Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

BÁP TÊM TRONG THÁNH LINH



HAI PHƯƠNG DIỆN CÔNG TÁC CỦA THÁNH LINH

Thánh kinh khải thị cách minh bạch cho chúng ta rằng có hai phương diện công tác của Thánh Linh: phương diện bề trong cho sự sống và phương diện bề ngoài cho quyền năng. Cái bên ngoài không phải là chuẩn đích; cái bề ngoài là cho cái bề trong. Phương diện bên ngoài được tìm thấy trong Cựu ước, nhưng phải cho đến thời Tân ước, sau sự phục sinh của Christ, chuẩn đích của mục đích trường cửu của Đức Chúa Trời mới được thành tựu qua phương diện bề trong.

Phương diện bề trong của công tác Thánh Linh được thấy cách rất minh bạch trong phúc âm Giăng chương 7 và 20. Trong hai chương này, Đức Thánh Linh được so sánh như nước uống (7:37-39) và hơi thở (20:22), tức những điều thiết yếu cho sự sống. Chúng ta phải uống để sống, và hơn thế nữa, chúng ta phải hô hấp để sống! Chúng ta có thể sống 3 ngày mà không uống, nhưng chúng ta không thể sống trong 15 phút nếu không có hô hấp! Tại sao Thánh Linh được so sánh như nước uống và hơi thở cho sự sống trong phúc âm của Giăng. Vì cớ phúc âm Giăng là phúc âm của sự sống. Nó bày tỏ thế nào Christ đã đến để làm sự sống của chúng ta (10:10) và sự cung cấp sự sống của chúng ta: Ngài đã đến để làm Bánh của sự sống (6:35, 37) và Nước sự sống (4:14).
Chỉ có một đường lối duy nhất để cho Chúa làm sự sống chúng ta: đó là trong Linh. Nếu Ngài đã không là Linh và ở trong Linh, Ngài đã không bao giờ có thể ngự vào chúng ta để làm sự sống và sự cung cấp sự sống được. Đây là điều Chúa dạy chúng ta trong Giăng, các chương 14 đến 17. Trong 4 chương này, sự nhấn mạnh chính yếu là sự chuyển dịch của Chúa từ xác thịt đến Linh qua sự chết và sự phục sinh. Ngài phải biến đổi trong hình thể từ xác thịt qua Linh bởi được đưa vào sự chết và phục sinh. Trong Giăng 6:63, Ngài phán: “ấy là linh ban cho sự sống, xác thịt chẳng ích chi” (Bản A.S.V). Đang khi Ngài còn ở trong xác thịt và không ở trong Linh, Ngài đã không bao giờ ngự vào chúng ta và ban sự sống cho chúng ta được. Qua sự chết và phục sinh Ngài đã được biến đổi hình dạng từ xác thịt qua Linh. Nên, sau sự phục sinh của Ngài, Ngài đã đến cùng các môn đồ và hà hơi trên họ, phán: “hãy nhận lãnh Thánh Linh” (Giăng 20:22). Điều này ngụ ý rằng, Ngài đã được các môn đồ tiếp nhận như Thánh Linh – hơi thở thần thượng. Tỏ rõ rằng điều này dành cho sự sống. Phương diện bên ngoài của công tác Thánh Linh được thấy trong các văn phẩm của Luca. Trong Luca 24:49, các môn đồ được bảo chờ đợi tại Giêrusalem cho đến khi họ được “mặc” quyền năng từ trên cao. Theo bản văn Hi Lạp câu này dùng từ liệu “mặc”. Ở đây Thánh Linh được ví sánh như y phục, một điều hoàn toàn khác biệt với nước uống. Nước uống là cho sự sống, nhưng y phục là cho quyền bính. Rồi trong Sứ 2:2 Đức Thánh Linh được ví sánh như “một cơn gió mạnh”. Gió mạnh là cho quyền năng. Nó có vài liên hệ với hơi thở, vì ấy là gió đưa không khí tươi mát đến để hô hấp. Nhưng ý nghĩa chính yếu của gió là quyền năng. Hơi thở là cho sự sống, và gió là cho quyền năng.
Trong phúc âm Giăng đã dùng nước uống và hơi thở như hai biểu hiệu của Thánh Linh. Đó là phương diện bề trong cho sự sống, vì phúc âm của Giăng liên quan chính yếu với sự sống. Tuy nhiên Luca đã dùng hai biểu hiệu khác: y phục và gió mạnh. Các văn phẩm của Luca (phúc âm của ông và Sứ đồ) không nhấn mạnh sự việc của sự sống, nhưng sự rao giảng phúc âm (24: 47; Sứ 1:8). Khi rao giảng phúc âm, quyền bính và quyền năng là cần đến. Vây nên y phục tượng trưng quyền bính và gió mạnh tượng trưng quyền năng. Nếu một viên cảnh sát toan thi hành quyền bính mà không mặc đồng phục đúng đắn, không ai sẽ kính trọng quyền bính ông, nhưng khi mang y phục đúng đắn, mọi người sẽ tôn trọng bính quyền ông tác động trong khả năng của một người duy trì luật pháp. Ngay cả như vậy chúng ta phải được mặc bằng Thánh Linh để có bính quyền thần thượng và quyền năng cho công tác của Đức Chúa Trời.
Cả hai phương diện của công tác Thánh Linh là cần thiết cho chúng ta. Bên trong chúng ta cần uống Thánh Linh cho sự sống, và bên ngoài chúng ta cần được mặc bằng Thánh Linh cho quyền bính. Bên trong chúng ta cần hơi thở của Thánh Linh hà hơi vào chúng ta cho sự sống, và bên ngoài chúng ta cần gió Thánh Linh thổi trên chúng ta cho quyền năng. Phương diện bề trong là Thánh Linh như sự sống bên trong chúng ta. Phương diện bên ngoài là Thánh Linh như quyền năng trên chúng ta. Phương diện bên trong của sự sống là cho kinh nghiệm bề trong của chúng ta, và phương diện bên ngoài của quyền năng là cho kinh nghiệm bên ngoài. Phương diện bên trong là “ở trong” chúng ta (Giăng 4:17; 4:14; 7:38) còn phương diện bên ngoài là “ở trên” hay “trên” chúng ta Luca 24:49; Sứ 1:8; 2:3; 8:16; 10:44; 19:6).
Phương diện bên ngoài của quyền năng là luôn luôn vì cớ phương diện bên trong của sự sống. Ấy là bởi sự việc bề trong mà khát vọng của Đức Chúa Trời, mục tiêu chủ yếu của Đức Chúa Trời được thành toàn. Phương diện bên ngoài là phương diện hoàn thành phương diện bề trong. Trong I Cô 12:13, chúng ta có hai phương diện được đề cập trong trật tự đúng đắn. Thứ nhất chúng ta đã được “báp têm”, và thứ hai chúng ta đã được khiến cho “uống”. Sau khi chúng ta đã được báp têm trong Đức Linh vào trong một Thân Thể, chúng ta phải uống Đức Linh, để chúng ta có thể tăng trưởng trong sự sống và được kiến tạo thành Thân Thể Ngài. Được báp têm trong Thánh Linh, là được đặt vào trong Ngài, thật y như được báp têm trong nước là được dìm vào trong nước. Nhưng uống Thánh Linh là nhận lấy Ngài vào trong chúng ta, như uống nước là tiếp lấy nó vào trong chúng ta. Báp têm là ở bên ngoài và uống là ở bên trong. Báp têm bên ngoài là cho sự sống bên trong.

BÁP TÊM TRONG THÁNH LINH
Phương diện bên ngoài của công tác Thánh Linh là bao gồm hầu hết trong báp têm của Thánh Linh. Có năm trường hợp lịch sử về sự đổ ra của Linh đã được ghi chép trong sách Sứ đồ. Chỉ hai trường hợp được gọi là báp têm trong Thánh Linh: sự đổ ra ở ngày ngũ tuần trong Sứ đồ 2: cho các tín hữu Do Thái và sự đổ ra cho các tín đồ ngoại bang trong nhà của Cọt nây trong Sứ đồ 10. Sứ đồ 1:5 và 11:15-17 kiểm chứng cho sự kiện này. Trong hai tỉ dụ này, Christ như là Đầu đã làm báp têm cho các phần người Do Thái và người ngoại bang của Thân Thể Ngài trong Thánh Linh một lần đủ cả. Bởi làm vậy, Ngài đã hoàn thành đầy đủ báp têm trong Thánh Linh trên toàn thể Thân Thể Ngài. Với ba trường hợp này – (1) các tín đồ Samari trong Sứ đồ 8:17, (2) Sau lơ trong Sứ đồ 9:17 và (3) các tín đồ Êphêsô trong Sứ đồ 19: 6 - Thánh Linh ghi chép tác động đặt tay qua các chi thể đại biểu của Thân Thể. Ý nghĩa của tác động này là báp têm trong Thánh Linh đã hoàn thành trên Thân Thể rồi bởi  Đầu, được truyền đạt cho các chi thể mới mẻ của Thân Thể qua sự việc đồng nhất hóa với Thân Thể, Sự đặt tay chỉ là một hình thức, ý nghĩa thực hay thực tế của điều đó là chúng ta phải được liên kết cách hợp lý với Thân Thể hầu chúng ta có thể được ở trong địa vị đúng để dự phần báp têm trong Thánh Linh mà đã được hoàn thành rồi trên Thân Thể. Vì vậy ba trường hợp này không phải là ba sự báp têm riêng rẽ trong Thánh Linh nhưng ba kinh nghiệm của một báp têm trong Thánh Linh mà Thân Thể của Christ đã nhận lãnh rồi.
Báp têm trong Thánh Linh là một việc duy nhất mà đã hoàn thành rồi trên Thân Thể của Christ hơn 1900 năm trước. Nhưng các kinh nghiệm của báp têm trong Thánh Linh thì rất nhiều và được tiếp tục chia xẻ bởi tất cả các chi thể của Thân Thể Christ, tức các người nhận thức nó theo đường lối này. Vì vậy chúng ta phải nhìn nhận một báp têm và tìm kiếm nhiều kinh nghiệm của báp têm ấy. Trước hết Phierơ đã nhận lãnh báp têm (Sứ 1:5, 8; 2:4) và về sau ông lại cứ luôn kinh nghiệm nó (Sứ 4:3, 34).
Chúng ta cũng phải nhớ rằng báp têm trong Thánh Linh không phải là vì sự sống, nhưng cho quyền năng. Đó không phải là sự sống đầy dẫy bên trong của Thánh Linh, nhưng phương diện bên ngoài của công tác Đức Thánh Linh. Nhiều cơ đốc nhân và thậm chí nhiều giáo sư cơ đốc làm lộn xộn sự báp têm bên ngoài trong Thánh Linh với sự đầy dẫy bên trong của Thánh Linh. Điều này sai trật. Hai chữ Hi Lạp khác nhau đã được dùng trong Tân ước cho 2 phương diện này. Một là “Pleroo” cho sự đầy dẫy bên trong, chữ kia là “pletho” cho sự đầy dẫy bên ngoài. “Pleroo” được dùng trong Sứ 13:52 và Êphêsô 5:18. Còn chữ “Pleres”, hình thức tĩnh từ của “Pleroo”, được tìm thấy trong Luca 4:1; Sứ 6:3, 5; 7:55 và 11:24. Đây là các tỉ dụ của sự đầy dẫy bên trong của Thánh Linh. “Pletho” được dùng trong Luca 1:15, 41, 67; Sứ 2:4; 4:8, 31; 9:17 và 13:9. Tất cả các tỉ dụ này đều liên hệ đến sự đầy dẫy bên ngoài, tức sự đổ ra của Thánh Linh. Cả hai chữ này đều được dùng trong Sứ 2:2-4. Gió mạnh đã đầy dẫy (Pleroo) nhà, nhưng các môn đồ đã được đầy dẫy (Pletho) với Thánh Linh. Các nhà được đầy dẫy bên trong nhưng các môn đồ được đầy dẫy hay mặc bên ngoài. Chúng ta đừng bao giờ lẫn lộn các phương diện bên trong và bên ngoài của công tác Thánh Linh. Bên trong cho sự sống, bên ngoài cho quyền năng.

MỘT SỰ KIỆN ĐÃ HOÀN THÀNH
Báp têm trong Thánh Linh đã được hoàn thành rồi, như được thấy trong I Côr. 12:13, “Vì chưng chúng ta hoặc người Do Thái, hoặc người Hi Lạp, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ, thảy đều đã chịu báp têm trong Thánh Linh vào trong một Thân Thể”. Hãy ghi nhận động từ ở đây thuộc thì quá khứ. Báp têm của toàn Thân Thể Christ là một việc đã được hoàn thành rồi và vẫn còn tồn tại. Nó không được hoàn thành trong tương lai hay ngay cả trong hiện tại, nhưng nó đã được hoàn thành rồi và vẫn còn tồn tại. Điều này cùng nguyên tắc như điều đã áp dụng cho sự đóng đinh của Chúa Jésus. Nếu chúng ta muốn tin nơi Ngài, chúng ta không cần yêu cầu Ngài chết lần nữa cho chúng ta, vì cớ sự chết cứu chuộc của Ngài đã được hoàn thành rồi. Điều này giống như báp têm trong Thánh Linh. Báp têm này đã được hoàn tất cách trọn vẹn trên Thân Thể và bây giờ tồn tại trên Thân Thể, sẵn sàng cho chúng ta nhận lấy. Chúng ta không cần yêu cầu Chúa làm một cái gì lần nữa để báp têm chúng ta trong Thánh Linh. Chúng ta đã được Chúa làm báp têm chung với Thân Thể rồi. Điều chúng ta cần làm bây giờ là đơn sơ tiếp nhận điều đã được hoàn thành rồi!
Sự nhục hóa, sự đóng đinh, sự phục sinh và sự thăng thiên của Christ đều là các thực sự hoàn tất, thật y như sự hiện xuống của Ngài trong Đức Linh.
Chúa đã không chỉ ngự lên trên các từng trời, nhưng Ngài cũng đã ngự xuống trên hội thánh Ngài trong Đức Linh. Ý nghĩa xác thực của việc Ngài ngự xuống là sự báp têm trong Thánh Linh. Mười ngày sau sự ngự lên của Ngài, Ngài đã ngự xuống trong Linh để mặc lấy Thân Thể Ngài. Trước thì giờ này hội thánh vốn không có quyền bính và quyền năng. Nhưng bây giờ Christ diệu kỳ này – tức Đấng đã nhục hóa, chịu đóng đinh và phục hoạt – ngự lên trên các từng trời và ngụ ngôi ở đó. Mọi sự đã hoàn tất và hoàn thành; nên Ngài đã ngự xuống trong Linh để mặc bao Thân Thể Ngài như quyền bính và quyền năng. Hội thánh đã được báp têm trong Thánh Linh bởi Christ đã thăng thiên và ngự xuống này. Đây là báp têm trong Thánh Linh mà đã được hoàn thành tại ngày ngũ tuần và trong nhà của Cọt nây trên Thân Thể của Christ chúng ta phải nhận thức rằng tất cả chúng ta đã có ở đỏ! Báp têm này trong Thánh Linh là thuộc về chúng ta, vì cớ chúng ta là các chi thể của Thân Thể đã chịu báp têm này. Chúng ta cần đọc lại I Cô 12:13: “Thảy đều đã chịu báp têm trong Thánh Linh”. Tất cả chúng ta đều đã được báp têm rồi!
Thánh Kinh bày tỏ minh bạch cho chúng ta rằng Christ đã chết vì các tội lỗi của chúng ta. Và chúng ta được bảo rằng chúng ta đã được báp têm trong Linh rồi. Chúng ta biết rằng Thánh Kinh, lời Đức Chúa Trời được gọi là Cựu và Tân ước. Thánh Kinh là các giao ước của Đức Chúa Trời. Chữ “giao ước” (testament) có nghĩa xác thực là “di chúc”,  hay một  chúc thư (testament) là nhiều hơn một giao ước. Một giao ước tương tự một sự thỏa thuận hay một khế ước. Trong một khế ước, một vài điều nào đó được hứa hẹn hoàn thành nếu một vài điều kiện được thỏa mãn. Tuy nhiên trong một di chúc mọi sự đểu đã hoàn thành rồi. Thánh Kinh không chỉ là một giao ước tỏ cho chúng ta rằng Đức Chúa Trời sẽ làm nhiều điều cho chúng ta, nhưng nó cũng là một di chúc bảo cho chúng ta rằng Ngài đã làm mọi sự rồi. Tất cả mọi sự đã được hoàn tất và hoàn thành rồi, và Ngài đã đặt tất cả trong một chúc ngôn và bây giờ để lại cho chúng ta. Một di chúc chỉ có hiệu lực khi người ban cho đã chết. Christ, Đấng ban chúc ngôn, không chỉ đã chết để khiến chúc ngôn có hiệu lực, nhưng là Christ phục sinh, Ngài cũng là Đấng thi hành chúc ngôn. Ngài đã là Đấng ban cho, bây giờ Ngài là Đấng thi hành. Mọi sự trong Kinh Thánh đã hoàn thành rồi đó là một chúc ngôn.
Làm thế nào chúng ta biết rằng Christ đã chết vì các tội lỗi của chúng ta? Vì cớ trong di chúc này chúng ta được bảo rằng, như một của nhiều chi tiết, Ngài đã chết rồi và tất cả các tội lỗi của chúng ta đã đặt trên Ngài. Chúng ta không cần cầu nguyện nhiều ngày hay đêm để được cứu. Không, chúng ta có thể được cứu tức thì bởi đơn sơ tiếp nhận điều Chúa đã hoàn thành rồi và đã chi tiết hóa trong di chúc của Đức Chúa Trời. Làm sao chúng ta có thể biết rằng chúng ta đã được báp têm trong Thánh Linh? Bởi cùng nguyên tắc đó, có một chi tiết khác trong di chúc bảo chúng ta rằng: “vì chúng ta đều đã chịu báp têm trong một Linh”. Không chỉ báp têm trong Thánh Linh đã được hoàn thành, nhưng nó cũng đã được truyền đến chúng ta qua di chúc. Đó là một chi tiết của di chúc đã được ban cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần nhận lấy nó.

SỰ BIỂU LỘ
Một số cơ đốc nhân luôn luôn cố tin rằng nói các tiếng lạ là một sự biểu lộ cần thiết của báp têm trong Thánh Linh. Nhưng chỉ có hai trong năm trường hợp của sách Sứ đồ - Người Samari và Saulơ của Tạtsơ – kỳ dư không có chỗ nào đề cập về nói tiếng lạ cả. Các học giả Kinh Thánh nhìn nhận rằng nhiều lúc Đức Chúa Trời không đề cập điều gì thì có ý nghĩa hơn điều Ngài đề cập. Với hai trong năm trường hợp, không có sự biểu lộ đặc biệt nào được đề cập đến. Đây là lời chỉ dẫn rằng nói tiếng lạ không phải là sự biểu lộ duy nhất và cần thiết của báp têm trong Thánh Linh. Thậm chí với các trường hợp khác, không có lời minh chứng nào tỏ rằng tất cả các tín đồ đều nói tiếng lạ. Sứ 19:6 tuyên bố: “Phao lô đặt tay trên họ, ai nấy đều nói tiếng lạ và nói tiên tri”, mỗi một của 12 sứ đồ đều có nói tiếng lạ và tiên tri không? Có thể và không có thể có. Có thể một số sứ đồ có nói tiếng lạ và một số không. Nên, tiếng lạ không phải là sự biểu lộ duy nhất. Rồi Sứ 2:4 chép: “hết thảy đều được đầy dẫy Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác,...”. Thậm chí cả câu này không minh chứng rằng tất cả họ đều nói tiếng lạ. Thí dụ, khi chúng ta nói: “tất cả chúng ta đều đến buổi nhóm và bắt đầu cầu nguyện”. Chúng ta có ý rằng tất cả đều cầu nguyện chăng? Không! Đây là một loại trước tác. Tất cả họ đều đầy dẫy Thánh Linh, nhưng hoặc tất cả họ đều nói tiếng lạ chăng thì là còn nghi ngờ. I Cô 12:29-30 hỏi, “Há cả thảy đều là sứ đồ sao? Cả thảy đều là tiên tri không?... Cả thảy đều nói tiếng lạ sao? Câu trả lời tự động cho vấn nạn nầy là một số không và một số có. Không phải mọi người đều là sứ đồ, không phải mọi người đều nói tiếng lạ. Các cơ đốc nhân cố tin sự việc nầy giải thích rằng câu nầy chỉ ngụ ý sự vận dụng các ân tứ. Họ bảo trong sự biểu lộ sơ bộ, mọi người phải nói tiếng lạ. Nhưng điều nầy không có tính cách luận lý (logic)! Làm thế nào một người nói tiếng lạ như là sự biểu lộ sơ bộ, nhưng lại không vận dụng các ân tứ chứ?
Các thực sự của lịch sử cũng có nhiều điều nói lên về sự việc nầy. Đã có nhiều nhân vật rất có quyền năng và thuộc linh sâu nhiệm trải các thế kỷ đã không bao giờ nói tiếng lạ. Anh Nghê Thác Thanh không bao giờ nói tiếng lạ. Một lần kia anh đã gởi cho tôi một điện tín ghi câu, “không phải mọi người nói tiếng lạ đâu”. Anh Nghê đã nghiên cứu Lời rất thông suốt. Tôi chưa bao giờ gặp một người nào quen thuộc kinh Thánh như anh. Anh đã tìm thấy kinh Thánh cách sáng tỏ rằng, “không phải mọi người đều nói tiếng lạ”. Cố tin rằng mọi người phải nói tiếng lạ là không đúng kinh Thánh, nhưng nói rằng nói tiếng lạ thuộc thời kỳ đã qua thì cũng sai lầm.
Toàn bộ tân ước chỉ có một tỉ lệ nhỏ chép về nói tiếng lạ. Điều đó không được đề cập gì cả trong Lamã, một của các sách căn bản của sinh hoạt cơ đốc nhân, nó cũng không được đề cập trong II Côrinhtô, Galati, Êphêsô, Philíp hay Côlôse. Nó không có ở trong I và II Têsalônica, I và II Timôthê, Tít, Philêmôn, Hêbơrơ, Giacơ, I và II Phierơ, I, II và III Giăng, Giuđe hay Khải thị. Trong tất cả các thơ tín Tân ước, điều đó chỉ có đề cập trong I Côrinhtô. Nếu thái độ của chúng ta công bằng, chúng ta sẽ nhìn nhận rằng thậm chí trong I Côrinhtô Phaolô đã luận về nói tiếng lạ trong ý nghĩa hạn chế, chỉnh lý, sửa sai và thất vọng. Vào đầu sách, ông tuyên bố rằng Christ là phần của chúng ta. Christ đã bị đóng đinh là quyền năng và khôn ngoan của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời đã làm Ngài nên sự khôn ngoan của chúng ta: Cả sự công nghĩa, thánh hóa và cứu chuộc. Điều nầy có ý nghĩa Ngài là mọi sự của chúng ta. Rồi trong chương 2, ông bảo rằng ông đã quyết định không biết điều gì trừ Christ ra và Christ bị đóng đinh. Ông bảo cùng các tín đồ Côrinhtô rằng họ có tất cả các loại ân tứ (1:7); tuy nhiên tình trạng thuộc linh của họ thì ấu trỉ và xác thịt, tức là đa dâm và thậm chí có xương thịt (3:1-3. Theo Hilạp văn chữ “xác thịt” trong câu 1 có nghĩa “có xương thịt”, còn câu 3 có nghĩa “dâm dục”). Khi ông đến chương 13 ông bảo họ về “đường tối diệu” (12:31), con đường của sự sống. Thậm chí ông ta nói nếu chúng ta nói tiếng lạ của thiên sứ mà không có tình yêu thương – có nghĩa không có sự sống, vì cớ tình yêu là biểu hiện của sự sống – chúng ta chỉ là đồng la vang động. Chúng ta tạo tiếng ồn ào, nhưng chúng ta không có sự sống. Trong chương 14, Phaolô khuyến khích chúng ta tìm kiếm các ân tứ mà rất có ích lợi cho sự kiến tạo hội thánh. Nếu chúng ta đọc toàn bộ sách I Côrinhtô, chúng ta thấy rằng sự việc của tiếng lạ không được đụng đến theo một đường lối tích cực, nhưng là ngược lại. Dĩ nhiên, ân tứ nói tiếng lạ có chỗ chứng trong Kinh Thánh, nhưng nó rất hạn hẹp.

ĐƯỜNG LỐI ĐÚNG ĐẮN ĐỂ KINH NGHIỆM BÁPTÊM TRONG THÁNH LINH
Chúng tôi đã đưa ra định nghĩa đúng đắn của báptêm trong Thánh Linh. Bây giờ chúng ta phải nhìn thấy đường lối đúng đắn để kinh nghiệm điều đó. Trước hết mọi sự, chúng ta phải nhận thức rằng báptêm trong Thánh Linh là một thực sự đã hoàn tất. Đó là một chi tiết của chúc ngôn, ý chỉ đã được ban cho chúng ta tất cả, và tất cả chúng ta đều được kể cho điều đó như các chi tiết của thân thể. Tuy nhiên, chúng ta đừng dừng lại ở đây. Chúng ta phải tiếp tục.
(1) Chúng tả phải đúng với Thân Thể của Christ và đứng trong đó. Vì báptêm trong Đức Thánh Linh đã được hoàn thành trên Thân thể của Christ và cứ tồn tại trên đó, chúng ta phải liên hệ đúng đắn với Thân thể của Christ và duy trì mối liên hệ đúng đắn với Thân thể để hiệp một với nó. Dĩ nhiên chính chúng ta phải đúng đắn với Chúa. Bất cứ tội lỗi nào, bất cứ điều nào sai lầm giữa chúng ta và Đức Chúa Trời phải được xử lý triệt để qua sự tẩy sạch của huyết Đấng Christ. Không điều gì giữa Chúa và chúng ta có phép tồn tại nên chúng ta phải giữ đúng đắn với Thân thể của Christ. Mọi sự làm hư hỏng, làm xao lảng hay phân rẽ chúng ta khỏi Thân thể phải được sử lý cách đầy đủ và duy trì sự hiệp nhất và hòa hợp thiết thực với Thân thể và các chi thể của nó. Nếu nó vài phân rẽ nào hiện hữu, nếu chúng ta sai trật với Thân thể, nếu chúng ta không đứng và giữ địa vị chúng ta trong Thân thể, chúng ta sẽ đánh mất lập trường để đòi hỏi và dự phần báp têm trong Thánh Linh. Vì báp têm đã ở trên Thân thể, Thân thể là lập trường cho chúng ta đòi hỏi và tiếp lấy báptêm ấy. Vì vậy, một sự đồng nhất hóa thiết thực và mối liên hệ đúng đắn với Thân Thể là cần thiết để kinh nghiệm báptêm trong Thánh Linh.
(2) Chúng ta phải tiếp nhận báptêm trong Thánh Linh bởi đức tin sinh động. Nếu chúng ta đúng đắn với Thân thể của Christ, chúng ta đang ở trong một địa vị để tiếp nhận báptêm trong Thánh Linh. Chúng ta phải nhận thức rằng điều đó đã được hoàn thành rồi và bây giờ đang tồn tại trên Thân thể của Christ. Là các chi thể của Christ, đang duy trì một mối liên hệ đúng với Thân thể chúng ta đủ tư cách để đòi hỏi nó qua sự vận dụng đức tin sinh động. Chúng ta phải tiếp nhận nó y như việc chúng ta đã tiếp nhận giá trị sự chết cứu chuộc của Chúa. Chúng ta đã không tiếp nhận nói theo cảm xúc của chúng ta hay một loại mệnh danh biểu hiện nào. Chúng ta đã tiếp nhận sự cứu chuộc của Chúa chỉ vì bởi tin cách đơn sơ, và Chúa đã tôn trọng điều đó. Khi chúng ta tin vào thực sự hoàn tất trong sự chết của Chúa cho các tội lỗi chúng ta, Đức Chúa Trời yên lặng tôn trọng đức tin chúng ta, sự tha thứ các tội lỗi và sự sống thần thượng đã được ban truyền cho chúng ta và chúng ta có bình an vui vẻ ở bên trong. Chúng ta chỉ tin điều  Chúa đã hoàn thành theo điều chúng ta đã được tỏ ra trong di chúc. Di chú cũng bảo chúng ta rằng báptêm trong Thánh Linh và chờ đợi được tiếp lấy. Chúng ta, những người có liên hệ với Thân thể của Christ, chỉ đơn giản tiếp nhận nó bởi đức tin sinh động. Nếu chúng ta có ý tưởng hoạt động cho Chúa, Ngài sẽ tôn trọng đức tin chúng ta.
Không cần tìm kiếm các cảm giác, sự biểu lộ hay dấu lạ. Chúng ta đừng bao giờ tin cậy nơi cac điều này. Nếu chúng ta tìm kiếm các điều nầy, chúng ta có một tấm lòng ác và vô tín. Chúng ta đang cố sức minh chứng hay thử Chúa. Chương thứ 3 của Hêbơrơ, bày tỏ thế nào các con cái Ysơraên đã thử nghiệm và dò xét Chúa trong đồng vắng vì cớ lòng vô tín của họ. Hõ đã không biết các đường lối của Chúa, nhưng chúng ta biết. Không cần thử nghiệm Chúa. Chúng ta phải đơn giản tiếp nhận lời Ngài đang khi ở trong địa vị đúng đắn. Lời Ngài ở đây trong ý chỉ của Ngài. Các dấu lạ và các bằng cớ là không cần thiết. Chúng ta nên bảo kẻ thù, Satan rằng chúng ta không cần dấu lạ hay bằng cớ nào. Chỉ có một bằng cớ là đủ tốt rồi – đó là ý chỉ, đó là chúc ngôn! Đó là một minh chứng mạnh mẽ và đầy đủ cho chúng ta rằng báptêm trong Thánh Linh đã được hoàn thành và ban cho. Vì bây giờ chúng ta ở trên lập trường đúng đắn, đứng trên và đứng chung với Thân Thể, chúng ta có thể tiếp nhận nó.
Tôi có thể chứng tỏ cho anh em rằng khi chúng ta tin lời Chúa theo đường lối nầy, Ngài sẽ tôn trọng đức tin chúng ta. Hãy giao các dấu lạ vào tay Ngài. Hãy đứng trong Thân Thể và tin nơi ý chúc ngôn. Rồi bất cứ khi nào anh em cần quyền năng, Chúa sẽ ban cấp cho. Hãy nhìn xem các thánh tử đạo trong lịch sử giáo hội. Trước khi họ tuận đạo, có thể họ đã không quá quan tâm về báptêm trong Thánh Linh, nhưng họ yêu Chúa. Thậm chí họ hy sinh mạng sống cho chứng cớ của Chúa. Khi họ bị mang ra nơi tuẫn tiết, lúc đó quyền năng đã biểu lộ, gương mặt của họ trong giống mặt chim ưng. Có nhiều câu chuyện giống như vậy.
Nhiều lúc chúng ta giảng phúc âm theo một đường lối vô tín. Chúng ta chỉ tin một phần, không tin toàn thể, nên chúng ta không có quyền năng. Chúng ta tin Chúa đã chết cho chúng ta, nhưng chúng ta không tin Ngài đã báptêm chúng ta trong Thánh Linh. Vì vậy chúng ta không có quyền năng trong khi rao giảng phúc âm. Nếu chúng ta đứng trong Thân thể, tin nơi chúc ngôn toàn thể, và tiếp nhận thực sự hoàn tất của báptêm trong Thánh Linh trên Thân thể bởi đức tin sinh động chúng ta sẽ trói người Mạnh sức và khớp miệng hắn. Tất cả các vách thành Giêricô sẽ sụp đổ. Chúng ta sẽ thấy quyền năng thật trong khi rao giảng phúc âm.
Đứng trong Thân Thể, tin nơi di chúc và tiếp lấy thực sự đã hoàn tất bởi đức tin đòi hỏi là đường lối đúng đắn và kiến hiệu để kinh nghiệp báptêm trong Thánh Linh. Nguyện Chúa bởi ân điển và sự thương xót của Ngài ban cấp cho chúng ta kinh nghiệp báp têm nầy cách phong phú.
W.L.