Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Phẩm chất quan hệ chớ không phải kích thước


Đối với Đức Chúa Trời, phẩm chất quan trọng cách lớn lao, còn kích thước ít đáng kể. Khi chúng ta đối đầu với kích thước, phẩm chất là mọi sự, còn kích thước không ra gì.


Điều nầy không khó hiểu, vì kích thước là một lời của loài thọ tạo, chỉ áp dụng cho sự vật. Nó liên hệ đến chiều kích, trọng lượng hay số liệu của các vật thọ tạo. Đức Chúa Trời không có kích thước, vì lý do hiển nhiên là không có thuộc tính nào của sự vật áp dụng cho Ngài, và kích thước là một thuộc tính của sự vật.
Qui kích thước cho Đức Chúa Trời là làm cho Ngài chịu phục các mức độ, mà Ngài không bao giờ có thể như vậy, vì chính ý tưởng về mức độ chỉ có liên quan đến các vật thọ tạo. Cái gì vô hạn thì không thể lớn hay kém hơn, rộng hơn hay nhỏ hơn, Đức Chúa Trời thì vô hạn. Nói cách đơn giản, Đức Chúa Trời ở ngoài kích thước” Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu” là cách thế nào Ngài dùng sự kiên nhẫn hạ cố để đánh giá cho sự thông minh thọ tạo về Hữu thể không thọ tạo của Ngài.
Như được dùng ở đây, lời “phẩm chất” phải có liên hệ với hữu thể thuần khiết, mà theo thực tại, và không dung nạp mức độ cách đúng đắn. Vì lý do nầy chúng ta có thể qui phẩm chất cho Đức Chúa Trời, chớ không phải kích thước.
Đức Chúa Trời đã sáng tạo con người theo chính hình ảnh Ngài và đã ban trí năng, tình cảm, và ý chí cho anh ta chung với tri giác luân lý và khả năng để biết cũng như thờ phượng Đấng Tạo Hóa của anh ta. Các thuộc tính nầy cấu thành tính chất của hữu thể và làm con người khác biệt với thế giới quanh anh ta, cũng như với chính thân thể anh ta. Thân thể vật lý chiếm một khoảng không gian, sức nặng và hình thức, nhưng chúng thiếu hụt khả năng suy nghĩ, cảm xúc, thương yêu, khao khát hay thờ phượng. Vì cớ chúng thiếu khuyết khả năng nầy, và đặc biệt vì cớ chúng thiếu hụt năng lực ý chí, chúng không chiếm hữu các tính chất luân lý hay thuộc linh gì cả, và vì cớ chúng không có các tính chất như vậy, chúng không ra gì trong chính chúng, chúng chỉ có ý nghĩa vào lúc chúng được Đức Chúa Trời hay con người cho mượn các điều đó, tức người mà Ngài đã dựng nên theo hình dạng giống như của Ngài.
Sự sa ngã luân lý của con người đã che mờ khải tượng của anh ta, làm xáo trộn sự suy tư của anh ta và khiến anh ta khuất phục ảo tưởng. Một bằng cớ hiển nhiên của điều nầy là mọi người có khuynh hướng không thể chữa trị và đặt kích thước đứng trước phẩm chất trong khi anh ta đánh giá các sự vật. Niềm tin cơ đốc nhân làm đảo lộn thứ tự nầy, nhưng thậm chí các cơ đốc nhân đều còn có khuynh hướng xét đoán các sự vật theo luật của A-đam đầu tiên. Bao lớn? Bao nhiêu? Số lượng là mấy?—là các câu hỏi thường được dân tôn giáo dùng khi họ nỗ lực định giá các điều cơ đốc. Điều nầy được thực hiện bằng một loại phản ảnh vô cảm biết, vì cớ trong thế giới của sự vật, chuyển động, không gian và thời gian là các câu hỏi nầy có ý nghĩa hợp lý. Trong linh giới , chúng không có ý nghĩa gì cả, song le họ đưa chúng vào vương quốc của Đức Chúa Trời, nên điều hiển nhiên là tâm trí của chúng ta đã chỉ được đổi mới cách bất toàn.
Nan đề của chúng ta là chúng ta suy nghĩ theo cách của loài người. Chúng ta không vui hưởng thiên đàng nhưng vui hưởng trái đất, và tâm lý học của chúng ta không chuyên chú về Christ, nhưng về A đam. Chúng ta luôn luôn nhấn mạnh cách bướng bỉnh rằng chúng ta là các người Tin Lành cơ bản, nhưng điều sỉ hỗ của chúng ta là nhiều triết gia ngoại đạo đã có ý hướng thuộc linh nhiều hơn chúng ta: Socrates, Epictetus, Marcus Aurelius và nhiều người nữa đã có thể thăng tiến xa để làm chứng nghịch cùng chúng ta. Họ vốn khôn ngoan nhiều hơn trong thế hệ của họ dù không có ánh sáng Tân ước, còn chúng ta thì có ánh sánh đó.
Niềm tin cơ đốc ăn khớp với vương quốc thuộc linh mà nơi đó phẩm chất là mọi sự... “Giờ sắp đến, mà nay đã đến rồi, khi kẻ thờ lạy thật lấy linh và lẽ thật mà thờ lạy Cha, vì Cha vẫn tìm kiếm người dường ấy để thờ lạy Ngài. Đức Chúa Trời là Linh, nên ai thờ lạy Ngài thì cần phải lấy linh và lẽ thật mà thờ lạy”. Với các lời nầy, Jesus bày tỏ cho cả dân Do thái và Samari mà đã lạc xa biết bao trong lý luận của họ về địa điểm đúng đắn để thờ phượng. Vẻ đẹp của thành phố, kích thước của ngọn núi đều không quan hệ với Cha, lẽ thật và linh cũng như mọi sự phồn thịnh của các tính chất luân lý gom góp xung quanh chúng: những điều nầy là mọi sự trong mọi sự.
Chúng tôi thường gặp các sinh viên đại học đặt niềm tin nơi Christ, nhưng lại bị rúng động cách tồi tệ trước sự tiết lộ của các bài giảng thuyết khoa học. Tiếp sau ít bài thuyết trình, cũng như được nhìn qua viễn vọng kính, vũ trụ nhỏ bé xinh xắn của họ bắt đầu sụp đổ tan tành. Tính cách hoàn toàn khổng lồ của các thiên thể và không gian bao la đã làm họ chìm ngập. Trái đất chỉ là một chấm nhỏ tí xíu trong tình trạng bao la của không gian và con người chỉ là một chấm cực nhỏ trên trái đất, còn Đức Chúa Trời ở bên ngoài vì sao xa hơn hết, cách hàng tỉ năm ánh sáng—làm sao Đức Chúa Trời đã có thể trở nên con người và cư trú ở giữa chúng ta chớ? Con người có đáng kể gì chăng, vì anh ta nhỏ xíu cách vô nghĩa và sống ngắn ngủi đến cảm động mà?
Suy nghĩ theo đường lối nầy là làm xáo trộn kích thước với phẩm chất, là lối suy nghĩ cách hèn hạ về Đức Chúa Trời chí cao. Đồng nhất hóa Ngài với sự vật và làm cho Ngài thành người đầy tớ của thời gian và không gian, đó là làm suy giảm quan niệm chúng ta về Thần Đức cũng như trở thành nạn nhân của sự vô tín.
Sự thật thì một hồn được sáng tạo theo hình ảnh Đức Chúa Trời và quí báu cho Ngài nhiều hơn cả vũ trụ của các hành tinh. Thiên văn học xử lý với không gian, sự vật và chuyển động, thần đạo học bàn về sự sống, nhân phẩm và huyền nhiệm của hữu thể. Thí dụ, thân thể của tác giả Thi thiên, Đa vít, dù có kích thước trung bình, vốn quá nhỏ mà có thể đã được chôn giấu trong một khe nứt nào đó giữa vùng đồi núi của xứ Giu đê, không bao giờ tìm được, dù loài người đã cố công dò tìm suốt một ngàn năm rồi. Đó là kích thước và điều đó thật không quan trọng. Nhưng trong giờ phút được hà hơi nào đó, Đa vít đã viết thi thiên Đấng Chăn Chiên! Đó là phẩm chất và nó quí báu biết bao, khi có thể suy diễn rằng có âm thanh của hàng vạn tiếng nói đang ca hát thi thiên đó vào mỗi Chúa Nhật trong suốt năm trên cả thế thế giới!
Hội Thánh đã được cung hiến cho những gì quan trọng – phẩm chất quan trọng. Chúng ta đừng bị sai lạc vì kích thước của các sự vật./.
A.W.Tozer