Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Vương Quốc, Quyền Năng, Vinh Quang-1



Vũ Trụ

VƯƠNG QUỐC LÀ GÌ?
Đọc KT: Mathiơ 16:28, Sứ 1:3, 8:12, 19:8, 28:23-24, I Cô 15:23-24, Mathiơ 6:9, 10, 13.
Tôi không biết anh em đang có bản Kinh Thánh nào trong tay, nhưng nếu anh em có một bản dịch tân thời, anh em sẽ nhận thấy phần thứ hai của Mathiơ 6:13 không có trong đó. Dân chúng ấn hành bản dịch tôi đang có đây có ghi lời chú thích rằng: “nhiều bậc thẩm quyền, nhiều bản cổ sao thêm câu: vì vương quốc, quyền năng và vinh quang đều thuộc về Cha đời đời. A men”. Tôi không cãi lý với các bậc có thẩm quyền, nhưng tôi tin chúng ta có lý do rất tốt đẹp để giữ lại phần thứ hai của câu đó, và tôi nghĩ sự cung phụng lời mà Chúa đã ban cho tôi trải suốt tuần lễ này được căn cứ trên nửa câu đang chất vấn đó. Tôi sắp diễn giảng về đôi điều trong Kinh Thánh: “Vương quốc, quyền năng và vinh quang đều thuộc về Cha đời đời. A men”.

TẠI SAO PHẢI GIỮ LẠI CÁC LỜI NÀY?
Trước khi chúng ta tiến lên chúng tôi phải tuyên bố tại sao chúng tôi tin phần nửa câu đó phải có ở đây. Toàn bộ Kinh Thánh đặc biệt là Tân ước, được kiến tạo trên ba lời đó. “Vương quốc thuộc về Cha” toàn bộ Kinh Thánh đứng trên đó. “Và quyền năng” toàn bộ Kinh Thánh đứng trên đó, “và vinh quang” toàn bộ Kinh Thánh được tổng hợp trong đó. Tân ước đúng cách đặc biệt với ba lời đó, nên phần nửa câu đó mà bị chất vấn lại được cả bộ Kinh Thánh biện chính.
Chúng ta đọc lời diệu kỳ đó trong I Cô 15:24, mà hướng ngay đến phần cuối của Kinh Thánh. Câu đó chép: “đoạn cuối cùng đến, khi Ngài (Con) sẽ giao Vương quốc lại cho Cha”. Vương quốc thuộc về Cha. Vào cuối cùng Con sẽ giao Vương quốc lại cho Cha, khi Ngài đã thực thi công tác của Vương quốc, Ngài sẽ giao nó lại cho sở hữu chủ đúng của nó. Anh em sẽ ghi nhận rằng điều này rất hàm súc: “Đoạn cuối cùng đến… khi Ngài sẽ phế thải mọi chấp chánh, mọi quyền bính và mọi quyền năng”. Đó là ba lời rất phong phú: mọi chấp chánh, mọi quyền bính và mọi quyền năng. Anh em không thể vượt ra ngoài điều đó! Điều đó bao gồm mọi hình thức chống đối lại ý chỉ Đức Chúa Trời, và Kinh Thánh chép rằng cuối cùng mọi sự chống đối đó sẽ bị chế ngự và chinh phục. “Vương quốc là gì?”. Tại đây chúng ta bắt đầu bằng một điều rất hàm súc này “Lạy Cha chúng tôi ở trên trời… Vương quốc Cha đến, ý chỉ Cha được thành tựu trên đất như trong trời… vì Vương quốc thuộc về Cha”. Vương quốc là sự việc ở trên mọi sự cai trị, quyền bính và quyền năng mà nghịch lại ý chỉ của Đức Chúa Trời. I Cô 15:23 chép: “Rồi kết cuộc đến…”. Kết cuộc của điều gì? Mọi sự chống lại ý chỉ của Đức Chúa Trời. Chữ nhỏ bé đó: “Ý chỉ Cha” là một chữ kinh khủng. Nó đúng đến mọi biên giới xa hơn hết của mọi sự chống đối ý chỉ Đức Chúa Trời.
Chúa Jésus biết rõ những gì Ngài phán. Bài cầu nguyện đó được gọi là “Bài cầu nguyện của Chúa”. Hoặc đây là đề tài đúng hay sai, chúng ta sẽ không thảo luận, nhưng bài cầu nguyện này xuất phát từ một sự hiểu biết thuộc linh mở rộng, và đây là điều chúng ta phải nhìn nhận để nhận được tri thức thuộc linh mở rộng. Mỗi câu từ miệng Chúa Jésus đều có ý nghĩa lớn bằng vũ trụ. 

CHIẾN TRẬN CHO VƯƠNG QUỐC VŨ TRỤ NÀY.
Chúng ta hãy xem vài điều trong phạm vi của câu: “Ý chỉ Cha được thành tựu”.
Từ trước buổi sáng thế, và trải suốt mọi thời đại, đã có một sự xung đột trong vũ trụ bao la, và sự xung đột đó luôn luôn có một sự lưu phát. “Ai sẽ chiếm Vương quốc của vũ trụ này”. Đã có Đấng mà Vương quốc đã thuộc về, và Vương quốc thuộc về Ngài vĩnh viễn, nhưng rồi có kẻ khác, đã khao khát chiếm hữu Vương quốc đó, mà tham vọng của hắn là phải làm “thần” hay “bá chủ” của thế giới này. Nên sự xung đột lớn lao này đã khởi sự tại một điểm nào đó, sự tranh chấp có tính vũ trụ lớn lao này là vì sự kiểm chế vũ trụ này. Chúng ta trở lại I Cô 15:25, 24 một lần nữa: “Ngài phải trị vì cho đến khi… Ngài đã phế thải mọi chấp chánh, mọi quyền bính và mọi thế lực” – và đó là điều đang xảy ra hôm nay, chúng ta cũng đã vướng mắc sự xung đột đó.
Chúng ta có một loại tiểu vũ trụ về toàn thể cuộc xung đột này. Trong việc chúng ta xếp đặt quyển Kinh Thánh, tiểu vũ trụ đó được chứa đựng trong 28 chương. Đây chỉ là một cuốn sổ nhỏ bé, được gọi là “Sách công vụ của các sứ đồ”, nhưng các sứ đồ đã không hề đặt tên đó. Tôi thích biết họ đã gọi tên sách đó là gì. Tôi biết tên tôi muốn đặt cho sách này, nhưng nhan đề đó qua lớn và quá khó. “Tiểu vũ trụ về sự xung đột của mọi thời đại”. Chúng ta nghĩ rằng sách Sứ đồ chỉ là lịch sử thời các sứ đồ. Đúng, nhưng đó là lịch sử về sự xung đột của các thời đại”. Trong quyển sách nhỏ bé nầy thiên đàng và địa ngục xung đột nhau cách ghê gớm, và sự xung đột liên quan về Vương quốc. Điều vô cùng cảm kích là sách này khởi đầu với Vương quốc và kết thúc với Vương quốc. Sách khởi sự chép rằng sau khi phục sinh, Chúa Jésus đã hiện ra cùng các môn đồ “trong khoảng 40 ngày, phát ngôn những điều về Vương quốc Đức Chúa Trời” (1:3), và trong 28:31, cuối sách người Do Thái tụ họp đông đảo trong phòng nhỏ bé của sứ đồ Phao lô, và ông đã rao giảng Vương quốc của Đức Chúa Trời” cho họ. Các lời này đứng cách diệu kỳ trong sách nhỏ bé này. Các sứ đồ và mọi công nhân trong sách đó đều đã từng đánh trận của Vương quốc. Họ đã không bao giờ đi đến một địa điểm nào trong thế giới mà khi ấy trận chiến này đã không khởi diễn. Họ đi đến mọi nơi “rao giảng Vương quốc Đức Chúa Trời”, và bất luận nơi nào họ đến luôn luôn được đoán trước bởi sự cạnh tranh đối với Vương quốc Đức Chúa Trời. Họ đã cứ tác thành câu nhỏ bé này: “Vương quốc thuộc về Cha”. Đây không phải là một câu để đọc theo giáo nghi, hay lời cầu nguyện theo nghi thức, nhưng là chiến trường của vũ trụ.
Trận chiến thiết thực này đã bắt đầu tại đâu trong Tân ước? Hầu như nó đã thực sự bắt đầu ngay sau khi Chúa Jésus đã phán cùng các môn đồ rằng: “trong những người đứng đây có những kẻ hẳn chẳng nếm sự chết, cho đến khi họ trông thấy Con người ngự đến trong Vương quốc mình”, dù có lẽ tôi phải nói rằng kể từ lúc đó chiến trận đã bước vào giai đoạn cường độ hơn. Không nên có sự phân chia giữa Mathiơ 16 và 17, vì sau câu đó chúng ta phải tiếp ngay đến câu: “và sau 6 ngày Jésus đưa Phierơ, Gia cơ và Giăng theo mình lánh riêng lên núi cao. Ngài đã biến hình trước mặt họ”. Có một số người và giáo sư nghĩ rằng sự biến hình là sự ứng nghiệm các lời đó, “Con người ngự đến trong Vương quốc mình, nhưng đó chỉ là phân nửa của lẽ thật. Ý nghĩa của sự biến hình là gì? Như anh em biết, phúc âm Mathiơ là phúc âm của Vương quốc, và sự biến hình là sự biểu lộ của vị vua trong vinh quang của Ngài. Trước khi anh em có một Vương quốc anh em phải có một vị vua, nên trong sự biến hình, anh em có sự dự biểu (cái bóng) của Vua trong vinh quang. Vương quốc đã được phú cho Vua. Họ đã từ trên núi đi xuống và anh em trông chờ điều gì xảy ra? Vâng, có thể anh em sẽ trông chờ các người đó đi vào thế giới, rao rằng: “chúng tôi đã thấy Vua trong vinh quang Ngài”, nhưng Jésus đã phán cách quyết liệt: “Chớ thuật lại khải tượng ấy cho ai cả cho đến khi…”. Cho đến khi nào? “cho đến khi con người đã được sống lại từ kẻ chết”.
Bây giờ anh em liên kết hai câu sau đây với nhau: “Chớ thuật lại khải tượng ấy cho ai cả cho đến khi…” Rồi Ngài phán, “các ngươi hãy chờ đợi trong thành (Giêrusalem) cho đến khi các ngươi đã được mặc quyền năng từ trên cao” (Lu 24:49), và “cho đến khi các ngươi nhận lãnh lời hứa của Cha” (Sứ 1:4). Câu nhỏ bé “cho đến khi” đó liên kết hai điều với nhau: “cho đến khi con người đã được sống lại” - Vương quốc thập tự giá. “Cho đến khi các ngươi nhận lãnh lời hứa của Cha” – điều đó vướng mắc lễ ngũ tuần. Thập tự giá và lễ ngũ tuần giới thiệu Vương quốc. Trước thập tự giá là: “Chớ thuật… cùng ai!” Sau thập tự giá và lễ ngũ tuần họ đã đi mọi nơi rao giảng Vương quốc.
Chúng tôi đang trả lời nghi vấn: “Vương quốc là gì? Tôi hi vọng tôi không làm anh em mỏi mệt. Tôi chỉ đang lập một nền tảng cho những điều diễn giảng về sau, nhưng trước hết chúng ta phải sáng tỏ Vương quốc là gì.
Trước hết Vương quốc không phải là một lãnh vực, nhưng là sự cai trị cá nhân của một vị phẩm. Đó là sự quản trị của một vị phẩm và điều đó thuộc về vị phẩm đó. Anh em phải rất sáng tỏ về điều đó, vì toàn thể sự xung đột tập trung vào vấn đề Vương quốc thuộc về ai. Vương quốc là sự cai trị tối thượng của Đức Chúa Trời trên tất cả. Tất nhiên chính ý chỉ của Đức Chúa Trời quyết định mọi sự. Vương quốc chỉ là một lãnh vực, một phạm vi theo một đường lối thứ yếu, và trong lãnh vực đó, ý chỉ Đức Chúa Trời tuyệt đối tối thượng “ý chỉ Cha được thành tựu trên đất như trong trời”. Đức Chúa Trời tuyệt đối tối thượng trong thiên đàng, không bao giờ có ai thách thức ý chỉ của Ngài. Các thiên sứ và thiên sứ trưởng cúi xuống trong sự khâm phục và thuận phục đối với ý chỉ Đức Chúa Trời trong trời, và nếu Vương quốc trở nên một lãnh vực thì chỉ là lãnh vực giống như vậy.
Do điều đó anh em có thể nói anh em có đang ở trong Vương quốc chăng. Rất dễ nói về Vương quốc, và nói: “Vương quốc cha được đến” cũng như “Vương quốc thuộc về Cha”, nhưng trận chiến ác liệt nhất đã từng nổi lên trong lịch sử thế giới này đã nổi lên trên Vương quốc đó.

VƯƠNG QUỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
VÀ VƯƠNG QUỐC CỦA THIÊN ĐÀNG.
Có lẽ một số anh em không hoàn toàn xác quyết về sự dị biệt giữa Vương quốc Đức Chúa Trời và Vương quốc thiên đàng. Tôi đã thường được hỏi như vậy. Tôi nghĩ câu đáp hoàn toàn đơn giản. Nếu anh em xem phúc âm Mathiơ, vốn viết cho dân Hê bơ rơ, câu thường thấy là “Vương quốc của các từng trời”, còn nếu anh em đọc phúc âm gởi cho dân Hi Lạp, Luca, anh em gặp câu “Vương quốc của Đức Chúa Trời”. Điều này không luôn luôn như vậy, vì cớ đã luôn luôn có mấy người Hê bơ rơ ở giữa dân Hi Lạp, nhưng đó là sự phân biệt tổng quát. Đối với dân Do Thái đó là Vương quốc thiên đàng. Dân Do Thái hiểu thiên đàng, dân Hi Lạp thì không, họ hiểu rõ các thần. Họ có nhiều thần, nên họ dễ hiểu khi nói “Vương quốc của Đức Chúa Trời”.

VƯƠNG QUỐC TRONG TAY CỦA VỊ VUA
ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG QUANG.
Sự quản trị thuộc về Đức Chúa Trời “Vương quốc thuộc về Cha”. Việc chiếm Vương quốc đó cho Cha đã được giao thác cho Con, đến nỗi Chúa Jésus đã có Vương quốc của Đức Chúa Trời phú trong chính mình, và đang khi Ngài chuyển động từ thập tự giá mình, Ngài phán: “mọi quyền bính trong trời và trên trái đất đều đã ban cho ta” (Mathiơ 28:18). Nên tiếp sau thập tự giá, theo sau sách Sứ đồ, Vương quốc ở trong tay của Vua đã đăng quang, Jésus Christ.
Bây giờ nan đề anh em dấy lên, và điều sắp trắc nghiệm chúng ta. Nhiều lúc đây cũng là nan đề của tôi. Nếu Jésus ở trên ngai của Vương quốc, và mọi quyền bính đều đã giao thác cho Ngài, tại sao còn có các sự việc như: “ tôi tù rạc nhiều hơn, đòn vọt quá chứng, ghe phen chịu chết..chiụ nhọc,  chịu khổ………sự lo lắng về các hội thánh đè ập trên tôic……………” (I Cô 11:23-28).
Jésus đang ở trên ngai! Tôi liều lĩnh mà nói rằng nếu anh em có lâm vào một trong các điểm như vậy, chắc anh em sẽ hỏi, “Jésus có thực sự ở trên ngai chăng? Nếu mọi quyền bính ở trong tay Jésus, tại sao có mọi điều đó? Và đây không phải là danh sách độc nhất về các sự bối rối của Phao lô đâu! Phao lô ơi, ông có hoàn toàn xác quyết rằng Vương quốc thuộc về Jésus chăng? Khi có đôi điều đi sai lạc, vài bi kịch xảy ra trong đời sống anh em, khi vài nỗi buồn lớn lao chiếm cứ mình, cám dỗ đầu tiên của chúng ta là đưa ra vấn nạn: Chúa có thực sự là Chúa chăng? Ông Phao lô ơi, xin vui lòng giải đáp nghi vấn của tôi! Phao lô sẽ đáp rằng: “Đây là toàn thể chiến trận của Vương quốc. Ô, không, các sự việc đã không sai lầm. Chúng đều đi đúng, vì mọi điều này đều nói lên rằng ma quỉ không thích những gì chúng ta đang làm. Nếu anh em chờ đợi đến cuối cùng, anh em sẽ thấy”. Chính Phao lô đã viết: “Đoạn cuối cùng đến… khi Ngài đã phế thải mọi chấp chánh, mọi quyền bính và mọi quyền năng”. Anh em thấy đó, chúng ta chỉ nhìn xem các sự việc của hiện tại, nhưng Phao lô đã nhìn xuyên suốt hiện tại đến tương lai. Nhưng, mọi đau khổ này đều hư không chăng? Satan làm Chúa trên mọi sự sao? Tối nay chúng ta đang làm gì tại đây? Hàng triệu triệu người đều đã trải qua lối này và mắc nợ Chúa xuyên qua sứ đồ này. Tôi có thể thấy bức tranh: một quần chúng lớn không ai có thể đếm được, từ mọi dân, bộ tộc, ngôn ngữ mà ra, còn Chúa Jésus đứng choàng cánh tay trên vai sứ đồ Phao lô, rồi phán “Phao lô ơi, coi kìa, ngươi có thấy quần chúng lớn này chăng? Ngươi còn nhớ đêm ngươi đã bị đắm tàu, nhớ ngày ngươi bị họ đánh đòn chăng? Phao lô ơi, mọi kẻ này là bông trái của điều đó. Vương quốc đã đến, và các nỗi thống khổ của ngươi đã đưa Vương quốc đến”. Có thể đây chỉ là tưởng tượng, nhưng tôi tin có những điều đúng lẽ thật trong đó.
Điều này tùy thuộc chúng ta nhìn xem mọi sự như thế nào. Chúng ta giải thích các nghịch cảnh này như là sự chiến thắng của Satan, hay chúng ta giải thích chúng như con đường của Vương quốc  và nhìn thấu đến ngày đó, khi ngài sẽ chế phục mọi chấp chánh và quyền bính?
T.A.S.