Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

ĐỜI SỐNG ĐẮC THẮNG - Phần I

ĐỜI SỐNG ĐẮC THẮNG - Phần I

Trong ngày của Chúa vừa qua, ta đã nhìn thấy đời sống mỗi cơ đốc nhân có thể đạt đến giai đoạn hoàn hảo. (Xem bài Phạm vi sự cứu rỗi của các tín đồ). Mỗi cơ đốc nhân có thể có lương tâm tinh sạch và lòng thanh sạch, và anh ta có thể không lo lắng gì cả. Anh có thể thánh khiết trong tâm trí và tập trung trong các tư tưởng mình. Anh có thể vâng phục Đức Chúa Trời cách hoàn toàn và tôn trọng cùng yêu Đức Chúa Trời cách trọn vẹn. Anh có thể đắc thắng sự cấu tạo đặc biệt của bản thể vật lý của anh và trình dâng các chi thể mình như khí giới của sự công nghĩa cho Đức Chúa Trời làm nên sự thánh hóa. Mỗi cơ đốc nhân đều có thể đạt đến giai đoạn nơi đó anh có thể nói rằng anh đã được đóng đinh với Christ và rằng anh không còn sống nữa, nhưng Christ đang sống trong anh. Điều này hoàn toàn có thể và đạt được. Hôm nay tôi sẽ nói cùng anh em về sự việc khác: đường lối để chiếm được đời sống đắc thắng.

I. ĐỜI SỐNG CỦA CHRIST TRÊN TRÁI ĐẤT

Ta biết rằng khi Christ còn sống trên đất, Ngài hoàn toàn thuận phục Đức Chúa Trời, Ngài đã không yêu thế giới gì cả, và đã không nói hay hành động theo ý riêng của Ngài bao giờ. Ngài không bao giờ cho phép chính mình bị các sự cám dỗ chiến thắng, Ngài đã không bao giờ phạm tội một lần nào. Ngài đã thuận phục Đức Chúa Trời đến chết. Đây là đời sống của Christ.

Chúng ta thì thế nào? Chúng ta có thuận phục Đức Chúa Trời cách đầy đủ không? Không. Chúng ta có hoàn toàn từ bỏ ý muốn của bản ngã không? Không. Chúng ta có trọn vẹn không phạm tội không? Không. Chúng ta có tự do không yêu thế giới cách hoàn toàn không? Không. Chúng ta có thể không yêu thế giới ở bề ngoài, nhưng trong lòng mình, chúng ta vẫn yêu thế giới cách bí mật. Ai trong chúng ta không bao giờ bị rung động bởi các sự cám dỗ. Không một ai. Điều này gây sốc chúng ta biết bao! Theo kinh thánh, cơ đốc nhân nên là người hoàn toàn thuận phục Đức Chúa Trời, là người trọn vẹn thoát khỏi sự yêu mến thế giới, là người không đi theo ý muốn của bản ngã bao giờ, là người không phạm tội gì cả, và là người không bao giờ bị các sự cám dỗ làm khuấy động một lần nào. Song le, anh chị em ơi, anh em sẽ nói rằng điều này không có thể. Tôi nói rằng điều này cũng không có thể. Một số người chúng ta ít nhất đã là cơ đốc nhân trãi một hay hai năm rồi. Đa số anh em chúng ta đã là cơ đốc nhân trãi ba, bốn hay thậm chí năm năm rồi. Trong suốt mấy năm nay ta đã đạt được những gì? Nhiều lúc ta ăn năn, hối tiếc và thậm chí khóc lóc. Nhưng sự đắc thắng ở đâu? Ta biết tiêu chuẩn của việc làm cơ đốc nhân theo kinh thánh. Ta không nên bước theo chính mình gì cả. Ta phải công nghĩa như Đức Chúa Trời là công nghĩa, và ta nên tìm kiếm vương quốc với tấm lòng đơn thuần. Nhưng chúng ta thích điều gì? Ta thường phạm tội. Lòng chúng ta nhơ phớp. Ta vẫn nổi giận. Ta vẫn còn kín đáo yêu mến thế giới, và ta bị các tham dục mình kiểm soát. Ta không yêu thích đọc kinh thánh hay cầu nguyện. Đôi lúc thậm chí ta nghĩ rằng: không làm cơ đốc nhân gì cả là tốt hơn.

Kinh thánh nói rằng ta nên, nhưng ta nói rằng ta không thể. Ta nên làm những gì ta nên. Nhưng ta không thể làm những gì ta không có thể. Anh em có thể nói rằng lẽ thật của Đức Chúa Trời nên hạ thấp xuống một ít chăng? Chúng ta có thể nói rằng thật không quan hệ nhiều nếu ta phạm tội một lần thôi? Hay chúng ta có thể nói rằng hoàn toàn đúng cho một số người yêu Đức Chúa Trời, thuận phục Ngài, từ chối chính mình và sống thánh khiết, nhưng tiêu chuẩn như vậy không dành cho chúng ta, nhưng chỉ dành cho một giai cấp đặc biệt của dân chúng?

Anh chị em ơi, ta phải thấy rằng thậm chí dầu chính chúng ta không thể làm điều đó, có một Đấng có thể làm điều đó. Đấng này là Christ. Ta phải được hoàn hảo, nhưng ta không. Tuy nhiên, Christ đã đạt được điều này; Ngài đã đạt đến sự hoàn hảo này. Điều này bảo chúng ta ba điều:

1. Tiêu chuẩn nếp sống mà Đức Chúa Trời đã ấn định là đôi điều mỗi một cơ đốc nhân có thể đạt được.

2.Chúng ta không thể đạt được điều đó.

3.Trãi suốt lịch sử, chỉ có một Đấng đã đạt được điều đó – Christ.

Anh em có tin rằng ta không thể làm điều đó chăng? Vâng. Chúng ta có tin rằng Christ có thể làm điều đó chứ? Vâng. Chúng ta nên làm, nhưng chúng ta không thể. Tất cả chúng ta nhìn nhận rằng Christ hoàn hảo. Khi ấy ta sẽ nói gì? Tiêu chuẩn sống theo Đức Chúa Trời chỉ có thể do Đức Chúa Trời sống bày tỏ ra. Không chỉ điều này là thật trong trường hợp của Đức Chúa Trời, Đấng cao hơn chúng ta; nó cũng thật trong trường hợp các đời sống thấp hơn đời sống của ta. Ta phải có cùng sự sống trước khi ta có thể có cùng nếp sống. Lấy con chim làm thí dụ. Một người phải có sự sống của loài chim trước khi anh ta có thể có nếp sống của con chim. Cũng hãy lấy con thú làm thí dụ. Một người phải là con thú trước khi anh ta có thể sống cuộc đời con thú. Chỉ Đức Chúa Trời có thể sống cuộc đời Đức Chúa Trời. Christ là Đức Chúa Trời; vì vậy, chỉ Christ có thể sống sự sống Đức Chúa Trời.

II.ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC NHÂN ĐƯỢC MIÊU TẢ TRONG KINH THÁNH

Phi-líp 1: 21 chép: “vì đối với tôi, sống là Christ”. Tại đây câu này có nói ta nên nên sống giống như Christ không? Không. Nó có nói ta nên bắt chước Christ không? Không. Nó có nói rằng ta nên tiếp lấy Christ làm khuôn mẫu của mình và theo Ngài không? Không. Nó nói, “sống là Christ”. Việc bắt chước thì tuyệt đối vô dụng. Thậm chí, nếu ta có thể nghiên cứu kinh thánh, cầu nguyện, cư xử một cuộc đời tốt đẹp, và có sự theo đuổi đúng đắn, khi sự sống của chúng ta là sự sống sai trật, chúng ta sẽ có nếp sống sai trật. Ta có thể khao khát, khóc lóc, ăn năn và thưa với Đức Chúa Trời, “Ô, lạy Đức Chúa Trời, con thực sự khao khát vâng lời Ngài”. Chắc chắn điều này tốt đẹp. Nhưng có một điều sai: sự sống của anh em sai trật.

Đức Chúa Trời đã không chỉ ấn định Christ phải chết cho chúng ta trên đồi Gô-gô-tha, nhưng Ngài phải trở nên sự sống của chúng ta. Anh chị em ơi, xin vui lòng sáng tỏ về điều này. Đức Chúa Trời đã không yêu cầu chúng ta làm cơ đốc nhân theo cách đau thương như vậy. Đức Chúa Trời đã không bao giờ yêu cầu ta làm cơ đốc nhân theo cách như con khỉ được dạy dỗ mặc quần áo, ăn thức ăn, hay vận dụng như con người. Có thể là sự đau đớn lớn lao cho con khỉ khi nó cố sức làm con người. Có thể là dễ chịu khi cho con khỉ làm con khỉ, hơn là cho con khỉ cố gắng làm con người. Đức Chúa Trời đã không đối đãi với chúng ta theo đường lối đó.

Khi ta đọc kinh thánh chừng 5 phút, ta có thể không tìm được hương vị gì cả; ta có thể thích thú đọc sách khác hơn. Khi ta cầu nguyện, ta có thể không tiếp nhận được gì cả. Song le, nếu ta không cầu nguyện, lương tâm không định tội chúng ta. Thật khó cho ta không yêu thế giới; song le, chúng ta không có sự bình an khi yêu thế giới. Theo cách này, ta nhận thấy khó làm cơ đốc nhân và không thể sống sự sống của Đức Chúa Trời được. Ta là những người khốn khổ biết dường nào! Thật tốt hơn khi ta cảm thấy mình khốn khổ, vì điều này có nghĩa ta vẫn còn ở trên con đường đi tới. Nếu ta không cảm thấy sự khốn khổ nào, tôi cảm thấy buồn vì cớ điều này có nghĩa là ta đã lìa bỏ lối đi đúng đắn.

Nhiều lúc dầu ta thấy rằng sự cám dỗ của thế giới là dữ dội, ta không thể nói bất cứ điều gì nghịch lại nó, vì cớ bên trong ta, ta cảm thấy có cái gì đó đang gây ảnh hưởng chính chúng ta và ta không thể hoàn toàn định tội những kẻ trong thế giới đang bị thế giới ảnh hưởng. Nhiều lúc ta thấy người ta dâng mình cho Đức Chúa Trời, hướng mặt về Đức Chúa Trời và quay lưng lại thế giới, thuận phục Đức Chúa Trời, và ta nghĩ, “thật diệu kỳ biết bao nếu tôi giống như họ!”. Nhưng khi ta nỗ lực thực hành điều đó, ta khám phá điều đó thật là một sự đau khổ cho chúng ta là dường nào. Anh chị em ơi, đích thực là một sự đau khổ lớn lao nếu Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta làm cơ đốc nhân như vậy. Nếu tiêu chuẩn quá cao, làm thế nào chúng ta có thể với tới. Yêu cầu cậu bé lên 5 tuổi mang một khối nặng 100 cân Anh là một việc tàn nhẫn. Thật còn tàn nhẫn hơn nữa nếu yêu cầu cậu bé này mang đến 13000 cân Anh. Yêu cầu cơ đốc nhân sống sự sống Đức Chúa Trời còn đau khổ hơn là yêu cầu cậu bé 5 tuổi nhấc lên 400 hay 15000 cân Anh.

Nhiều lúc ta nghĩ ta có thể nỗ lực, ta nỗ lực chịu đựng các nỗi đau khổ và các sự thèm muốn. Nhưng kết quả là có tội lỗi này tiếp nối tội lỗi kia. Ta khô nước mắt kết thúc sự hối tiếc thì điều mà ta hối tiếc lại trở lại cùng ta lần nữa. Nước mắt chúng ta khóc khó ráo trước khi điều mà làm ta đổ nước mắt lại trở lại. Anh chị em ơi, thật là lạ lùng nếu ta có thể tin rằng ta không có thể làm những gì ta cố sức. Kinh thánh bảo chúng ta rằng sự sống mà chúng ta đã tiếp nhận từ Đức Chúa Trời thì không phải là sự sống thất bại và yêu cầu ta ăn năn, chỉ thất bại lại và ăn năn lại. Đó là sự sống mà trong đó “sống là Christ”. Đó cũng là sự sống mà trong đó Chúa Jesus đã sống bày tỏ chính mình Ngài từ trong chúng ta ra. Bà Ma-ri đã ban cho Chúa một thân thể, và Chúa đã có thể biểu lộ sự sống của Đức Chúa Trời từ trong thân thể ấy. Cũng một thể ấy, chúng ta dâng chính mình cho Chúa và nên tiếp nhận Đấng Christ này vào trong ta đến nỗi Ngài có thể sống bày tỏ sự sống Ngài từ trong chúng ta và ta có thể sống như Ngài sống.

Anh chị em ơi, xin hãy sáng tỏ: sống thánh khiết, từ bỏ bản ngã, và yêu Chúa với tấm lòng đơn thuần không phải là những điều cơ đốc nhân nên nỗ lực làm, hay là những điều cơ đốc nhân có thể bắt chước. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị Christ cho chúng ta. Đây là sự cứu rỗi đầy đủ. Đức Chúa Trời đã ấn định Christ trong hai đường lối. Về một mặt, Christ đã giữ luật pháp cho ta. Về mặt kia, Ngài ở bên trong ta khiến ta giữ luật pháp của Đức Chúa Trời. Về một mặt, Ngài đã chết vì chúng ta. Về mặt kia, Ngài đang sống bên trong chúng ta. Ngài đã hoàn thành sự cứu rỗi trên Gô-gô-tha, và bây giờ Ngài đang hoàn thành trong ta những gì mà Gô-gô-tha đã hoàn thành. Trên Gô-gô-tha, Ngài đã xưng nghĩa chúng ta. Bây giờ Ngài đang sống bên trong ta để làm ta được xưng nghĩa. Ngài đã không chỉ vâng lời Đức Chúa Trời, nhưng ở bên trong ta Ngài cũng đang khiến ta vâng lời Đức Chúa Trời. Ngài đã không chỉ làm đôi điều cho chúng ta, nhưng Ngài đang làm đôi điều bên trong chúng ta.

Tại đây chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của sự phục sinh. Phao-lô nói, “còn nếu Christ chẳng đã được sống lại, … anh em vẫn còn ở trong các tội lỗi mình”. Ông đã không nói văn kiện về tội lỗi vẫn còn, vì cớ văn kiện về tội lỗi đã được cất bỏ khi Christ chết. Nhưng nếu Christ đã không sống lại, chúng ta vẫn còn ở trong các tội lỗi mình. Những gì chúng ta có chỉ là sự cứu rỗi phân nửa. Khi rao giảng phúc âm, chúng ta thường dùng minh họa là các sự quá phạm của ta giống như nợ nần mà đã được gánh chịu. Christ giống như người bạn giàu có. Khi Ngài chết, Ngài đã trả nợ cho chúng ta. Điều này đúng, và đây là phúc âm. Đáng tiếc, đây chỉ là phân nửa sự cứu rỗi. Chúa Jesus đã trả nợ cho chúng ta là thật. Nhưng chúng ta phải hỏi có phải sự trả nợ là điều duy nhất mà Ngài đã làm không. Có nghĩa chúng ta sẽ không bao giờ mắc thêm nợ? Christ đã trả nợ, nhưng há điều này có nghĩa tôi vẫn có thể mắc nợ tiền bạc trong tương lai? Thật vậy, bạn tôi đã trả các nợ quá khứ của tôi. Nếu tôi vay mượn trở lại, bạn tôi phải giúp đỡ tôi lần nữa, há không có nghĩa tôi chỉ tiếp nhận được phân nửa sự cứu rỗi hay sao? Dầu bạn tôi đã trả cho tôi, tôi vẫn tiếp tục mắc nợ. Dầu Christ đã chết cho tôi, tôi vẫn tiếp tục trong tội lỗi. Có phải đây là sự cứu rỗi hay không?

Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời đã khiến Chúa Jesus chết cho tôi trên Gô-gô-tha, và nó cũng khiến Ngài sống trong tôi. Ngài đã trả mối nợ nần cho chúng ta, và Ngài đang sống bên trong chúng ta đến nỗi chúng ta không cần vay mượn thêm nữa. Đức Chúa Trời không dừng lại ở sự việc cứu chúng ta khỏi địa ngục và vào Thiên đàng. Ngài cứu chúng ta đến mức độ Christ trở nên sự sống của chúng ta. Nếu ta đã chỉ tiếp nhận sự cứu rỗi phân nửa, ta sẽ vẫn đau khổ và không có niềm vui của sự cứu rỗi. Jesus Christ là sự sống chúng ta. Đức Chúa Trời không bao giờ nói rằng cơ đốc nhân phải làm điều này và điều kia. Phao-lô nói, “đối với tôi, sống là Christ”. Phao-lô đã không chỉ có thể chịu đựng các sự đánh đập và bắt bớ của người khác, nhưng cũng vượt qua nhiều sự hiểm nguy và việc bị từ bỏ ở Giê-ru-sa-lem và giải đi La-mã, vì cớ Christ đã sống bên trong ông. Ông không giống như Christ hay bắt chước Christ. Đúng ra, Christ sống trong ông. Không có Christ ở trong, ông đã không có thể vượt qua các điều đó. Còn khỉ không thể trở nên con người. Cũng vậy, một cơ đốc nhân không thể trở thành Christ do sự bắt chước.

Phi-líp 2: 12-13 chép, “hãy lấy lòng sợ sệt run rẫy mà làm nên sự cứu rỗi của anh em; vì ấy là Đức Chúa Trời hành động trong anh em, để vừa muốn vừa làm nên sự đẹp lòng Ngài”. Trong Phi-líp 1: 21 ta thấy kinh nghiệm cá nhân của Phao-lô. Còn trong hai câu này, ta được bảo rằng mỗi cơ đốc nhân có thể có cùng kinh nghiệm.

“Hãy làm nên sự cứu rỗi của anh em với sự sợ sệt và run rẫy”. Khi nhiều người đọc câu này, họ suy nghĩ rằng sự cứu rỗi là đôi điều gì đó họ nên làm nên. Vì lý do này, họ chuẩn bị tâm trí mình thức dậy sớm, nghiên cứu kinh thánh, và trở nên nhiệt thành làm chứng đạo cho người khác. Song le, họ nhận thấy rằng họ không có thể thành công. Họ đã quên các lời trong câu 13: “vì ấy là Đức Chúa Trời hành động trong anh em, để vừa muốn vừa làm nên sự đẹp lòng Ngài”. Vì có chữ “vì” trong câu 13, có nghĩa câu 13 là “nguyên do”, còn sự làm nên sự cứu rỗi trong câu 12 chỉ là “hiệu quả”.

Các hoạt động của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày bao gồm hai điều:

(1) việc muốn, đó là sự quyết tâm ở bên trong.
(2) việc làm việc, đó là sự cư xử bên ngoài.

    Toàn thể nếp sống của ta gồm có hai điều này, sũ quyết tâm bên trong và sự làm việc bên ngoài. Cả muốn và làm là kết quả của việc Đức Chúa Trời vận hành bên trong ta. Đây không nói ta phải muốn và làm. Đúng ra, kinh thánh chép rằng ấy là Đức Chúa Trời vận hành bên trong ta đến mức độ ta có thể muốn và làm. Vận hành là làm việc. Ấy là Đức Chúa Trời hành động bên trong ta đến điểm ta có thể muốn và làm. Lý do ta có thể làm nên đôi điều là vì cớ Đức Chúa Trời đã hành động bên trong. Không có sự hành động bên trong, không bao giờ có thể có sự làm nên ở bên ngoài.

   Nhiều lúc ta nói cùng Đức Chúa Trời, “lạy Đức Chúa Trời, con muốn vâng lời Ngài cách đầy trọn. Song le, điều này rất khó. Con muốn không yêu thế giới. Song le khó quá!”. Đây là con đường sự cứu rỗi. Đức Chúa Trời có thể hành động bên trong anh em đến mức độ anh em có thể trọn vẹn vâng lời Đức Chúa Trời. Ngài có thể hành động bên trong anh em đến mức độ anh em không yêu thế giới và không làm theo ý muốn của mình. Dầu anh em không thể làm điều đó ở bên trong, Đức Chúa Trời có thể hành động đến mức anh em có thể.

Sự cứu rỗi hoàn hảo là gì? Không phải để cơ đốc nhân cất bỏ tội lỗi hôm nay và loại trừ sự gian ác ngày mai. Sự cứu rỗi hoàn hảo là tiếp nhận Đấng Christ hoàn hảo. Khi ta có Christ, ta có sự cứu rỗi hoàn hảo. Người cơ đốc nhân rất khó giúp đỡ là người không xây mặt mình hướng về Christ! Những gì anh ta thấy chỉ là sự tốt đẹp của anh và sự xấu xa của anh mà thôi! Anh chú ý vài tội lỗi nào đó của anh, vài ách nô lệ đối với người nào đó, và vài sự hấp dẫn đối với điều gì đó. Anh định tội mình, buồn rầu về mình và có sức đắc thắng mọi nan đề của mình. Song le, anh vi phạm một lỗi lầm lớn lao. Đức Chúa Trời đã không định ý cho anh đắc thắng các điều này từng điều một. Đức Chúa Trời muốn anh tiếp nhận Christ hoàn hảo.

Giả sử một cậu bé thích trái cây. Khi cậu muốn trái lê, cậu đi đến vườn cây ăn quả để mua ít trái lê. Nếu ngày hôm sau cậu muốn ăn cam hay chuối, cậu sẽ đi mua cam hoặc chuối. Về sau cậu nhận thấy rằng cha cậu làm chủ một vườn trái cây và cha cậu đã ban vườn ấy cho cậu. Từ lúc đó trở đi, việc ăn trái cây của cậu sẽ khác biệt. Mọi trái cây thuộc về cậu. Là cơ đốc nhân, ta muốn thi hành điều này hôm nay và hoàn thành điều kia ngày mai. Hôm nay ta muốn kiên nhẫn và ngày mai yêu thương; ta giống như cậu bé hôm nay muốn ăn lê và ngày mai muốn trái cam. Nhưng Đức Chúa Trời muốn chúng ta tiếp nhận Christ hoàn hảo. Cả vườn cây ăn quả thuộc về chúng ta. Nếu ta mua cách riêng biệt, sẽ có nhiều lần thiếu hụt và cần mua rồi lại mua nữa

Tôi không đang nói rằng anh em không phải sống kiên nhẫn hay yêu thương. Anh em nên kiên nhẫn, và anh em nên yêu thương. Nhưng nếu anh em thực hành các điều này từng điểm một, anh em sẽ nhận thấy rằng anh em không thể thực hành chúng. Nếu anh em làm điều này, ngày ngày anh em sẽ khám phá ra rằng, anh em yêu thế giới hơn nữa, anh em sẽ càng trở nên kiêu ngạo hơn và anh em sống theo ý muốn mình hơn nữa. Anh em phải nhận thức rằng cả vườn trái cây thuộc về anh em. Đức Chúa Trời muốn chúng ta có một mục tiêu chung, đó là chiếm được một Christ hoàn hảo.Ngài có thể vận hành bên trong chúng ta đến mức độ ta có thể muốn và làm để hoàn thành sự đẹp lòng Ngài. Chúng ta có thể nghe về lẽ thật Christ đang sống sự sống Ngài bên trong chúng ta. Nhưng hôm nay tôi xin hỏi, “Anh em có kinh nghiệm ngày chăng?”. Nhiều lúc ta biết đôi điều. Song le, ta chỉ muốn nỗ lực làm nên điều đó. Kết quả là lỗi lầm.

I Cô-rinh-tô 1: 30 chép, “nhưng ấy là nhờ (từ) Ngài mà anh em được ở trong Christ Jesus, là Đấng mà Đức Chúa Trời đã làm nên sự khôn ngoan, sự công nghĩa, sự thánh hóa và sự cứu chuộc cho chúng ta”. Nếu chúng ta chậm rãi đọc câu này, ta sẽ thấy rằng khi ta đã được cứu, Đức Chúa Trời đã làm cho Christ trở nên sự công nghĩa và sự thánh hóa của chúng ta. Vì vậy, nếu bất cứ ai đã hỏi sự thánh hóa là gì, câu trả lời của chúng ta nên là: Christ là sự thánh hóa. Sự đắc thắng là gì? Đó chỉ là Christ. Sự kiên nhẫn là gì? Đó chỉ là Christ. Sự khiêm nhường là gì? Đó là Christ. Nếu chúng ta có thể trả lời theo cách này, ta sẽ được đắc thắng. Toàn thể con người chúng ta là xác thịt và không có gì cả trừ ra sự hư hoại. Nhưng Christ là sự thánh hóa. Ngài là sự thánh hóa của chúng ta. Không ai có sự thánh hóa và sự đắc thắng trong chính mình. Chỉ có một đường lối; ta phải thưa cùng Đức Chúa Trời, “Ô, lạy Đức Chúa Trời! Con tiếp nhận Con Ngài!”.

Watchman Nee