúa ơi, chúng con cám ơn Ngài vì chúng con trở lại cùng Ngài để chờ đợi Ngài cho đến khi Ngài bày tỏ cho chúng con thấy sự hoà nhập phổ thông của Ngài. Chúa ơi, chúng con thiếu lời để phô diễn. Xin tha thứ chúng con. Chúng con cần Ngài làm sự phát tuyên của chúng con. Chúa ơi, Ngài đã đánh bại kẻ thù của Ngài, là kẻ đã lừa đảo và lừa dối các thánh đồ Ngài trải nhiều thế kỉ. Dân tuyển của Ngài trải 20 thế kỉ qua đã bị đui mù, che mắt không thể thấy điều nầy. Cảm tạ Ngài, ngày nay vào lúc tổng kết thời đại tối tăm nầy Ngài rất thương xót chúng con. Ngài đã đến cùng sự khôi phục và mở sự việc nầy ra, bày tỏ cho chúng con đôi điều mà các thiên sứ và dân thế giới đã không bao giờ thấy. Chúng con cầu xin Ngài mở mắt chúng con, và tại đây chúng con đang tìm kiếm Ngài để thấy sự việc nầy. Amen.

   Với các sứ điệp nầy, tôi cảm thấy rằng tất cả chúng ta đều cần thấy một khải tượng, chứ không chỉ học giáo lí. Chúng ta phải thấy rằng trong toàn thể vũ trụ, chỉ có một điều mà Đức Chúa Trời mong muốn, đó là, sự hòa nhập phổ thông của chính Ngài như Đức Chúa Trời tổng kết với các tín đồ được tái tạo. Trong những ngày nầy, sự hòa nhập phổ thông vĩ đại nầy đang ở trước mặt chúng ta từng lúc một. Toàn thể thế giới sẽ đi vào hồ lửa. Điều duy nhất còn lại sẽ là sự hòa nhập phổ thông vĩ đại nầy. Dầu cho chữ “sự hòa nhập” không được dùng trong Tân ước, những điều thực sự được tiết lộ trong Tân ước trong đường lối khải tượng là sự hòa nhập phổ thông nầy. Sự hòa nhập nầy bắt đầu từ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời tam nhất có ba phần—Cha , Con và Linh. Ba trong Tam Vị Nhất Thể thần thượng đã được hòa nhập trong cõi đời đời quá khứ. Qua sự nhục hoá của Ngài, Đấng đã được hòa nhập nầy đã bước vào cõi thời gian. Bất cứ điều gì Ngài làm trong cõi thời gian là phải hòa nhập mọi người được chọn của Ngài vào sự hòa nhập của Ngài để tạo ra một sự hòa nhập phổ thông vĩ đại.

   Chúng ta đã thấy rằng đường lối để được hòa nhập vào sự hòa nhập độc nhất nầy là phải vui hưởng Christ, ăn Ngài, tham dự Ngài. Đây là tại sao Tân ước nhấn mạnh sự việc ăn. Chúa phán, “Ta là bánh của sự sống...ai ăn Ta, người cũng sẽ sống vì cớ Ta vậy” (Giăng 6: 47, 57). Khi chúng ta ăn Ngài, chúng ta sẽ sống bởi Ngài trong sự hòa nhập vĩ đại nầy, mà ngày nay là Thân thể tập thể của Christ và cuối cùng sẽ tổng kết Jerusalem mới.

   Trong Giăng 16:12-15, Chúa nói rằng Ngài có nhiều điều để nói cùng các môn đồ mà họ không thể chịu nỗi vào lúc đó. Nhưng khi Linh của thực tại đến, Ngài sẽ tiết lộ những điều nầy cho họ. Những điều nầy đã được tiết lộ trong 22 thơ tín của Tân ước, bao gồm sách Khải thị.  Khải thị là thơ tín dài hơn hết. Các thơ tín khải thị rằng mục tiêu của Đức Chúa Trời là phải có một sự hòa nhập phổ thông vĩ đại của chính Ngài với các tín đồ Ngài. Tối hậu, sự hòa nhập nầy là Jerusalem Mới, đó là mục tiêu của Đức Chúa Trời.

   Trong chức vụ của chúng tôi, chúng tôi đã dùng ba chữ để mô tả mối liên hệ của các tín đồ với Đức Chúa Trời tam nhất: Sự liên hiệp, sự hòa quyện và sự hòa nhập. Khi tôi còn ở Trung Hoa lục địa trước năm 1949, chúng tôi đã dùng chữ sự liên hiệp rất nhiều. Chúng ta có sự liên hiệp thần thượng trong sự sống với Đức Chúa Trời. Chúng ta được liên hiệp với Ngài trong sự sống. Khi tôi đã từ Trung Hoa đến Đài Loan, chúng tôi đã bắt đầu phát hành một tờ báo, nhan đề  Chức Vụ Lời. Ấn phẩm đó đã phục vụ các hội thánh ở Đông Nam Á bằng tiếng Hoa. Trong khi tôi viết cho ấn phẩm nầy, tôi đã nhận thức rằng mối liên hệ chúng ta có với Đức Chúa Trời tam nhất không chỉ là mối liên hệ của sự liên hiệp, nhưng cũng là mối liên hệ của sự hòa quyện. Rồi khi tôi đến Hoa Kỳ, tôi đã bắt đầu dùng chữ sự hòa quyện rất nhiều. Trong lịch sử hồi ban đầu của hội thánh, một số người đã dạy tà giáo khi nói rằng hai bản chất của Christ đã hòa lẫn làm một, và trở nên bản chất thứ ba. Chúng tôi đồng ý với sự định nghĩa về chữ nầy của tự điển không tóm tắt của Webster, nói rằng hòa quyện là “kết hợp hay liên kết (một điều nầy với điều khác, hay hai với nhiều điều khác), cách đặc biệt, đến nỗi các nguyên tố ban đầu còn có thể phân biệt trong sự kết hợp đó”. Theo định nghĩa nầy, khi hai hay nhiều vật được hòa quyện với nhau, các bản chất nguyên thủy của chúng  không mất nhưng cứ còn có thể phân biệt. Khi Đức Chúa Trời và con người hòa quyện với nhau, Họ trở nên một thực thể, nhưng không có bản chất thứ ba được sản sinh. Điều nầy theo tiêu biểu trong Lê. 2:4-5 nói về bột hòa quyện với dầu để làm ra của lễ bữa ăn ( của lễ chay).

   Sự liên hiệp liên quan sự hiệp một của chúng ta trong sự sống với Chúa. Sự hòa quyện liên quan đến các bản chất thần thượng và phàm nhân. Chúa đã đi xa hơn để bày tỏ cho chúng ta rằng mối liên hệ của chúng ta với Ngài không chỉ là mối liên hệ sự liên hiệp và sự hòa quyện, nhưng cũng là mối liên hệ sự hòa nhập. Giăng 14 nhấn mạnh chữ “trong” 4 lần. Câu 17 nói Linh của thực tại (lẽ thật), Đấng yên ủi khác, sẽ không chỉ ở với các môn đồ nhưng cũng ở trong họ. Linh của thực tại, thân vị, ở trong chúng ta. Nói theo cách loài người, chúng ta có sự sống và bản chất cha vật lí của chúng ta, nhưng cha chúng ta như một thân vị không thể ở trong chúng ta. Nhưng Giăng 14:17 nói rằng Linh của thực tại như một thân vị sẽ ở trong chúng ta.

   Trong câu 20 Chúa nói rằng vào ngày phục sanh các môn đồ sẽ biết rằng Ngài ở trong Cha, họ ở trong Ngài, và Ngài ở trong họ. Con, thân vị, ở trong Cha, thân vị khác. Rồi, chúng ta, hàng triệu thân vị, đều ở trong Con, thân vị. Cũng vậy, Con ở trong chúng ta. Sự liên hiệpsự hòa quyện ám chỉ mối liên hệ của chúng ta với Chúa trong sự sống và bản chất của chúng ta nhưng không trong thân vị chúng ta. Nói theo cách loài người, không thân vị nào có thể ở trong thân vị khác. Nhưng trong lãnh vực thần thượng và huyền nhiệm, Đức Chúa Trời tổng kết và các tín đồ được tái tạo, các thân vị, ở trong lẫn nhau. Đây là sự hòa nhập. Trong sự hòa nhập phổ thông, thần thượng-phàm nhân nầy, các thân vị ở trong lẫn nhau, đó là sự cư trú hỗ tương trong nhau.

   Trong toàn thể vũ trụ, có Đức Chúa Trời, con người, Satan, và các thiên sứ. Các thiên sứ , bao gồm Satan và các thiên sứ sa ngã của hắn, không phải là các thân vị đáng kể. Đức Chúa Trời và con người đều là những thân vị tập thể. Đức Chúa Trời không chỉ là một thân vị đơn độc. Ngài là ba- Cha, Con và Linh- một thân vị tập thể. Chúng ta, hàng triệu tín đồ, cũng là một thân vị tập thể. Bây giờ những thân vị nầy ở trong nhau. Đây không phải là sự hòa quyện, nhưng một sự hòa nhập.

   Chữ “sự hòa nhập” cũng chỉ tỏ rằng các thân vị nầy đang được hòa nhập với nhau để thi hành mục đích của họ, đó là, thực hiện cuộc gia tể của Đức Chúa Trời. Cuộc gia tể của Đức Chúa Trời là một sự nghiệp lớn, một nghiệp vụ lớn lao. Để thực hiện cuộc gia tể của Ngài, Đức Chúa Trời cần con người được hòa nhập vào trong Ngài. Con người và Đức Chúa Trời, nhân tính và thần tính, là các thân vị, được hòa nhập với nhau cho cùng một mục đích, cùng một mục tiêu, thực hiện cùng một sự nghiệp, đó là, cuộc gia tể của Đức Chúa Trời.

   Sự hòa nhập thần thượng-phàm nhân vô hạn nầy là điểm nổi bật của phúc âm Giăng. Chủ tâm của Đức Chúa Trời, khát vọng của Ngài, sự nghiệp của Ngài là thi hành cuộc gia tể của Ngài. Sự trung tâm và sự phổ thông của cuộc gia tể đời đời của Đức Chúa Trời là Christ. Qua sự nhục hóa, sự chết và sống lại của Ngài, Christ như một hạt lúa mì đã trở thành nhiều hạt, được xay nghiền và hòa trộn với nhau thành một ổ bánh. Ổ bánh nầy là hội thánh (1 Cor. 10:17). Cuối cùng, Thân thể của Christ,  vào phần cuối 66 sách Kinh thánh, sẽ là Jerusalem mới. Thành thánh nầy là mục tiêu của cuộc gia tể của Đức Chúa Trời –sự hòa nhập mở rộng, phổ thông của Đức Chúa Trời tam nhất tổng kết với các tín đồ tái tạo. Đức Chúa Trời tam nhất dự định và khao khát có điều nầy. Đây là mục đích của Ngài, mục tiêu của Ngài, thành toàn khát vọng Ngài là làm thỏa mãn lòng Ngài. Kết luận của toàn bộ 66 sách kinh thánh là Jerusalem mới. Kinh thánh bắt đầu với Đức Chúa Trời và chấm dứt với thành phố. Cuối cùng Đức Chúa Trời độc nhất được mở rộng thánh một thành phố cho sự mở rộng đời đời và sự biểu hiện đời đời của Ngài như là sự hòa nhập phổ thông vĩ đại.

   Để thấy sự khải thị nầy, anh em cần được giúp đỡ suy nghĩ lại thế nào Tân ước được sáng tác. Ba sách đầu tiên, Mathio. Mac. Luca, được gọi là các phúc âm đồng quan; dầu chúng có một số yếu tố của sự huyền nhiệm. Sự huyền nhiệm đời đời ở trong phúc âm cuối cùng, phúc âm Giăng. Các phúc âm đồng quan có thể được dễ hiểu hơn phúc âm Giăng. Giăng bắt đầu khi nói, Ban đầu có Lời, Lời ở với Đức Chúa Trời, và Lời là Đức Chúa Trời” (c.1). Rồi câu 14 nói, “Lời đã trở thành xác thịt”. Giăng baptist đã thấy Đấng nầy và nói, “kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời”(1:29). Người cũng thấy Đức Linh như chim bồ câu giáng xuống và ở trên Christ (c.32). Rồi vào cuối chương 1, chúng ta có thể nhái lại những lời Chúa nói cùng Nathanael theo cách nầy, “Ngươi nhìn nhận Ta như Con Đức Chúa Trời, nhưng ngươi sẽ thấy các thiên sứ lên và xuống trên Ta, Con Người” (c.51). Tất cả các câu nầy bày tỏ Giăng 1 là một huyền nhiệm. Để thấy huyền nhiệm nầy, chúng ta cần biết giải thích tất cả các hình ảnh nầy.

   Trong chương 12 của Giăng  Đấng diệu kì nầy đã được các môn đồ tôn cao, nhưng Ngài đã không chấp nhận loại tôn cao nầy. Điều đó không có ý nghĩa gì với Ngài. Thay vào đó, Ngài nói, “giờ cho Con Người được vinh hóa đã đến rồi”( c.23). Sự vinh hóa là một huyền nhiệm biết dường nào! Sau đó Ngài giải thích rằng một hạt lúa mì, nếu không chết đi, thì ở một mình.Nhưng nếu nó chết, nó sẽ được vinh hóa (c.24). Christ như hạt lúa mì, qua sự chết và phục sinh của Ngài, trở nên nhiều hạt, và các hạt nầy là kết quả việc Ngài được vinh hóa.

   Phúc âm Giăng giải nghĩa kết quả của sự vinh hóa của Ngài trong chương 14. Kết quả nầy là sự hòa nhập phổ thông. Thứ nhất, Ba của Đức Chúa Trời tam nhất đã được hòa nhập từ cõi đời đời. Trong Giăng 14:10, Chúa nói cùng Philip,“Ta ở trong Cha và Cha ở trong ta”. Điều nầy khải thị rằng Ba của Tam Vị nhất thể thần thượng đã được hòa nhập thành một sự hòa nhập bởi sự ở trong nhau hỗ tương của Họ. Câu 10 của Giăng 14 tiết lộ cho chúng ta khởi đầu của sự hòa nhập phổ thông nầy có từ cõi đời đời. Câu 11 bày tỏ rằng Ba cũng là một sự hòa nhập bởi công tác hỗ tương của họ. Họ làm việc chung với nhau như Một.

   Ngày kia, Thứ Hai của Tam Vị nhất thể thần thượng đã được sự hòa nhập nầy sai đi. Sứ 2:23 chỉ tỏ rằng ba phần của sự hòa nhập phổ thông nầy đã có một cuộc hội nghị (1 Phiero 1:20). Trong hội nghị nầy có  sự đồng ý sai thứ hai vào cõi thời gian để trở nên một con người (Mi. 5:2). Trước sự nhục hóa, sự hòa nhập phổ thông nầy bao gồm ba phần. Sau đó Thứ Hai của Tam Vị nhất thể thần thượng đã đưa sự hòa nhập thần thượng nầy và nhân tính. Các môn đồ Ngài luôn luôn ngạc nhiên, “người nầy là Ai?” Họ nói cách kín đáo giữa vòng họ về Ngài, nhưng họ không biết Ngài là Ai trong nội tại. Trong Giăng 14:20, Chúa bảo họ rằng vào ngày phục sanh họ sẽ biết rằng Ngài ở trong Cha, và họ ở trong Ngài và Ngài ở trong họ. Ba chữ “ở trong” nầy khải thị rằng Đức Chúa Trời tam nhất được tổng kết và các tín đồ đã được tái tạo trở nên một sự hòa nhập trong sự phục sinh của Christ.

   Trong Giăng 14 Chúa khải thị rằng Ngài đã đến như Đấng An ủi thứ nhất và Đấng khác sẽ đến như Đấng an ủi thứ hai. Đấng An ủi thứ hai là thực tại Đấng An ủi thứ nhất. Ngài là Linh của thực tại, và câu 17 nói rằng Linh của thực tại nầy sẽ ở trong các môn đồ. Chữ “ở trong” trong câu 17 như là lời tuyên bố tổng quát là tổng thể của ba chữ :ở trong” trong câu 20 như là lời tuyên bố chi tiết. Khi Linh của thực tại ở trong chúng ta, tổng thể Đức Chúa Trời tam nhất ở trong chúng ta để hòa nhập chúng ta vào sự hoà nhập phổ thông. Trong cõi đời đời, đó là sự hòa nhập thần thượng. Nhờ được mở rộng, sự hòa nhập nầy trở nên sự hoà nhập phàm nhân thần thượng. Sự hòa nhập nầy là nhà của Cha, cây nho hoàn vũ của Con, và Người Mới của Linh.

   Trong Giăng 16:12-15 Chúa bảo các môn đệ , “Ta còn có nhiều điều nói với các ngươi nữa, nhưng bây giờ các ngươi không thể đương nổi. 13 Song khi Linh của lẽ thật đến, thì Ngài sẽ dẫn dắt các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài không tự mình mà nói, nhưng hễ Ngài nghe điều nào, thì nói lại điều ấy, và báo cáo cho các ngươi những điều tương lai. 14 Ngài sẽ tôn vinh ta, vì Ngài sẽ nhận của ta mà báo cáo cho các ngươi. 15 Hễ điều gì Cha có là của ta, nên ta nói rằng Ngài sẽ nhận của ta mà báo cáo cho các ngươi vậy.” Linh của thực tại tuyên bố mọi điều về Christ trong 22 sách cuối cùng của Tân ước, là các thư tín.

   Tôi dã bắt đầu yêu Kinh thánh từ ngày tôi được cứu vào năm 1925. Tôi đã dành 71 năm qua nghiên cứu Kinh thánh, nhưng mãi gần đây tôi đã thấy cách thật rõ ràng rằng mục tiêu của cuộc gia tể của Đức Chúa Trời là sự hòa nhập phàm nhân thần thượng, mở rộng và phổ thông của Đức Chúa Trời được tổng kết với các tín đồ được tái tạo. Những người vô tín sẽ bước vào hồ lửa. Họ không có gì liên hệ với sự hòa nhập phổ thông nầy. Nhưng cuối cùng mọi tín đồ sẽ được hòa nhập vào sự hòa nhập vĩ đại nầy. Sự tổng kết cuối cùng của sự hòa nhập phổ thông nầy là Jerusalem mới. Ba sứ đồ chủ yếu—Paul, Peter, John—đều trình bày sự khải thị nầy cho chúng ta trong các thư tín của họ, từng chút một, từng phần một. Bởi sự thương xót của Chúa, chúng ta đạt các mảnh vụn nầy lại với nhau để nhìn thấy một khải tượng đầy đủ và hoàn toàn về sự hòa nhập phổ thông nầy.

   Ba phương diện của sự hòa nhập phổ thông nầy của Đức Chúa Trời được tổng kết với các tín đồ được tái tạo được khải thị trong Giăng 14 đến 16: một ngôi nhà, một cây cối, và một con trẻ. Giăng 16 bày tỏ rằng con trẻ được Đức Linh sanh ra (c. 21). Con trẻ nầy là Christ. Cuối cùng, con trẻ nầy trở nên Người Mới. Trong Colose 3, chúng ta được bảo rằng Christ là Người Mới. Ngài là mọi chi thể và ở trong mọi chi thể của Người Mới ( c. 10-11). Trong con mắt của Đức Chúa Trời, ngôi nhà, cây cối, và con người trong Giăng 14 đến 16 đều là Christ. Christ là ngôi nhà, đền thờ, chỗ cư trú của Đức Chúa Trời; Christ là cây nho; và Christ là Người Mới. Trong sứ điệp trước, chúng ta đã thấy nhà của Cha. Trong sứ điệp nầy, chúng ta muốn thấy cây nho thật và con trẻ sơ sinh, Người Mới.

   II.Phương diện thứ hai sự hoà nhập của Đức Chúa Trời tổng kết với các tín đồ là cây nho thật:
   Chúa không phải là cây thông cao vút, nhưng là cây nho là xà (Giăng 15:1-8, 16). Trái cây nho dễ rờ đụng và ăn. Đây là bức tranh Christ ngày nay. Christ ngày nay đang  vươn chính mình ra mọi nơi trên khắp địa cầu. Vào năm 1958 khi tôi thăm viếng và nói chuyện tại London cho một nhóm người, được coi là dân thuộc linh nhất trên trái đất.Tôi  coi họ là nhóm thánh đồ cuối cùng trong hàng ngũ của dân sự sống bề trong. Tôi ở với họ 4 tuần lễ. Ngày kia họ đưa tôi đi xem cây nho vĩ đại, gọi là cây nho của nữ hoàng. Dân Anh quốc tự hào về cây nho nầy. Khi họ hỏi tôi là tôi nghĩ gì về cây nho đó, tôi nói rằng tôi đã thấy một cây nho còn lớn hơn nhiều. Cây nho mà tôi thấy là Christ như cây nho thật. Cây nho cần cả địa cầu để lan tràn. Trong Giăng 15:1, Chúa nói “Ta là cây nho thật”. Điều nầy thực sự có nghĩa mọi cây nho khác đều là giả mạo, bao gồm cây nho của nữ hoàng. Chỉ cây nho thật là chân thật cách độc nhất. Đây là Christ đang lan tràn khắp địa cầu. Christ như cây nho thật đang làm lan tràn chính Ngài từ Hoa kì đến nhiều chỗ như Nga, Ba lan, Romaria, Nam Phi, Nam Mỹ, Tân Tây Lan, và Úc.

A.     Dấu hiệu của Đấng Christ tổng bao hàm:
Cây nho thật là dấu hiệu của Đấng Christ tổng bao hàm như cơ cấu của Đức Chúa Trời tam nhất trải qua tiến trình và tổng kết.

B.     Các nhánh của cây nho là các tín đồ của Christ
Các nhánh của nó là các tín đồ của Christ, mà  theo bản chất là các nhánh của cây ô liu hoang dã và đã được tháp vào cây ô-liu do vun trồng (Rô. 11:17, 24) qua việc họ tin vào Christ (Giăng 3:15). Cả cây ô liu vun trồng và cây nho thật đều ngụ ý Christ. Do đó, được tháp vào cây ô-liu vun trồng là được tháp vào cây nho thật.

C.     Được tái tạo bằng sự sống thần thượng:
Các nhánh tháp của nó đã được tái tạo bằng sự sống thần thượng, được đưa vào sự liên hiệp sự sống với Đấng Christ được đóng đinh và sống lại, và được hòa nhập với Đức Chúa Trời tam nhất đã trải qua tiến trình và được tổng kết.

D.     Vì sự lan tràn phổ thông của Ngài:
Đây là sự nhân bội của Đức Chúa Trời tam nhất vô hạn như sự gia tăng của Đấng Christ vô lượng, sự hóa thân của Đức Chúa Trời tam nhất đã trải qua tiến trình và được tổng kết (Giăng 3:29-30), vì sự lan tràn phổ thông của Ngài qua việcc kết quả của các tín đồ của Christ như các nhánh vởi việc họ cư trú trung tín trong Christ (Giăng 15:4-5, 16) cho sự vinh hoá của Cha (c. 8).

    III. . Phương diện thứ ba sự hoà nhập của  Đức Chúa Trời tam nhất với các tín đồ được tái tạo là con trẻ của Đức Linh

A.     Con trẻ sơ sinh, một Người Mới
Một trẻ sơ sinh, một Người Mới, đã được Linh tổng kết sinh ra (Giăng 16:21, 13-15). Người Mới nầy đã được Christ sáng tạo trên thập giá bằng cách thủ tiêu trong xác thịt Ngài luật pháp của các điều răn trong các điều lệ ( Eph. 2:15) Trong khi Christ đang chết trên thập giá, Ngài sáng tạo Người Mới nầy. Người Mới nầy cũng đã được Cha tái tạo bằng Christ phục sinh trong sự phục sinh của Ngài (1 Phiero 1:3, Rô 1:4)  và được Đức Linh sinh ra trong linh các tín đồ (Giăng 3:6b). Nhóm tín đồ đầu tiên của Christ, mà đã chịu dựng sự ra đi của Christ qua sự chết của Ngài là người phụ nữ sanh con (Giăng 16:20-21). Đấng Christ mà đã trở lại trong sự phục sinh của Ngài là con trẻ sơ sinh (c. 22) để làm Người Mới (Col. 3;10-11). Bây giờ chúng ta, các tín đồ, phải khoác lấy Người Mới qua việc làm đổi mới trong tâm trí mình (Eph. 4:23-24).

B.     Tổng kết Thân Thể của Christ.
Việc chúng ta khoác lấy Người Mới bằng cách được đổi mới trong linh của tâm trí mình cuối cùng sẽ tổng kết Thân thể của Christ, và Thân thể nầy của Christ mà là hội thánh sẽ tổng kết Jerusalem mới.
W.L.