Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Thành Thánh_--Jerusalem Mới-8

Amethyst
Amethyst

Peridot
peridot
NHỮNG SỰ PHONG PHÚ ĐA DIỆN CỦA ÂN ĐIỂN
ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG JÉSUS CHRIST.
“Những nền tảng của bức tường thành phố đã được trang sức bằng mọi loại đá quí” Khải 21:19.
Các khúc Kinh Thánh sau đây là bản chú chú giải về câu đó: - xin đọc:
I Phierơ 2:1-7, Êphêsô 1:7, 2:7, 3:8,16; La mã 2:4, 9:23, 11:33

Bây giờ chúng ta trở lại Khải thị 21:19.
NHỮNG GÌ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐANG HÀNH ĐỘNG ĐÃ ĐƯỢC PHÔ DIỄN TRONG SÁCH KHẢI THỊ.
Tôi nghĩ anh em đều biết rằng thứ tự các sách Tân ước không phải là thứ tự mà chúng đã được viết ra. Thứ tự niên đại hoàn toàn khác biệt với thứ tự chúng ta có trong sự sắp xếp của chúng ta. Sách Khải thị không phải là sách cuối cùng của Kinh Thánh được viết ra, nhưng có một trật tự thần thượng trong sự sắp xếp và đây là một dấu hiệu rất thiết thực về sự cai trị của Đức Thánh Linh. Khi các sách đã được tập hợp lại với nhau như đường lối chúng ta đang có bây giờ, có lẽ những người đó đã không biết điều họ đang làm, nhưng Linh của Đức Chúa Trời, Đấng đã hà hơi việc viết ra, cũng đã cai trị sự sắp xếp, và mọi người đều nhìn nhận rằng sách Khải thị này đã ở trong chỗ đúng. Đó là sự tổng kết và hoàn tất của tất cả những gì ở trong Kinh Thánh, và âm điệu thống trị của sách là sự tái lâm của Chúa Jésus. Các lời này có rải rác ở mọi khúc của sách này: “Kìa, ta đến mau chóng” và hầu như các lời cuối cùng là: “Linh và Tân Phụ nói: hãy đến” (22:17). Vị phẩm của Chúa Jésus đứng cách tối thượng trên toàn sách này, và trong mọi phần của sách. Ngài được ban cho nhiều danh khác nhau: Lời Đức Chúa Trời, Chứng nhân thành tín và chân thật, Vua các vua Chúa các Chúa và các danh khác, tất cả các danh đều chỉ xảy ra một lần, nhưng có một danh mà cứ được lặp lại luôn, và danh đó đứng trên mọi phần của sách từ đầu chí cuối, và danh đó là “Chiên Con”. Là Chiên Con Đức Chúa Trời, Jésus đứng trên toàn thể sách này, đến nỗi sách là một văn kiện về quyền năng, quyền bính và vinh quang của Jésus Christ trong thập tự giá của Ngài. Đó là chỗ siêu việt của Ngài trong Hội thánh và trong các dân tộc bởi mỹ đức của các nỗi thống khổ của Ngài.
Vì vậy sách này là một sự trình bày về Christ là gì xuyên qua thập tự giá Ngài, đó là xuyên qua sự đau khổ và sự chết của Ngài, và Ngài là những gì đều nhờ sự đau khổ và sự chết của Ngài trong sách này mà được tái sản xuất trong Hội thánh. Hội thánh đây, như chúng ta đã thấy, được tượng trưng trong biểu hiệu của thành phố, và thành phố đó là Hội thánh, thể hiện Christ là các đặc chất đó bằng sự đau khổ và sự chết của Ngài.
Tôi chỉ phải nhắc nhở anh em về các lời đó trong Hê-bơ-rơ 12:22-23: “Nhưng anh em đã đến… thành của Đức Chúa Trời hằng sống, là Giêrusalem trên trời… đến tổng hội và hội thánh của những con đầu lòng được ghi tên trên trời…”
Anh em thấy, thành phố của Đức Chúa Trời hằng sống là tổng hội của con đầu lòng, hội thánh của các con trưởng mà tên của họ đã được ghi trên trời, nói cách khác danh của họ ghi trong sách sự sống của Chiên Con. Thơ Hê-bơ-rơ tương hợp với sách Khải thị.
Nên sách Khải thị này, và đặc biệt là các chương cuối cùng này, phô diễn những gì Đức Chúa Trời đang hành động trong Hội thánh ngay bây giờ. Sách tỏ cho chúng ta những gì đang tìm cách làm trong các tín đồ bây giờ, mà mục tiêu hành động của Đức Chúa Trời, đó là một sự khải thị đầy đủ về Christ trong Hội thánh vào lúc cuối cùng. Lời tuyên bố đó là một lời tuyên bố rất quan trọng cho chúng ta, vì nó ngụ ý rằng nếu Đức Chúa Trời nắm lấy đời sống chúng ta, nếu chúng ta đã thực sự ở dưới sự cai trị của Đức Thánh Linh, Ngài đang làm một công tác trong chúng ta, trải suốt cuộc đời chúng ta, và vào lúc cuối cùng công tác đó là tất cả những gì chân thật cách biểu hiệu đối với Giêrusalem mới đều sẽ tỏ ra là chân thật trong chúng ta.
“MỌI THỨ ĐÁ QUÍ”
Anh em đã suy nghĩ nhiều phương diện của thành phố này, cuối cùng chúng ta đến vách tường. Chúng ta đã đọc rằng “các nền tảng  của vách tường của thành phố đã được trang điểm bằng mọi loại đá quí”, đến nỗi bức tường tượng trưng các sự phong phú đa diện của ân điển Đức Chúa Trời trong Jésus Christ. Chúng ta đã không đọc tất cả các bửu thạch này nhưng nếu anh em chỉ để mắt anh em lướt qua trên chúng, anh em sẽ thấy chúng quí báu biết bao và tình trạng quí báu được giới thiệu ở đây khác nhau biết dường nào: bích ngọc, lam bửu thạch, lục mã não.v.v… và anh em thấy chúng kết thúc bằng tử bửu thạch.
Có một giáo hội giám lý nhỏ ở bên Anh, và họ đã có một cuộc hội đồng. Một nông dân cao tuổi đọc Khải thị 21 cho hội đồng, và rồi ông ta đến phần về các viên đá quí. Mọi người đều thấy rằng mặt ông phấn khởi. Ông bắt đầu “nền tảng thứ nhứt bằng bích ngọc, thứ hai lam bửu thạch, thứ ba lục mã não…” và ông càng phấn khởi hơn… ông đọc “và nền tảng thứ 12 là một người giám lý!” Đó là điều đáng phấn khởi. Nếu chúng ta đã có thể đặt chính mình vào lời miêu tả của một viên “tử bửu thạch”, điều đó đích thực vinh diệu!
Chúng ta đã nói rằng mọi thứ đá này phô diễn những sự phong phú đa diện của ân điển Đức Chúa Trời được truyền đạt cho chúng ta trong Jésus Christ. Chúng ta hoàn toàn không thể am hiểu nhiều phương diện của ân điển Ngài, những sự phong phú của vinh quang Ngài, những sự phong phú vô lượng của Christ, và đó cũng là tại sao chúng ta đọc Phierơ: “vì vậy đối với anh em những kẻ tin thì là sự quí báu”. Nhưng có lẽ chúng ta có thể hiểu điểu này một ít nếu chúng ta chú ý hai điều.
ÂN ĐIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI DÀNH CHO GIA CỐP
Có chép ở đây rằng đã có 12 cửa cổng vào thành phố: “có 12 cửa cổng, … trên đề những danh của 12 bộ tộc con cái Ysơraên” (câu 12), và còn chép: “tường thành phố có 12 nền tảng, trên đề 12 danh của 12 sứ đồ của Chiên Con” (câu 14). Anh em không thể làm vơi cạn ý nghĩa ở đây. Nhưng tôi chỉ muốn gợi ý anh em một điều về hai câu đó.
Trên các cửa cổng có đề các danh của 12 bộ tộc Ysơraên. Về Ysơraên, Phao lô bảo cùng chúng ta rằng “chỉ một số dân sót sẽ được cứu” (La mã 9:27). Đang khi hiện giờ toàn dân Ysơraên đã bị loại bỏ, một phần dân sót sẽ được cứu. Ysơraên sẽ được đại diện vào lúc cuối cùng, nhưng tại sao và làm thế nào? Đây là điều tôi gợi ý anh em: có một ý nghĩa: mười hai bộ tộc Ysơraên xuất phát từ Gia cốp. Không ai có thể tôn trọng Gia cốp được. Ông là một người lừa dối, một người luôn luôn tìm lợi ích của mình dù có thiệt hại đến ai cũng được. Bất luận ai có chịu mất mát và thiệt thòi cũng không sao miễn ông đạt được mục tiêu thôi. Các năm đầu tiên của đời sống Gia cốp là một câu chuyện không đáng vui thích để đọc. Anh em nói: “Thật Gia cốp là một người hèn hạ và đê tiện”. Và anh em đồng ý với lời vị tiên tri nói “sâu bọ Gia cốp” (Êsai 41:44). Về thiên nhiên Gia cốp có rất ít điều đáng khen. Rồi tại sao Gia cốp chiếm được địa vị lớn mà ông đã có trong Kinh Thánh vậy? Tại sao danh ông đã được đổi từ Gia cốp sang Ysơraên, “một vương tử của Đức Chúa Trời” được chớ? Chỉ có một câu trả lời: ân điển tối thượng! Đức Chúa Trời đã nắm lấy con người đó và làm cho ông trở nên một “cái bình của sự thương xót” (La 9:23). Chúng ta biết sự thương xót và ân điển Đức Chúa Trời khi chúng ta thấy nó nắm lấy nhân vật như vậy. “Ôi sâu thẳm thay là các sự phong phú của cả sự khôn ngoan lẫn sự tri thức của Ngài nào ai đo lường được, các đường lối của Ngài nào ai tìm dấu được”.
ÂN ĐIỂN ĐỨC CHÚA TRỜI DÀNH CHO 12 BỘ TỘC
Nhưng không chỉ một người, mà 12 bộ tộc nữa. Thực câu chuyện của cựu Ysơraên là một câu chuyện của bi kịch, lỗi lầm và sỉ hổ là đường nào! Qua dân này sự kiên nhẫn của Đức Chúa Trời được trắc nghiệm đến chỗ cực điểm. Đã có một lúc khi Ngài phán cùng Môise: “hãy đứng dang ra! Hãy để ta tiêu diệt họ và ta sẽ làm cho ngươi trở nên một dân tộc khác”. Vào một ngày khác, chính  Môise đã hét lên: “hỡi các kẻ phản loạn! há chúng ta có thể đưa nước từ vàng đá cho các ngươi sao?” Vâng! Đó là một câu chuyện dài dòng và kinh khủng, là câu chuyện của 12 chi phái Ysơraên nhưng danh của họ đề ở trên các cửa cổng của Giêrusalem mới. Bất luận điều này có thể cón ngụ ý điều gì khác, tôi hoàn toàn xác quyết rằng điều này ngụ ý: tại đây anh em có một chứng cứ diệu kỳ cho ân điển không thể phô diễn của Đức Chúa Trời trong Jésus Christ. “Vì đối với anh em những kẻ tin thì là quí báu”. (I Phi 2:7). Dân sót của Ysơraên sẽ tin và sẽ tìm thấy họ trong thành thánh. Nên hoặc đó là Gia cốp hay 12 con ông, tức 12 bộ tộc, cuối cùng tại đây có chứng cớ cho ân điển tối thượng của Đức Chúa Trời.
ÂN ĐIỂN ĐỨC CHÚA TRỜI DÀNH CHO CHÚNG TA
Tại sao điều này được viết vào phần cuối Kinh Thánh? Chỉ để nói rằng có hi vọng cho anh em và có hi vọng cho tôi. Ân điển mà Đức Chúa Trời dành cho Gia cốp và 12 bộ tộc đủ lớn để dành cho chúng ta. Thành phố hội thành là một đài kỷ niệm cho các sự phong phú vô lượng của ân điển Ngài.
Luôn luôn có một âm điệu cảnh cáo trong các điều này và sứ đồ Phao lô đã cảnh cáo các cơ đốc nhân coi chừng bỏ mất ân điển của Đức Chúa Trời. Chúng ta đọc câu đó ở La mã 2:4 “Hay là ngươi khinh dễ các sự phong phú của lòng nhân từ, khoan dung, kiên nhẫn của Ngài?” Bỏ mất ân điển là một điều rất kinh khủng vì ân điển này rất lớn.
ÂN ĐIỂN ĐỨC CHÚA TRỜI DÀNH CHO CÁC MÔN ĐỒ
Trên các nền tảng của bức tường đã có ghi các danh của 12 sứ đồ Chiên Con. Điều này có ý nghĩa nhiều hơn điều tôi sắp nói, tôi hoàn toàn xác quyết rằng nó ngụ ý điều này.
Tôi đọc câu chuyện về 12 người đó trước tiệc ngũ tuần, và không phải là một câu chuyện rất hạnh phúc. Họ là những người mà liên tục cãi lộn với nhau, và họ có đôi phần của Gia cốp ở trong họ - nỗ lực tìm lợi lộc cho chính mình dù anh em khác có chịu thiệt hại cũng mặc. Hai người khác đã đi vòng phía sau mười sứ đồ kia chung với mẹ của họ. Đã có một âm mưu nhỏ bé của gia đình này, bà mẹ rất có tham vọng cho hai con của bà, và các con đã sa ngã vào tham vọng của bà, đến nỗi đang khi các sứ đồ khác không nhìn thấy (anh em thấy, đây là Gia cốp!), họ đã lén đến bên Chúa Jésus và bà mẹ thưa: “Thưa Thầy, tôi muốn xin Thầy một điều. Thầy muốn hứa cùng tôi chăng?” Nhưng Jésus luôn luôn tỉnh thức vì bất cứ điều nào như vậy – “các ngươi nói với ta điều các ngươi muốn rồi ta sẽ bảo các ngươi ta ban cho hay không!” Nên bà mẹ thưa: “Thưa Thầy, khi Thầy vào vương quốc Thầy rồi, Thầy có muốn cho đứa trẻ này ngồi bên hữu Thầy và đứa kia bên tả Thầy chăng? Thầy có muốn cho hai con tôi ngồi vào hai chỗ đầu nhất trong vương quốc chăng?” Jésus chỉ phán: “điều đó không do ta ban cho. Điều đó do Cha”. Câu chuyện chưa chấm dứt tại đó. Khi các môn đồ khác biết được câu chuyện rồi, họ rất giận dữ nói rằng: “chúng đã nỗ lực cướp địa vị chúng ta hả!”.
Tôi có thể tiếp tục như vậy về các môn đồ này – và anh em biết câu chuyện đó kết thúc như thế nào rồi! Thủ lãnh ở giữa họ đã chối Chúa Jésus ba lần, cách rất mạnh mẽ. Khi có lời nói cùng ông: “ngươi là một người trong bọn đó!”, ông nói: “tôi không biết anh đang nói điều gì? Rồi sau đó có lời nói cùng ông: “ngươi đã ở với người đó”, ông ta đáp: “tôi không biết người đó”. Anh em có thể khó tin rằng lãnh tụ của các sứ đồ lại sa ngã thấp như vậy. Chắc chắn chúng ta sẽ nói, không còn hi vọng nào cho một người như vậy, và sứ đồ khác đã không tốt hơn đâu, vì cớ có chép rằng họ đã lìa bỏ Ngài và chạy trốn. Vâng – tên họ đã được ghi trên 12 nền tảng của bức tường. Cuối cùng những sự phong phú của ân điển Ngài đã biểu lộ trong họ. Phierơ cần ân điển theo một đường lối – tôi không biết hoặc ông có tương ứng với bích ngọc – và Giăng cần ân điển theo đường lối khác – có lẽ ông tương hợp với lam bửu thạch. Nhưng họ đều cần vài hình thức của ân điển thần thượng trong một đường lối đặc biệt.
Điều đó đúng với chúng ta hết thảy. Bản chất của tôi cần ân điển thần thượng theo một đường lối đặc biệt, và mọi anh em ở đây đều cần ân điển Đức Chúa Trời trong vài đường lối đặc biệt khác. Nhưng ân điển Đức Chúa Trời trong Jésus Christ có thế đáp ứng mọi người chúng ta trong đường lối đặc biệt của chúng ta, và ngay vào lúc cuối cùng, chúng ta sẽ là một viên tử bửu thạch, hay một viên “giám lý”, chúng ta sẽ ở trong thành phố.
Chúng ta đã chỉ đụng được mép lề của các sự phong phú vô lượng của ân điển, nhưng ước mong từ bây giờ trở đi chúng ta đều có được một sự đánh giá rộng lớn hơn về ân điển diệu kỳ này của Đức Chúa Trời trong Jésus Christ.
T.S.A