Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

THÀNH THÁNH, JERUSALEM MỚI--1

1.      BẢN CHẤT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Jerusalem.jpg
Jerusalem ở Israel

"Một trong bảy thiên sứ ....đến nói cùng tôi rằng: hãy đến đây, ta sẽ chỉ cho ngươi tân phụ là vợ Chiên con. Tôi ở trong linh, được người đem tôi đến một núi lớn và cao, chỉ cho tôi thánh thành thánh, Jerusalem từ trời ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống” (Khải. 21: 9, 10). 


" Nhưng anh em đã đến núi Zion, đến thành của Đức Chúa Trời hằng sống, là Jerusalem thuộc thiên”(Hê-bơ-rơ 12: 22).

"Nhưng Giê-ru-sa-lem ở trên là tự do (tự chủ), đó là mẹ của chúng ta" (Ga-la-ti 4: 26).

CHÚNG TÔI sẽ dùng phần đầu tiên trong thời gian của chúng ta để cố gắng xem  chúng ta đang ở đâu, và những phần kinh thánh đó làm cho chúng ta biết khá chính xác nơi mà chúng ta đang ở. Lời Chúa nói: "anh em đã đến Giê-ru-sa-lem trên trời...", Và rằng "Giê-ru-sa-lem ở trên" (có nghĩa là, Giê-ru-sa-lem trên trời) là mẹ của chúng ta ". Vâng, nói rằng chúng ta đang ở đâu, nhưng điều đó được giải thích, và tuần này chúng ta sẽ được điều đó chiếm hữu, là nơi chúng ta đã đến.

Bây giờ khi bạn đọc những chương cuối cùng của sách Khải Thị, bạn có xu hướng nghĩ rằng tất cả đều ở trong tương lai. “Thành phố thánh khiết, Giê-ru-sa-lem mới, trên trời giáng xuống, từ Đức Chúa Trời" --chắc chắn thuộc về một thời gian trong tương lai? Vâng, nó có thể có một khía cạnh trong tương lai, nhưng các câu Kinh Thánh nầy nói rằng chúng ta đã đến đó rồi. Tôi biết lời đó có vẻ khá bí ẩn, nhưng trong những giờ phút mà chúng ta dành nhóm họp cùng nhau ở đây (năm 1966, Thụy sĩ), tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ được nhìn thấy chính xác nó có nghĩa là những gì. Vậy, trước hết, chúng ta phải đặt nền tảng cho các bài nghiên cứu của chúng ta.

Tại sao các chương này đã được chép ra?

Trước hết, chúng ta phải hiểu lý do tại sao nó được chép ra, và nó được chép ra khi nào, mà sứ đồ John đã viết tất cả những điều này về Giê-ru-sa-lem mới? Điều này đã được viết tại một thời điểm khi các cơ đốc nhân đã trải qua cuộc khủng bố rất nghiêm trọng. Làn sóng lớn của cuộc đàn áp các cơ đốc nhân đã được tiến hành, và cơ đốc giáo đã bị phục dưới sự chống đối rất mạnh mẽ của thế giới này, đến nỗi các cơ đốc thấy rằng đó là vấn đề trả giá rất lớn để được trung thành với Chúa Giêsu. Như bạn biết, sứ đồ John, người viết sách này, đã bị lưu đày trên hòn đảo Bát Mô vì chứng cớ của Chúa Giêsu.

Đó là điều đầu tiên làm cho các chương này rất hiện đại. Một làn sóng mới của cuộc đàn áp cơ đốc giáo đã bắt đầu trên trái đất này, và nó đang lan rộng từ phương đông đến phương tây. Trong khi chúng ta đang ở đây, trong nơi này, thì có khá nhiều tôi tớ của Chúa đang ở trong nhà tù vì chứng cớ của Chúa Giêsu. Vì vậy, cuốn sách này không chỉ liên quan đến một cái gì đó đã xảy ra ở những thế kỷ trước, cũng không chỉ dành cho tương lai, nhưng chúng ta sẽ thấy rằng nó có một ứng dụng rất thực tế cho thời kỳ riêng của chúng ta hôm nay.


Điều thứ hai về việc viết ra tầm nhìn nầy về thành thánh Giêrusalem trên trời, là nó đã được viết trong một thời gian khi các hội thánh mất tình yêu đầu tiên của họ. Một sự thay đổi đang đến trên họ, và các chương đầu tiên của cuốn sách này cho chúng ta thấy những gì đang thay đổi. Tình yêu đầu tiên, cuộc sống đầu tiên, vinh quang đầu tiên đều đã bị mất. Chắc chắn tất cả chúng ta đều nhận ra đây là sự thật ở nhiều nơi trong thời kỳ của chúng ta hôm nay! Lời kêu gào lớn nhất ngày hôm nay là: “Chúng ta hãy trở lại những điều của buổi đầu!”

Điều thứ ba dẫn đến sự việc viết ra các chương này là: đó là một thời gian khi nhiều vị tiên tri và giáo sư giả mạo đã mang sự xáo trộn vào cơ đốc giáo, và đức tin mà  “đã truyền cho các thánh đồ một lần đủ cả" thì đã mất đi sự tinh khiết của nó. Một sứ đồ, người đã viết lá thư rất ngắn, cho biết ông bị buộc phải viết để " vì đức tin mà chiến đấu, là đức tin đã truyền cho các thánh đồ một lần đủ cả”(Jude 3). Và đây không phải một tình trạng khác mà chúng ta đang sống hôm nay sao? Nhiều giáo sư giả đang đưa dân của Chúa vào sự nhầm lẫn đến nỗi họ hầu như không biết những gì để tin.

Có lẽ không có cuốn sách nào trong Kinh Thánh mà bị nhầm lẫn hơn sách Khải thị nầy. Nhiều cơ đốc nhân đã từ bỏ việc đọc nó, và nói: "Tôi không biết phải nghĩ gì về nó. Giáo sư Kinh Thánh này đưa ra lời giải thích nầy, trong khi người kia cung cấp  lời giảng dạy khác. Nếu tôi đã cố gắng làm như vậy, tôi không thể cho bạn biết có bao nhiêu cách diễn giải khác nhau về sách Khải thị!

Vâng, đó là cách làm thế nào nó được hiện hữu trong thời kỳ khi John đã viết ra nó. Bạn biết rằng trong thư tín của ông, ông cũng nói rằng các Christ giả đã dấy lên (I Giăng 2: 18). Chúng ta phải nhớ rằng sự mặc khải về Giê-ru-sa-lem trên trời đã được đưa ra, bởi vì có tất cả những điều kiện này.

Nhưng chúng ta hãy lưu ý một điều nữa. Cuốn sách này được viết vào một thời điểm khi sự phán xét trên thế giới này đã bắt đầu. Bạn chỉ cần đọc qua nó để xem các sự phán xét đã đến trên thế giới, và chúng đã bắt đầu tại Giê-ru-sa-lem thế hạ. Tôi nghĩ là không có gì trong văn học lại quá khủng khiếp như bài tường thuật về sự hủy diệt Giê-ru-sa-lem do sử gia Josephus mô tả! Tuy nhiên, khi Giê-ru-sa-lem trên đất bị phá hủy và loại bỏ, thì Jerusalem trên trời hiện ra cho người ta xem.

Sự phán xét trên thế giới này đã bắt đầu tại Giê-ru-sa-lem, và sau đó nó đã đến trên đế chế La Mã, và trên chính thành phố Rome. Thời gian không còn quá xa trước khi kinh thành Rome vĩ đại và tuyệt vời đó sẽ bị tàn phá.Từ tất cả sự giàu có của nó, sự xa xỉ và rất nhiều của cải của nó đã bị giảm hạ thành nạn đói và bệnh dịch hạch, và tình hình kinh tế trở nên quá tồi tệ, đến nỗi những người giàu có nhất đi xin ăn. Và do đó, bạn đọc trong sách Khải thị này về các cơn dịch lệ, nạn đói và chiến tranh, và tất cả những tình trạng sẽ đến trên thế giới. Các sự phán xét của Đức Chúa Trời trên thế giới này đã bắt đầu --và có những người sẽ nói rằng những sự phán xét không bắt đầu trong thế giới của chúng ta ngày nay sao? Vậy bây giờ chúng tôi rời khỏi điểm nầy.

Vì vậy, chúng tôi có ở đây các tình trạng của sự đau khổ, hư hoại và mất mát vinh quang, sự suy thoái dân của Chúa, bỏ tình yêu đầu tiên của họ, trạng thái của sự dối trá và yếu đuối thuộc linh,-- và khi mọi thứ đã giống như thế, và như thế, thành Giêrusalem trên trời được giới thiệu và là câu giải đáp cho tất cả những điều kiện đó. Chỉ điều nầy chính xác là sự đối diện của tất cả những điều đó.

Bây giờ chúng ta rời điểm này chốc lát và di chuyển gần trái tim của những chương cuối cùng của sách Khải thị.

Tất cả có nghĩa là gì?

Chúng ta muốn biết ý nghĩa của thành phố thánh khiết này là gì, và tôi nghĩ rằng trước khi chúng ta tiếp nhận được rất nhiều điều hơn nữa, ý tưởng của các bạn sẽ bị đảo lộn cách triệt để! Chúng tôi sẽ làm hỏng nhiều bài thánh ca mà các bạn vẫn hát, nhưng chúng ta sẽ có một cái gì đó tốt hơn, và tôi hi vọng rằng các bạn sẽ hát một ca khúc mới trước khi chúng ta hoàn thành kỳ nhóm họp nầy

Cơ đốc nhân mà muốn đời sống cơ đốc của mình tốt đẹp một cách nghiêm túc luôn luôn tìm kiếm một cái gì đó mà sẽ giải thích kinh nghiệm của mình. Những cơ đốc nhân như vậy có thể không được thực sự tìm kiếm cho điều này, nhưng trong trái tim của họ, họ đang yêu cầu một cái gì đó mà sẽ giải thích tất cả mọi thứ. Trong đời sống cơ đốc của chúng tôi, chúng tôi đang yêu cầu một điều: tất cả có nghĩa là gì? Điều đó dẫn đến những gì? Loài nguời trên thế giới đang yêu cầu câu hỏi: tất cả có nghĩa là gì? 

Khi tôi nằm bệnh viện cách đây vài năm, có một người đàn ông mà cả hai chân đã bị cắt bỏ, và tôi nghe thấy ông ta rên rỉ trên giường của mình hầu như mỗi ngày. "Tất cả có nghĩa là gì?” Bạn hãy nhớ rằng trong chương thứ tám của lá thư của mình gởi người La Mã,
sứ đồ Phao-lô nói về việc tạo vật rên rỉ - "mọi vật thọ tạo đồng than thở, quặn thắt cho đến ngày nay" (câu 22) --và nếu bạn đặt đôi tai của mình để nghe tạo vật đang rên rỉ,  bạn sẽ nghe những gì? Tôi cảm thấy chắc chắn bạn sẽ nghe điều này: tất cả có nghĩa là gì? Và sau đó sứ Đồ Phao-lô nói: "Chính chúng ta…cũng rên la bên trong mình" (câu 23). Chúng tôi có một câu hỏi sâu trong lòng của chúng tôi: tất cả có nghĩa là gì? Tất cả các sự thử thách khó khăn, và đau khổ nầy trong đời sống cơ đốc có nghĩa là gì? Tất cả sẽ dẫn đến điều gì?

Bây giờ, tất nhiên, nó là nghiệp vụ của giáo sư cơ đốc để cung cấp câu trả lời cho câu hỏi đó và do đó giúp đỡ dân của Đức Chúa Trời hiểu ý nghĩa của nó. Vì vậy, chúng ta phải hỏi câu hỏi này: Có một lời giải thích nào mà có thể được tìm thấy trong Kinh Thánh và sẽ cung cấp cho chúng ta đủ ánh sáng trên con đuờng không?

Chìa Khoá cho tất cả mọi thứ

Tôi muốn nói rằng có một lời giải thích, và tôi nghĩ rằng những chương cuối cùng của Kinh Thánh là lời giải thích tốt nhất trong Kinh Thánh. Nếu chúng ta đã chỉ hiểu hai chương cuối cùng bằng một ánh sáng vĩ đại chói loà trong lòng của chúng ta, và chúng ta sẽ nói: "Và bây giờ tôi đã nhìn thấy. Tôi có chìa khóa cho tất cả mọi thứ. " Bây giờ, đây là sự đáp ứng cho yêu cầu tuyệt vời cho hai chương đó, là chìa khóa cho tất cả mọi thứ!

Tôi không chỉ sử dụng những từ ngữ suông. Tôi đã suy nghĩ điều này trong nhiều ngày và nhiều tuần, vì vậy đây không phải là những từ ngữ trống rỗng. Lời giải thích của tất cả mọi thứ là gì? Có một điều thống trị tất cả mọi thứ trong Kinh Thánh, và nó xuất hiện trong sự viên mãn trong những chương cuối. Chìa khóa đó cho tất cả mọi thứ là gì? Tất nhiên, khi tôi đặt nó vào một cụm từ ngắn, bạn sẽ không nắm bắt nó có nghĩa là gì, nhưng bạn càng suy nghĩ về nó bạn sẽ thấy rằng điều đó là sự thật.

 Điều mà thống trị tất cả mọi thứ trong Kinh Thánh từ đầu đến cuối là bản chất của Đức Chúa Trời. Các bạn đã có cụm từ đó chưa? Bản chất của của Đức Chúa Trời tể trị tất cả mọi thứ, và qua từ ngữ "bản chất của Đức Chúa Trời”, chúng tôi có ngụ ý là chính sự cấu tạo của Đức Chúa Trời. Chúng tôi nói về con người: "À, anh ấy hoặc cô ấy, được cấu tạo theo cách đó. Đó là làm thế nào anh nghĩ, hay anh cảm thấy như thế nào, và làm thế nào anh nói, và vì cớ anh ta đuợc tạo nên như vậy, nên anh nói và nghĩ như thế. Đó chỉ là sự cấu tạo của anh”. Nó không phải là vấn đề bạn làm gì, bạn không thể hành động bên ngoài sự cấu tạo riêng của bạn. Đó là sự cấu tạo của bạn làm cho bạn cư xử như bạn đang làm.

Đó là những gì chúng tôi có ngụ ý trong từ ngữ “ bản chất của Đức Chúa Trời". Nếu tôi có thể diễn tả nó theo cách này: vâng, Đức Chúa Trời là như thế nào, vì Ngài là những gì Ngài là, nhìn vào tất cả mọi thứ.

Vâng, bây giờ, một trong những bài học thực tế của đời sống cơ đốc của chúng ta là chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời nhìn vào mọi thứ
cách hoàn toàn khác biệt với cách nhìn của chính chúng ta. Ngài nhìn vào mọi sự từ con mắt của bản chất Ngài. Nếu bất cứ điều gì đáp ứng được bản chất của Đức Chúa Trời, đôi mắt của Ngài sẽ đầy sự sống, và Ngài nói: "người đẹp lòng Ta mọi đàng", nhưng nếu bất cứ điều gì không đáp ứng bản chất của Đức Chúa Trời và Ngài không chấp nhận nó, đôi mắt của Ngài trở nên đen tối. Đức Chúa Trời phán xét tất cả mọi thứ theo bản chất của Ngài, và Ngài quyết định tất cả mọi thứ theo bản chất của Ngài. Giá trị của bất cứ điều gì luôn luôn được Đức Chúa Trời quyết định,điều đó có đáp ứng cho bản chất của Ngài không.

Đức Chúa Trời quyết định vận mệnh vĩnh cửu dựa trên tiêu chuẩn theo bản chất riêng của Ngài. Điều nầy có quá khó khăn cho bạn nắm bắt chăng? Bạn sẽ không bao giờ hiểu thành phố này cho đến khi bạn hiểu điều đó, và bạn sẽ không bao giờ hiểu lý do tại sao Chúa Giêsu Christ đến trong thế giới, cho đến khi bạn hiểu điều đó. Đức Chúa Trời đang quyết định số phận của thế giới này theo quan điểm của bản chất Ngài, và Con của Ngài, Giêsu Christ, là tiêu chuẩn quyết định của Ngài.

Có một câu hỏi mà đứng trên tất cả mọi thứ, và đó là:
liệu điều gì đólàm thỏa mãn bản chất của Đức Chúa Trời không? Kinh Thánh bắt đầu với thực sự về Đức Chúa Trời và kết thúc với bản chất của Đức Chúa Trời trong sự biểu hiện hoàn hảo, và sự biểu hiện hoàn hảo này của tâm trí và bản chất của Đức Chúa Trời được trình bày cho chúng ta trong các biểu tượng của một thành phố và một khu vườn. Bạn có nhận thấy từ ngữ mà tôi đã sử dụng không? Biểu tượng của thành phố và một khu vườn --và đây là nơi mà chúng tôi lật đổ một số bài thánh ca của bạn và bạn phải có một cuộc cách mạng tuyệt đối trong tâm trí của bạn. Bạn có ý tưởng rằng bạn đang đi đến Giê-ru-sa-lem thuộc thiên như đi đến một số điều và một số địa điểm? Tôi xin lỗi để cho bạn biết rằng bạn sai lầm! Khi bạn hát:

"
Thành Giê-ru-sa-lem bằng vàng!

”Đượm ơn sữa quí, mật ong , " (TC. Tin Lành VN số 338).

Bạn có ngụ ý gì? Khi bạn hát:

"
Ta bước lên Zion hè, Tiến lên ngọn núi Zion đẹp đẽ" (TC. Tin Lành VN số 22)

Bạn có ngụ ý gì ? Khi bạn hát:

"Chúng t
a sẽ bước đi trên đường phố bằng vàng"

Bạn có ý nghĩa gì? Khi bạn nói về "uống tại dòng sông" và " tiếp lấy trái cây sự sống", bạn có ngụ ý gì?

Nếu tôi
đã không nhìn thấy ý nghĩa thực sự, tôi nên xin lỗi vì đã làm hỏng tất cả các hình ảnh đáng yêu của bạn! Không có một điều như vậy trong Giê-ru-sa-lem mới theo nghĩa đen và không có một điều như vậy trong một thành phố trên trời theo nghĩa đen, để đáp ứng cho tầm nhìn của John, nhưng có cái gì đó tốt hơn rất nhiều, và đó là những gì chúng ta phải xem xét đầy đủ hơn.

Tại Sao Là Biểu Tượng?

Tôi sẽ chỉ
kết luận bằng cách nói với bạn lý do tại sao cả cuốn sách Khải thị, đặc biệt là các chương cuối cùng, đã được viết theo ngôn từ biểu tượng. Cuốn sách này gần như hoàn toàn có tính cách biểu tượng. Tại sao? Bởi vì rất nhiều phần của nó không chỉ là lời tiên tri về một tương lai xa hơn, như phải làm gì với lịch sử của những khoảng thời gian đó. Giả sử rằng, thay vì nói về một con rồng hoặc một con thú khủng khiếp lên từ biển, John đã nói: "Caesar là một con rồng khủng khiếp và con thú hoang dã. Caesar là như thế. Vâng, bạn biết những gì sẽ xảy ra! Vì vậy, những sự thật lịch sử như vậy đã được trình bày trong các biểu tượng, và các cơ đốc nhân đều hiểu. Bạn biết rằng Peter đã gọi là Rome "Babylon" chăng?.

 Vâng, người La Mã, khi đọc điều đó, sẽ nói: "Ồ, ông ta đang nói về Babylon. Babylon ở đâu?” Nhưng các cơ đốc nhân hiểu rằng Babylon của PeterRome. Vì vậy, tất cả đã được viết bằng các biểu tượng và các cơ đốc nhân là những người duy nhất đã hiểu, và đó là sự thật về thành phố thánh khiết. Nó không phải là một cái gì đó theo nghĩa đen, nó là một cái gì đó đại diện cho một đôi điều thuộc linh, và nó làm cho các cơ đốc nhân hiểu rằng đây không phải là sự tưởng tượng, nhưng là một số thực tại thuộc linh.

Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Ngài: “đã ban cho các ngươi được biết những huyền nhiệm của vương quốc Đức Chúa Trời, song với những kẻ khác thì dùng dụ ngôn" (Lu-ca 8: 10). Đó là: bạn thì hiểu, còn họ thì không. Vì vậy, các chương này là dành cho sự hiểu biết thuộc linh. Thành phố này, Giê-ru-sa-lem trên trời, mà đáp ứng đầy trọn với bản chất của Đức Chúa Trời. Mỗi chi tiết của nó đại diện cho một cái gì đó về bản chất thần thượng, do đó, tác giả của bức thư gửi cho người Do Thái nói cùng các cơ đốc nhân: "nhưng anh em đã đến núi Zion, thành của Đức Chúa Trời hằng sống, là Jerusalem trên trời....”( Heb. 12:22)


Bây giờ
, lời giới thiệu đó là rất cần thiết. thể không thật rất truyền cảm vào lúc này, nhưng chúng ta phải hiểu nó là những gì chúng ta đang phải bàn luận đến, và tại sao điều này có một thông điệp quan trọng cho cuộc sống của chúng ta và thời đại chúng ta. Nếu bạn quên đi tất cả những gì tôi đã nói sáng nay, hãy cố gắng ghi nhớ một điều và mang nó theo với bạn, hãy suy nghĩ về nó và tiếp tục suy nghĩ về nó: Tất cả các công việc của Đức Chúa Trời trong cuộc sống chúng ta đều dựa trên cơ sở của chính bản chất Ngài. Chúng ta được mời gọi để làm “những kẻ dự phần vào thần tánh" (2 Phi. 1:4), và khi Đức Chúa Trời đã hoàn thành với chúng ta-- nếu chúng ta để cho Ngài có được đường lối của Ngài-- chúng ta sẽ là một sự biểu hiện đầy đủ bản chất của Đức Chúa Trời.

Sau đó, khi bạn có một đám đông người giống như thế, một sự biểu hiện đầy đủ, sống động về tấm lòng của Đức Chúa Trời, khi đó bạn có Giê-ru-sa-lem thuộc thiên.

Bây giờ bạn có thể hát
lại, nếu bạn thích, " Ta bước lên Zion hè, tiến lên ngọn núi Zion đẹp đẽ ....”, nhưng hãy chắc chắn về những gì bạn có ngụ ý khi hát! Amen

T.A.S.