Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

KIỂU MẪU TRÊN NÚI


             Kinh văn: Hêbơrơ 8:5; Thi thiên 19:13

   Trong công việc thuộc linh, điều tối quan trọng là biết “kiểu mẫu…trên núi” [Hêb. 8:5]. Có nhiều điều quan trọng trong công việc thuộc linh; thiếu hụt bất cứ một trong những điều nầy đều làm cho công việc chúng ta mất sự hữu dụng thuộc linh và làm cho Đức Chúa Trời không hài lòng. Nhưng giữa vòng nhiều  điều nầy, điều rất quan trọng là “kiểu mẫu…trên núi”. Kiểu mẫu trên núi là kế hoạch của Đức Chúa Trời. Nếu không có sự am hiểu kế hoạch Đức Chúa Trời, không thể có công tác của Đức Chúa Trời.


   Sách Hêbơrơ bảo rằng đền tạm được làm theo kiểu mẫu của Đức Chúa Trời. Trước khi Môise có thể làm đền tạm, ông đã ở trên núi trải 40 ngày và 40 đêm đến nỗi Đức Chúa Trời có thể bày tỏ cho ông kiểu mẫu của đền tạm trên trời. Từ nơi thánh đến bàn thờ, bao gồm mọi lớp bong che trên đền tạm, đã có một kiểu mẫu xác định cho vật liệu và màu sắc được dùng đến. Không có gì được dành cho ý kiến tuỳ tiện của cá nhân. Mọi sự được ghi rõ cách xác định. Kinh thánh giải thích chúng cách rõ ràng theo cách sáng tỏ. Mọi sự liên quan bàn thờ, thùng rửa, cái bàn, chơn đèn, bàn thờ xông hương, cái hòm, và phần còn lại của các chi tiết trong đền tạm, bao gồm các loại kim khí hay gỗ được dùng đến, kích thước và màu sắc của chúng, đều đã được giải thích rõ ràng theo kiểu mẫu định trước của Đức Chúa Trời. Đã không có một chi tiết nào theo chủ tâm của Môise.

   Y như việc Ngài đã xây đền tạm, Đức Chúa Trời cũng có một kế hoạch định trước liên quan công việc hiện tại xây dựng hội thánh. Mọi sự hoặc lớn hay nhỏ đều phải được làm trong đường lối xác định. Môise đã không mang trách nhiệm phác họa kiểu mẫu đền tạm. Ông chỉ có trách nhiệm xây dựng theo kiểu mẫu đã bày tỏ cho ông trên núi. Vinh quang công tác viên của Christ không tuỳ thuộc trên việc hoặc anh ta có thể làm gì cho Đức Chúa Trời dựa vào các ý tưởng do sáng kiến của anh, nhưng hoặc anh có khả năng thi hành ý muốn được khải thị của Đức Chúa Trời hay không. Am hiểu kế hoạch do Đức Chúa Trời định trước là vinh quang của công tác viên Đức Chúa Trời.

   Khi tôi  bắt đầu công tác, một giáo sĩ Tây phương [ hiện giờ là 1932, đã qua đi rồi] đã bảo cùng tôi rằng tuyệt đối không cho phép có sự tự do. Khi Môise xây dựng đền tạm, ông đã không có sự tự do quyết định hoặc một con ốc nên bằng vàng hay bằng bạc; mọi sự phải được thực hiện theo các chỉ thị của Đức Chúa Trời.

   Đức Chúa Trời đã gọi Môise là người nhu mì hơn hết trên trái đất. Nhu mì nghĩa là “mềm dễ uốn và đầu hàng”. Bất cứ điều gì Đức Chúa Trời muốn Môise làm, ông đã làm. Bất luận Đức Chúa Trời muốn Môise dùng vật liệu và màu sắc nào, bất cứ kiểu mẫu và kích thước nào, mọi sự đã được làm theo các chỉ thị của Đức Chúa Trời. Ông đã hành động trong mọi sự việc theo chi dẫn của Đức Chúa Trời và không bao giờ theo chủ tâm riêng của ông. Đây là sự nhu mì.

   Tại đây có đôi điều ban cho ta sự hiểu biết thuộc linh sâu sắc cách lớn lao. Ta có thể thấy địa vị của một đầy tớ liên quan công việc của Chúa. Mọi sự liên quan đền tạm đều đã được Đức Chúa Trời quyết định. Ngài đã không để cho Môi se quyết định một điều nào. Ngài đã không cho Môise cơ hội đóng góp một ý tưởng nào. Đức Chúa Trời đã không chỉ nói với Môise về đồ án tổng quát để xây dựng đền tạm , Ngài cũng nói với ông về các chi tiết. Không chỉ kiểu mẫu, vật liệu và màu sắc theo các chỉ dẫn của Đức Chúa Trời, nhưng kích thước của mọi chi tiết cũng đều do Ngài quyết định. Chỉ làm bằng các vật liệu do Đức Chúa Trời chọn lựa thì không đầy đủ; cũng phải có lịnh truyền xác định về cách sử dụng vật liệu. Thí dụ, các tấm màn không chỉ được làm bằng vải gai mịn mà thôi, nhưng bằng vải gai mịn xe lại. Kinh thánh bảo thêm cho chúng ta rằng chơn đèn không chỉ làm bằng vàng ròng, nhưng là khối vàng ròng đánh giác. Đức Chúa Trời đã không dành một chỗ nào cho Môise đề nghị một ý tưởng. Đức Chúa Trời đã biết những gì Ngài muốn cho chính Ngài; Ngài đã không cần con người bảo cho Ngài những ước muốn của Ngài là gì.

   Phước hạnh lớn nhất của công tác viên của Christ là có khả năng tiếp thu các chỉ thị của Đức Chúa Trời trên núi và biết được công việc Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh ta với kiểu mẫu quyết định trước của nó. Trong mọi điều ta thấy ngày nay, chủng ta có thể nói rằng các đầy tớ của Christ có đến trước mặt Đức Chúa Trời để cầu xin Ngài phân công cho họ công việc họ nên làm chăng? Họ có đến trước mặt Đức Chúa Trời và xin Ngài chỉ  đạo họ về thì giờ và đường lối công việc họ chăng? Có đúng chăng khi ta thấy nhiều buổi nhóm, các sự thảo luận, các việc lập kế hoạch, các sự cân nhắc kỹ lưỡng và quyết định ? Nhiều người cho rằng Đức Chúa Trời đã không có một sự sắp xếp chi tiết về công việc của họ và rằng nhiều sự việc là trách nhiệm của họ.Họ đã không thấy rằng trong công việc của Đức Chúa Trời họ chỉ là đầy tớ và chỉ nên làm những gì họ được bảo. “Hễ Người bảo gì hãy làm theo” [Giăng 2:5]. Trong Thân Thể của Christ, ta chỉ là các chi thể; ta phải tuyệt đối ở dưới sự kiểm soát của Đầu. “Bám chặt với Đầu”[ Côl. 2:19]. Những người nầy cho rằng Đức Chúa Trời sẽ dùng sự sống thiên nhiên và khả năng thiên nhiên của họ để làm nên những gì đang thiếu hụt trong kế hoạch của Đức Chúa Trời. Ta không đang nói điều nầy vì mục đích chỉ trích. Đúng ra, ta khao khát rằng các con cái Đức Chúa Trời thấy rằng trong công việc của Đức Chúa Trời , Christ là ông Chủ tuyệt đối. Mọi sự về công tác trước hết phải được tiếp nhận như một lệnh truyền từ Ngài trước khi điều đó có thể được thực hiện. Sự biểu lộ khả năng của một công nhân của Christ và sự chứng tỏ sự hữu dụng thuộc linh cách dồi dào chỉ có thể xảy ra khi một người chú ý lắng nghe kế hoạch của Đức Chúa Trời , và theo đó mà thi hành. Các công việc khác có thể thịnh vượng và có vẻ lớn lao trong con mắt của loài người, nhưng chúng không có quyền năng hay sự hữu dụng thiết thực.

   Thi thiên 19:13 chép, “ xin giữ tôi tớ Chúa khỏi các tội lỗi tự phụ [ táo bạo, cố ý , tự tin]; nguyện các tội ấy không thống trị trên tôi; khi ấy tôi sẽ không chỗ chê trách được và làm sạch các vi phạm lớn lao”. Các tội lỗi của chúng ta đối với Đức Chúa Trời có hai loại: một là nổi loạn và loại kia là tự phụ. Khi Đức Chúa Trời bảo anh em làm điều gì, và trái ngược với các ước muốn của Ngài, anh em không vâng lời nhưng làm điều Ngài không mong muốn, đó là tội nổi loạn. Tất cả chúng ta đều biết đây là một tội lỗi và không sẵn sàng nổ lực chấm dứt nó. Không ai trong chúng ta muốn vi phạm tội lỗi nầy. Nhưng , anh chị em ơi, kinh thánh không  chỉ bảo rằng nổi loạn là tội lỗi, nhưng tự phụ và tính hấp tấp cũng là các tội lỗi.  Khi ta bắt đầu một công việc mà Đức Chúa Trời đã không chỉ thị cho ta làm, ta đang phạm tội tự phụ. Nổi loạn là khước từ làm những gì Đức Chúa Trời đã truyền lịnh, còn tự phụ là đang làm những gì Đức Chúa Trời đã không truyền lịnh. Hành động bên ngoài Đức Chúa Trời là tội tự phụ. Ngài phán, “ngươi chớ phạm tội tà dâm [ngoại tình]. Ngươi chớ trộm cướp” [Xuất 20:14-15]. Nếu một người vi phạm các điều nầy, đó là tội lội. Chúng ta đều biết điều nầy. Nhưng trong những điều mà Ngài đã không truyền lịnh, ta cho rằng ta có thể hành động cách cẩu thả, không nhận thức rằng đây cũng là tội lỗi. Nếu ta bắt đầu một điều gì mà Ngài đã không truyền lịnh, thậm chí là điều rất tốt, đó cũng là tội. Khi Ngài đã không ban cho ta mạng lịnh, thậm chí hoạt động cho Đức Chúa Trời cũng là một tội lỗi. Lời cầu nguyện trong Thi thiên 19 là tốt đẹp thực sự. Tác giả Thi thiên cầu xin Đức Chúa Trời giữ gìn ông khỏi các tội tự phụ.

   Đức Chúa Trời biết những gì Ngài mong muốn. Mọi điều mà Ngài mong muốn từ ta đều đã được khải thị hoặc qua kinh thánh hay qua Đức Thánh Linh. Vì vậy, bất cứ điều gì Ngài đã không phán thì đơn giản là công việc Ngài không mong muốn. Trong công việc thuộc linh không phải là sự việc khối lượng, nhưng sự việc đo lường theo tiêu chuẩn có hữu dụng với Đức Chúa Trời và cân xứng khát vọng Ngài hay không. Nhiệm vụ rất quan trọng cho một công tác viên của Christ là đích xác biết những gì Đức Chúa Trời muốn anh ta làm và thì giờ cùng phương pháp mà anh ta nên dùng để thực hiện điều đó. Một công tác viên của Christ không cần suy nghĩ những gì anh ta phải làm, cũng không có chỗ cho những lời như vầy, “tôi tưởng rằng  điều nầy sẽ làm Chúa hài lòng”. Điều lạ lùng trong Tân ước là một người có thể biết ý muốn Đức Chúa Trời. Một công nhân của Christ có thể tiếp nhận , bên trong anh ta, sự khải thị của Đức Thánh Linh và biết sự đòi hỏi của Đức Chúa Trời nơi anh cách rõ ràng. Sự hiểu biết nầy là thiết thực. Đây không phải là ý tưởng của anh, hay sự khuyến khích và chỉ thị từ kẻ khác.Cũng không phải là sự dạy dỗ của kinh thánh theo văn tự. Đúng ra, đây là cái nhìn sáng tỏ  về mệnh lệnh của Đức Chúa Trời trong linh anh, trong phần sâu thẳm nhất của bản thể anh. Ngày nay, số lượng những người hiểu các sự khải thị thuộc linh đã giảm sút. Có ít người có thể nói, “tôi đã thấy rõ ràng”. Do đó, “công việc của Đức Chúa Trời” không còn là công việc mà Đức Chúa Trời mong muốn hoàn thành. Đúng ra, nó trở nên đôi điều mà con người coi là tốt và thuộc linh, mà con người  nhiệt thành nổ lực và kể là có ích lợi. Nó trở nên đôi điều thay thế công việc của Đức Chúa Trời.

   Những gì ta thấy ngày nay là càng có thêm các người tình nguyện hơn những người được kêu gọi. Nhiều người chỉ có thể nói, “tôi đã đến”, nhưng không phải “ tôi đã thấy”. Vì vậy, ta thấy rằng công việc Đức Chúa Trời bị sự chết thuộc linh che phủ. Có nhiều công việc mà Đức Chúa Trời đã không yêu cầu nhưng đã xoay chuyển vì cớ con người đã đề xuất sự nhiệt tình vì Đức Chúa Trời. Dưới sự giả định rằng Đức Chúa Trời cần các công việc nầy, họ tiến lên thi hành chúng và gọi chúng là công việc của Đức Chúa Trời.Thực vậy, trong loại công việc nầy phần từ Đức Chúa Trời và của  Đức Chúa Trời thì hầu như không.

   Ấy là Đức Chúa Trời , không phải chúng ta, Đấng quyết định rằng công tác thuộc linh nào là cần thiết. Điều  cao nhất ta có thể làm là bày tỏ khát vọng của Ngài. Thực vậy, mọi công việc mà có giá trị thuộc linh đều được đề khởi từ lòng Đức Chúa Trời. Chúng ta chỉ là những người, bởi sự khải thị của Đức Thánh Linh ở bên trong mình, được ban cấp sự hiểu biết để làm việc. Hiện tại, bất kể dáng vẻ bên ngoài của chúng, có hai loại công việc, sự ủy nhiệm và các kết quả. Một do Đức Chúa Trời đề xuất và cái kia do con người. Trong điều thứ nhất, Đức Chúa Trời muốn như vậy; trong điều sau, con người nghĩ rằng đây là những gì Đức Chúa Trời muốn. Anh em yêu dấu của tôi, anh em đang làm loại công việc nào?

   Điều rất đáng tiếc là các công tác viên của Christ hoặc không chú ý tội lỗi tự phụ hay không hiểu thấu suốt tội lỗi tự phụ. Trước mặt Đức Chúa Trời họ đã không được Đức Thánh Linh đưa đến điểm nơi đó họ xét đoán chính mình cách thông suốt và nhận thức rằng chỉ Đức Chúa Trời là Chúa và họ hoàn toàn không có sự trì hoản nào để đề nghị một ý tưởng nào. Ta cần sự quở trách của Đức Thánh Linh đến nỗi ta nhận thức tội lỗi là gì, tự phụ là gì, và chúng đáng ghê tởm là dường nào. Ta phải biết rằng nó không chỉ là một tội lỗi làm cho ta bỏ qua mệnh lệnh của Ngài, nhưng nó cũng là tội lỗi khi ta làm những gì Ngài không ra lệnh. Nhiều người thường nói,”tại sao tôi không có thể làm điều nầy , vì Đức Chúa Trời đã không cấm nó mà?” Thay vì, ta nên nói,” làm sao tôi có thể làm điều nầy, vì Đức Chúa Trời đã không truyền lịnh mà?”. Bất cứ người nào mà không sâu nhiệm và thuộc linh trong Chúa đều cho rằng ta có thể làm bất cứ điều gì kinh thánh không cấm đoán. Nhưng những ai sâu nhiệm hơn và thuộc linh hơn nữa đều biết rằng nếu họ làm nhiều điều mà kinh thánh không cấm cản, nhưng làm những điều Đức Chúa Trời cũng đã không truyền lịnh, họ đang vi phạm tội tự phụ. Anh chị em ơi, tôi có một sự nhận thức sâu xa  rằng, nếu cuối cùng Đức Chúa Trời đem ta đến giai đoạn sâu nhiệm hơn, anh em sẽ không chỉ nhận thức rằng anh em phải không nổi loạn nghịch Ngài, và rằng anh em kiềm chế khỏi những điều mà Ngài đã cấm,nhưng anh em cũng phải ngừng làm những điều mà Ngài hoặc đã không truyền lịnh hay không cấm. Nếu bởi ý muốn riêng của anh em, anh em có thể kiềm chế không làm những điều mà Đức Chúa Trời không ra lệnh, anh em sẽ là người trưởng thành , một người mà Đức Chúa Trời có thể dùng. Người trưởng thành không hành động nếu Đức Chúa Trời không ra lệnh; anh không phạm các tội tự phụ. Nếu Đức Chúa Trời đã không truyền lịnh anh; anh sẽ chỉ yên lặng và yên tỉnh. Đức Chúa Trời sẽ chỉ dùng loại người nầy.

    Trong công việc của Đức Chúa Trời ngày nay, ta thấy rằng hầu như con người luôn luôn hành động theo khát vọng riêng của họ. Nếu một người không hỏi tra về ý muốn của Đức Chúa Trời, thì giờ của Đức Chúa Trời và đường lối của Đức Chúa Trời là gì, khi ấy, thậm chí nếu công việc của anh có là công việc tốt nhất, nó chỉ được thực hiện theo sự nhiệt thành của sự sống hồn anh mà thôi. Nhiều con cái của Đức Chúa Trời không nhận thức rằng xác thịt không chỉ là chống nghịch Đức Chúa Trời, nhưng nó cũng cố gắng giúp đỡ Đức Chúa Trời. Họ không nhận thấy rằng thậm chí sự sống thiên nhiên, thuộc hồn của ta có vài phẩm chất xứng đáng. Họ không nhận thức rằng sự sống thuộc hồn của họ đã đề xuất sự nhiệt thành của họ vì Đức Chúa Trời. Do đó, sự sống thuộc hồn sẽ suy nghĩ các đường lối làm cho hôi thánh của Đức Chúa Trời thịnh vuợng, tính toán các đường lối mở rộng vương quốc của Đức Chúa Trời, hay nổ lực trong nhiều đường lối để cứu các tôi nhân. Động cơ và chủ tâm của họ thì tốt, nhưng họ không nhận thức rằng sự sống thiên nhiên đang điều khiển họ, làm cho họ nhiệt thành, tính toán, lập kế hoạch, điều dụng và gắng sức.Họ không nhận thức tình trạng chỉ được ở dưới mạng lịnh của Đức Chúa Trời mà thôi. Họ giả định rằng đang khi đó là “công tác của Đức Chúa Trời “, khi ấy là công việc tốt nhất. Họ không nhận thức rằng Đức Chúa Trời không vui lòng nơi bất cứ điều gì  xuất phát từ sự sống thiên nhiên, bất kể động cơ nó tốt như thế nào, mục tiêu nó cao quí bao nhiêu, kết quả của nó gây ấn tượng đến đâu. Đức Chúa Trời không lấy làm hài lòng vì cớ nó không bắt nguồn từ ý muốn của Ngài, và vì vậy, nó không thích ứng cho sự sử dụng của Ngài. Họ cũng không nhận thức rằng Đức Chúa Trời không cung cấp quyền năng Ngài cho bất cứ công tác nào mà không xuất phát từ ý muốn của Ngài. Ngược lại , họ cho rằng, lòng nhiệt thành, âm điệu, tình cảm,, sức mạnh và nước mắt của họ cho công tác đều là kết quả của quyền năng làm củng cố của Đức Chúa Trời. Họ ít nhận thức rằng vào những dịp như vậy họ thực sự rút lấy năng lực từ sự sống thiên nhiên của họ để cung cấp cho công việc của sự sống thiên nhiên của họ.

   Nguyên do của sự tự phụ là gì? Điều nầy không gì khác hơn là sự biểu lộ của sự sống thiên nhiên. Dầu nhiều người tiến tới khi Đức Chúa Trời ban ra các mệnh lệnh, họ không thành thật vui thích ý muốn của Đức Chúa Trời. Trong lòng mình, họ vẫn thích các ý tuởng của họ. Vì vậy, khi Đức Chúa Trời yên lặng và không phát ngôn, họ tiến lên  hành động cách tự phụ táo bạo. Nếu ta không xét đoán xác thịt và vác lấy thập tự giá để xử lý bản ngã mình, ta có thể miễn cưởng vâng lời khi Đức Chúa Trời ban ra mệnh lệnh; nhưng, khi Đức Chúa Trời không ban ra mệnh lệnh, ta sẽ hành động cách không thể tránh được theo các ý tưởng của chúng ta.

   Đối với công tác của Đức Chúa Trời, tự phụ không nhất thiết có nghĩa người đó có chủ tâm sai trật. Trước khi ta được Đức Chúa Trời bắt lấy, sự sống bản ngã ta không vui thích hầu việc Đức Chúa Trời. Nhưng sau khi ta được Đức Chúa Trời bắt lấy, ta khao khát hầu việc Đức Chúa Trời. Đây là giây phút rất nguy hiểm.Trong quá khú ta đã tuyệt đối không hầu việc Đức Chúa Trời; bây giờ, ta định ý hầu việc Đức Chúa Trời và muốn hầu việc theo đường lối riêng của ta. Đức Chúa Trời đòi hỏi rằng ta không hầu việc Ngài suông; nhưng ta hầu việc Ngài theo đường lối Ngài vui thích. Ta tạo nên lỗi lầm khi nghĩ rằng mọi sự đòi hỏi của Ngài là các sự hầu việc của ta và rằng đường lối hầu việc có thể đuợc giao cho ta sắp xếp. Ta không nhận thức rằng bất cứ phụng sự nào không được thực hiện theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời và sẽ không được Ngài chấp nhận. Không chỉ công tác ta được Đức Chúa Trời ấn định, nhưng các sự việc liên quan tiến trình, phương pháp và thì giờ của công tác đều cũng do Ngài chỉ định.

   Bất luận động cơ có tốt đến đâu, nó không thể thay thế ý muốn Đức Chúa Trời. Bất luận công việc có mang lại thành công đến đâu, nó thấp kém đối với niềm vui thích của Đức Chúa Trời. Nhiều công việc đã được làm “để đáp ứng nhu cầu của tình thế”, “để giúp đỡ các tín đồ trong đời sống thuộc linh của họ”, và “để cứu các hồn tội nhân”; chúng không được làm vì mục đích vâng phục mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Ta không thể nói rằng không có kết quả xác định từ loại công việc nầy, nhưng loại công tác viên và công tác nầy không thích hợp cho sự sử dụng của Đức Chúa Trời. Ta không nên quan tâm về nhu cầu bề ngoài của các tội nhân và tín đồ, nhưng quan tâm nhu cầu của Đức Chúa Trời vào thì giờ nầy. Tại đây chúng ta vì nhu cầu của Đức Chúa Trời, không vì nhu cầu của tội nhân hay nhu cầu của các thánh đồ. Ta là các đầy tớ của Đức Chúa Trời. Dầu ĐứcChúa Trời đã giao thác trách nhiệm về công tác cho chúng ta, Ngài đã dành cho chính Ngài quyền bính truyền lịnh các công nhân. Dầu Đức Thánh Linh kêu gọi Phaolô và Banaba làm việc, họ đã không có thể đi Asi theo ước mong của họ. Quyền bính quản lý chuyển động của các công tác viên đời đời nằm trong tay Đức Thánh Linh. Không phải Asi không có nhu cầu, nhưng vào lúc đó Đức Chúa Trời đã không có nhu cầu cho Asi. Sách Sứ Đồ bày tỏ theo một đường lối diệu kỳ rằng Đức Thánh Linh ban cho ta quyền năng để làm việc và rằng Đức Thánh Linh cũng truyền lịnh đường hướng công việc của chúng ta. Cung cấp nhu cầu của Đức Chúa Trời vào lúc nầy là trách nhiệm công tác của chúng ta.

   Kinh thánh bày tỏ rằng Đức Chúa Trời đã không đặt công việc Ngài vào tay chúng ta. Đức Chúa Trời chỉ có các tôi tớ, không có các người quản lý. Ta không được Đức Chúa Trời thuê mướn; ta đã được Ngài tậu mua. Ngài đòi hỏi rằng ta làm các tôi tớ của Ngài. Chữ tôi tớ theo tiếng Hi lạp là nô lệ. Nô lệ không phải là người được thuê mướn; anh ta đã được mua bằng tiền. Người làm thuê mướn sẽ hầu việc chủ mình nếu tâm tính của chủ tốt đẹp, nếu không tốt, anh ta có thể từ chức. Đây là những gì một vài người ám chỉ đến như là “ở lại nếu thỏa thuận và lìa bỏ nếu bất hòa”. Nhưng nếu ta là nô lệ, ta phải hầu việc. thậm chí nếu ta không thích điều đó, ta vẫn phải hầu việc. Ta là nô lệ của Đức Chúa Trời, không phải công tác viên của Ngài,và càng không phải là quản lý của Ngài. Vì vậy, ta không thể làm bất cứ điều gì theo niềm ước mong của ta. Đức Chúa Trời đã không giao phó các sự việc cho ta đến nỗi ta có thể  đề nghị các ý tưởng theo những gì ta nhận thấy là tốt hay xấu. Đức Chúa Trời không làm việc theo lối nầy. Về mọi sự, Đức Chúa Trời có mệnh lệnh xác định cho ta bước theo. Nếu ta không tiếp nhận được lịnh truyền từ Ngài ngưng hoạt động cách tự phụ, Ngài không thể chấp nhận chúng ta và không thể dùng chúng ta; kết quả, công việc của chúng ta chắc chắn sẽ bị thiêu đốt.

   Kinh thánh bày tỏ rằng Đức Chúa Trời không chỉ biểu lộ công việc Ngài trong các việc lớn lao, Ngài cũng biểu lộ nó trong các việc nhỏ. Vì lý do nầy, ta nên để cho Ngài không chỉ chiếm hữu chỗ thứ nhất nhưng cũng chiếm chỗ cuối cùng. Ta nên tôn trọng Ngài, không chỉ như Chúa của những việc lớn, nhưng cũng như Chúa của các việc nhỏ. Ngài xuyên qua mọi sự và dẫy đầy mọi sự. Nếu ta đã làm đôi điều không theo đúng ý muốn Đức Chúa Trời, ta vẫn có thể tiếp nhận lời khen ngợi từ loài người và vẫn coi rằng ta đã làm một công việc tuyệt vời, nhưng Đức Chúa Trời không có ích lợi nào về chúng ta.

   Kinh thánh bày tỏ nhiều gương mẫu. Lêviký 10:1-2 nói, “hai con trai Arôn, Na đáp và Abihu, mỗi người đều cầm lư hương mình, để lửa vào, bỏ hương lên và dâng một thứ lửa lạ trướcmặt Đức Giêhôva; ấy là điều Ngài không phán dặn họ. Một ngọn lửa từ trước mặt Đức Giêhôva lòe ra nuốt tiêu họ, và họ chết trước mặt Đức Giêhôva”. Các điều lệ về các của lễ qui định rằng mỗi lần đốt hương, một người phải dùng lửa trên bàn thờ để nhúm lửa cho hương. Lỗi lầm của Nađáp và Abihu là sư kiện họ đã dùng loại lửa khác để đốt hương , thay vì dùng lửa từ trên bàn thờ. Kết quả có sự chết trước mặt Đức Chúa Trời.

   Bàn thờ là tiêu biểu của thập tự giá. Hương là phụng sự của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời. Lòng nhiệt thành trong phụng sự của chúng ta phải xuất phát từ bàn thờ của thập tự giá. Những ai không theo các điều lệ về các của lễ đều phải chết. Thập tự giá là gì? Đó là chỗ ta phải đặt bản ngã vào chỗ chết và để cho Chúa sống. “ Tôi đã bị đóng đinh với Christ; không còn là tôi sống nữa, nhưng là Christ sống trong tôi” [Galati 2:20]. Sự khôn ngoan của bản ngã, ý kiến của bản ngã, khả năng, lòng nhiệt thành, sự trông chờ, và các niềm ước vọng của bản ngã và của sự sống thiên nhiên tất cả đều được xử lý trong câu nầy. Sau khi trải qua sự xử lý của thập tự giá, ta xứng đáng bước đến hầu việc Đức Chúa Trời.

   Ta không biết lòng nhiệt thành của con người là lửa lạ nhiều đến dừơng nào! Nó đã không trải qua sự xử lý của thập tự giá và không được cắt đứt khỏi khát vọng và sự thông minh của con người. Lòng nhiệt thành của họ hoàn toàn theo khát vọng của xác thịt, và con người  giả định rằng nếu anh ta làm điều nầy hay điều đó, công việc thịnh vượng, khi ấy Đức Chúa Trời phải được hài lòng. Thực vậy lòng nhiệt thành có thể là một hình thức nhiệt thành, nhưng nó không xuất phát từ Đức Chúa Trời. Có thể lửa là lửa chân thật, tuy nhiên nó không phải là lửa từ trên bàn thờ. Đúng ra, đó là lửa lạ. Bất cứ điều gì không xuất phát từ bàn thờ của sự đóng đinh và sự từ bỏ bản ngã đều hoàn toàn là lửa lạ. Lửa lạ không gì khác hơn là lửa của bản ngã, lửa xuất phát từ sự sống thuộc hồn. Đây là lửa của sự sống xác thịt và thiên nhiên. Đó không gì khác hơn là sự sống thiên nhiên xen vào các sự vụ của Đức Chúa Trời. Dầu sự việc từ Đức Chúa Trời, sự sống thiên nhiên đề nghị điều đó nên được làm như thế nào. Bản ngã cố nài đưa ra lời đề nghị, phương pháp, và sự khôn ngoan trong các sự vụ của Đức Chúa Trời. Thậm chí lửa lạ là lửa, Đức Chúa Trời không chấp nhận mùi thơm từ sự phụng sự của chúng ta. Ngược lại, chúng ta sẽ chết trước mặt Ngài.

   Nađáp và Abihu là hai con của Arôn. Arôn là thầy thượng tế do Đức Chúa Trời chọn lựa. Những gì hai người nầy làm không phải là nổi loạn và chống nghịch Đức Chúa Trời. Họ đã đốt hương hầu việc Đức Chúa Trời và làm vui lòng Ngài. Nhưng họ đã làm đôi điều mà Đức Chúa Trời đã không truyền lịnh, đôi điều mà Đức Chúa Trời không ấn định; vì vậy, họ nhận lãnh sự xét đoán của Đức Chúa Trời. Các con Arôn giả định rằng vì Đức Chúa Trời đã không cấm sử dụng lửa khác đốt hương, nên chắc chắn lửa lạ đều đúng. Họ không nhận thức rằng, trong sự việc hầu việc Đức Chúa Trời, ta không nên làm điều gì mà Đức Chúa Trời đã không truyền lịnh cách đặc biệt. Họ đã không nhận thức Đức Chúa Trời nghiêm khắc là dường nào. Trong công việc của ĐứcChúa Trời, bất cứ điều gì Ngài đã không ra lịnh, Ngài cấm đoán.  Nếu loài ngừời làm điều đó, họ vi phạm lỗi lầm và tội lỗi. Vì cớ hai người nầy đã phạm một tội tự phụ như vậy, Đức Chúa Trời đã giết họ. Dầu họ là các con Arôn và là thầy tế lễ hầu hạ, chầu chực Đức Chúa Trời, Ngài đã không thể tha thứ họ.

   Những gì họ đã làm không phải là lừa đảo, phạm luật, tà dâm hay trộm cướp, như trường hợp của các con Hêli  Họ đã không nổi loạn chống một mệnh lệnh hiển nhiên nào từ Đức Chúa Trời với chủ tâm vi phạm những gì Đức Chúa Trời đã cấm. Họ có chủ tâm định ý hầu việc Đức Chúa Trời và làm Ngài vui lòng. Họ định ý chuẩn bị cách cá nhân hai lư hương và dùng lửa họ mang đến để đốt hương, giả định rằng họ sẽ chiếm được sự quí mến của Đức Chúa Trời theo đường lối nầy. Họ đã ít nhận thức rằng, thậm chí dầu chủ tâm của họ là tốt, họ đã theo ý tưởng riêng của mình khi đến trước mặt Đức Chúa Trời để hầu việc Ngài. Họ đã làm những điều Đức Chúa Trời không ra lịnh. Họ ít biết rằng làm điều gì vượt quá ý muốn của Đức Chúa Trời là tội lỗi và xúc phạm Đức Chúa Trời.Trong mọi sự việc liên quan phụng sự của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời không coi điều gì đó là tốt suông vì cớ chủ tâm của ta là tốt. Chủ tâm của ta có thể là tốt, nhưng nếu ta hành động cách tự phụ, Đức Chúa Trời sẽ hình phạt chúng ta vì tội lỗi tự phụ. Chúng ta có thể không thấy nhiều về tính nghiêm khắc trong sự xử lý của Đức Chúa Trời có với chúng ta trong công tác của ta ngày nay. Nhưng nhiều công việc xuất phát từ lửa lạ sẽ bị thiêu hủy trước tòa án của Đấng Christ. Nguyện Đức Chúa Trời mở mắt ta nhận biết tội lỗi là gì. Không chỉ tà dâm, trộm cướp, lừa dối, tống tiền và nhơ bẩn là các tội lỗi, thậm chí “ làm công việc của Đức Chúa Trời”, “rao giảng cứu hồn người”, “giúp đỡ người khác”, “ dẫn dắt người khác”, cũng là các tội lỗi nếu chúng không được làm theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ xét đoán các tội lỗi nầy y như Ngài sẽ xét đoán các tội lỗi bất nghĩa và nhơ bẩn. Bất cứ điều gì anh em làm cách xa mệnh lệnh của Đức Chúa Trời đều là phụng sự từ lửa lạ.

   Văn kiện trong 1 Sa 13:8-14 liên quan việc Saulơ dâng của lễ thiêu nên là sự cảnh cáo lớn cho ta. Đã có ba lý do tại sao Saulơ dâng của lễ. Thứ nhất, ông ta  đã thấy dân chúng tản lạc lìa khỏi ông.Thứ hai, Samuên đã không đến vào thì giờ đã định. Thứ ba, kẻ thù của ông là quân Philitin đóng trại tại Míchma và tràn xuống Ghinh ganh chiến đấu với ông. Vì vậy, Saulơ tự mình dâng của lễ thiêu. Saulơ đã không phạm tội tà dâm, trộm cướp hay tống tiền. Ông đã chỉ dâng của lễ cho Giêhôva. Trong lòng mình ông  sợ Đức Chúa Trời sẽ không hài lòng nếu ông đã không dâng lời van xin cầu khẩn. Nên ông đã suy nghĩ nếu ông dâng nhiều lời van xin hơn, chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ chấp nhận ông. Ông giả định rằng nếu ông đã có thể phụng sự Đức Giêhôva thêm một ít , ông sẽ có thể giải cứu dân tộc khỏi tay kẻ thù. Ông đã không nhận thức rằng trường hợp là như vậy. Samuên nói cùng Saulơ “ngươi thật có làm ngu dại: không vâng theo mạng lịnh của Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi đã truyền cho. Ví bằng có vâng theo, thì Đức Giêhôva ắt đã lập nước ngươi vững đời đời trong Itxraên; nhưng bây giờ nước ngươi sẽ không bền lâu. Đức Giêhôva đã chọn lấy cho mình một người theo lòng Ngài, đặt người ấy làm trưởng của dân ngài, bởi vì ngươi không gĩư theo mạng lịnh của ĐứcGiêhôva” [1 Sa 13:13-14].

   “ Thì tôi [ Saulơ]nói rằng” - chớ không phải là mạng lịnh ĐứcChúa Trời [ câu 12]. Đức Chúa Trời muốn ta hầu việc Ngài theo các chỉ thị của Ngài. Ngài không muốn ta làm việc theo “tôi nghĩ” và “tôi giả định”. Mọi sự được làm theo những gì một người nghĩ hay giả định thì hoàn toàn bị Đức Chúa Trời từ bỏ. Những gì Đức Chúa Trời muốn là :con người nên theo khát vọng của lòng Ngài. Những gì Đức Chúa Trời nhấn mạnh không phải là những gì ta đã làm, nhưng những gì ta đã thuận phục Ngài. Vâng lời tốt hơn dâng của lễ thiêu , và sự nghe theo tốt hơn mỡ chiên đực.

   Thường thường ta giống như Saulơ. Ta vội vã lao vào các sự việc. Ta tin rằng Đức Chúa Tròi sẽ không muốn chậm trễ; nên ta không chờ đợi thì giờ của Đức Chúa Trời. Ta chỉ thấy nhu cầu của mình và nhu cầu của các hòan cảnh; ta quên chờ đợi thì giờ của Đức Chúa Trời và vội vã xông vào các sự việc mà Đức Chúa Trời đã không ra lệnh cho ta làm.

   Anh em ơi, Saulơ đã mất ngai vàng của ông vì cớ ông quá nhiệt thành, quá vội vã van xin, và quá sốt sắng dâng tế lễ. Nhưng các lý do cho việc làm nầy hợp lý biết bao! Song Đức Chúa Trời phán, “Ta tìm kiếm một người vừa lòng Ta và xức dầu người đó làm vua”. Đức Chúa Trời không muốn một người có thể chờ đợi cách nghèo nàn hay có thể lao tác trong nhiều công việc. Đức Chúa Trời không muốn dân ngoại hạng hay dân có kết quả , là người có thể cứu và tiếp nhận nhiều người. Thực ra , Ngài muốn một số người  vừa lòng Ngài. Nếu với ta, chắc chắn ta sẽ thích người như Saulơ vì cớ ông là người ngoại hạng. Khi Saulơ đã được xức dầu làm vua và đứng giữa dân chúng, “người cao hơn cả chúng từ vai trở lên” [1 Sa 10:23]. Ta chỉ chăm lo về dáng vẻ của con người, còn Đức Chúa Trời không muốn con người có gương mặt hấp dẫn, nhưng muốn người kiếm cách vừa lòng Ngài. Nguyện mục tiêu của ta đừng bao giờ là các sự trình diễn làm hài lòng người khác và chính mình, nhưng nên là đụng chạm lòng Đức Chúa Trời và làm vui lòng Ngài. Đức Chúa Trời chỉ sử dụng loại người nầy. Đức Chúa Trời đang tìm kiếm chính loại người nầy.

   Ta hãy tiếp tục đọc 2 Sa. 6:1-4 và 6:6b-7, “Đavít nhóm hiệp hết thảy mọi người kén chọn của Itxraên, số chừng ba vạn người. Đoạn người chổi dậy , có dân chúng đồng theo, đi từ Balê ở xứ Giuđa đặng thỉnh hòm của Đức Chúa Trời lên; trước hòm ấy dân cầu khẩn danh Chúa , tức là chánh danh Đức Giêhôva vạn quân, vẫn ngự giữa chêrubin tại trên hòm ấy.Chúng để hòm của Đức Chúa Trời trên một cái xe mới, rồi đem đi khỏi nhà Aminađáp, ở tại trên gò nổng; Uxa và Ahigiô …dẫn cái xe mới đó. Uxa đi gần bên hòm của Đức Chúa Trời, còn Ahigiô đi trước hòm. Uxa giơ tay lên nắm hòm của Đức Chúa Trời; bởi vì những con bò vấp ngã. Cơn thạnh nộ của Đức Giêhôva bèn nổi phừng cùng Uxa, Đức Chúa Trời đã hành hại [đánh] người vì cớ lầm lỗi người và người chết tại đó, gần bên hòm Đức Chúa Trời”. Khi nhiều người đến điểm nầy, họ hỏi, “Lý do cho điều nầy là gì?”Uxa đưa tay ra hòm và nắm lấy nó. Điều nầy nên là uy tín của ông chớ. Ông đã không làm điều gì xấu.”Nhưng lập tức Đức Chúa Trời đã đánh ông. Ta phải biết rằng một nguyên tắc trong cựu ước là vinh quang của Đức Chúa Trời tuỳ thuộc trên cái hòm. Nếu cái hòm, vinh quang Đức Chúa Trời, nghiêng ngã, và anh em bước ra nâng đở nó, há điều nầy không là điều rất tốt sao? Nhưng Đức Chúa Trời muốn con người vâng theo các chỉ thị của Ngài hơn là Ngài muốn anh ta giúp đỡ trong công việc Ngài. Đức Chúa Trời không cần con người nâng đỡ vinh quang Ngài. Nếu con người đụng chạm cái hòm, Đức Chúa Trời sẽ giết anh ta. Vấn đề không phải là tính cách nghiêm trọng của việc cái hòm đổ, nhưng hoặc Đức Chúa Trời có truyền lịnh anh làm điều gì đó liên hệ việc cái hòm đổ xuống hay không. Anh em có thể nghĩ khi mọi sự bình an và không có rối loạn, tự nhiên anh em không đụng chạm cái hòm vì sợ  nguy hiểm cho mạng sống anh em. Tuy nhiên, khi cái hòm ở vào thời điểm khủng hoảng có thể ngã nghiêng, anh em giả định rằng anh em có trách nhiệm đụng chạm và nâng đỡ nó, kẻo nó đổ xuống. Anh em cho rằng anh em có  đường lối chiếu theo các nhu cầu của các tình thế và vì vậy, sẽ không chết. Nhưng với Đức Chúa Trời, có một luật áp dụng cho tất cả; không có chỗ cho sự thay đổi theo các tình cảnh. Bất cứ ai làm bất cứ điều gì mà không có mệnh lệnh Đức Chúa Trời sẽ chuốc lấy sự chết vật lý hay sự chết thuộc linh.

   Đức Chúa Trời không hỏi hoặc ta đã làm công việc tốt hay xấu. Ngài cũng không yêu cầu hoặc anh em có đang giúp đỡ Ngài không. Ngài nói rằng bàn tay con người không nên đụng chạm cái hòm. Vì vậy , bất cứ ai đụng chạm nó, chắc chắn sẽ chết. Đức Chúa Trời thà để cho cái hòm rơi tan ra từng mảnh hơn là để cho con người giúp đỡ Ngài mà không có lệnh truyền của Ngài. Ta rất thường nhận ra các nhu cầu khác nhau, và bắt đầu giúp đỡ Đức Chúa Trời. Ta đừng bao giờ làm điều Uxa đã làm; bàn tay ta đừng bao giờ vươn ra. Ta đừng bao giờ bước tới để chỉ giúp đỡ vì cớ các tình cảnh gật đầu ra hiệu cho sự giúp đỡ của ta. Điều duy nhất ta nên chú ý đến là mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Những ai muốn tuân theo các nhu cầu của các tình cảnh vì mục đích giải cứu một tình thế trong tình trạng khẩn cấp , không chờ đợi mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, sẽ không bao giờ làm hài lòng Đức Chúa Trời trong công việc của Ngài. Công việc có thể tạm thời bị bỏ lại, bên ngoài như có vẻ lỗi lầm, nhưng tối thượng quyền của Đức Chúa Trời không thể bị loại ra một giây phút nào, và xác thịt con người không thể được thả lỏng và bất cứ lúc nào. Đức Chúa Trời không cần xác thịt nâng đỡ và giúp đỡ công tác Ngài. Thực ra, Ngài phải xét đoán mọi hoạt động của xác thịt.

   Nhiều người muốn làm những điều mà Đức Chúa Trời đã không ban cho họ; họ thèm muốn nhiều điều. Họ cố nài làm hài lòng Đức Chúa Trời theo các ý tưởng riêng của họ. Ngược lại, những gì ĐứcChúa Trời đã không truyền lịnh họ làm, họ làm hết sức mạnh mình. Họ ít biết rằng khi làm vậy, họ không làm vui lòng Đức Chúa Trời, và họ cũng vi phạm một tội lỗi trước mắt Đức Chúa Trời. Khi ta còn là người vô tín, tất cả chúng ta cư xử trong cuộc sống mình theo sự khôn ngoan riêng và đã làm mọi sự mà vốn chống nghịch bản chất Đức Chúa Trời. Một khi ta đã được cứu, ta nghĩ rằng mình có thể dùng sự khôn ngoan của mình để hầu việc và giúp đỡ Đức Chúa Trời theo nhận thức của ta cho điều gì là tốt. Ta ít nhận thấy rằng, y như đó là tội lỗi chống đối ĐứcChúa Trời bằng khôn ngoan của mình khi ta còn là người vô tín, nó cũng là tội khi giúp đỡ Đức Chúa Trời với khôn ngoan của ta sau khi ta đã được cứu. Đức Chúa Trời không cần sự khôn ngoan của ta giúp đỡ Ngài. Đức Chúa Trời không hài lòng khi con người dùng khôn ngoan của anh ta chống đối Ngài; Ngài cũng không hài lòng khi con người dùng khôn ngoan mình giúp đỡ Ngài. Đức Chúa Trời không cần con người giúp đỡ công tác Ngài. Ta phải tiếp lấy nguyên tắc của thập tự giá và loại trừ mọi hoạt động của sự sống bản ngã. Ta phải sẵn sàng giết chết xác thịt và sẵn sàng từ bỏ các ý tưởng riêng của mình. bất cứ khi nào ta giả định rằng nhờ làm điều nầy điều kia, ta sẽ làm thịnh vượng công việc của Đức Chúa Trời, thì ta đang chứng tỏ cho mọi người rằng ta không bao giờ từ bỏ bản ngã và chưa bao giờ biết thập tự gia là gì. Con người phải được đem đến địa vị không ra gì trước khi Đức Chúa Trời có thể dùng anh ta.

    Ước mong ta không hành động cách tư phụ đến nỗi ta tàn phá công việc Đức Chúa Trời. Chúng ta chỉ nên chú ý mệnh lệnh của Đức Chúa Trời và không làm điều gì khác.Thậm chí nếu công việc sụp đỗ trước mắt ta, ta khôngcần chú ý sự sụp đỗ; thà ta khăng khăng trong các sự vụ của mình và duy trì địa vị ta trước mặt Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ không bắt ta chịu trách nhiệm cho những gì Ngài không ra lệnh. Dầu mọi sự có thể sụp đổ xung quanh ta, Đức Chúa Trời vẫn không khiển trách ta.

   Thực vậy, mọi hành động tự phụ dấy lên từ sự kiện sự khôn ngoan của con người đã chưa vượt qua sự xử lý của thập tự giá. Ngày nay Đức Chúa Trời đòi hỏi rằng ta nên nắm lấy sự việc nầy: bất cứ điều gì Đức Chúa Trời  chỉ thị, ta nên làm; bất cứ điều gì Đức Chúa Trời không chỉ đạo, ta không nên làm. Ta nên giữ chặt địa vị mình và không nên vượt quá các bổn phận của mình xỏ xen vào các sự vụ của người khác.

    Có lẽ một số người suy nghĩ cách nầy là quá hẹp hòi, nếu một người tiếp lấy đường lối nầy , công việc anh sẽ trở nên quá yên tỉnh và thông thường. Tuy nhiên, “ ngày đó” sẽ bày tỏ hoặc điều nầy là đường lối đúng hay không. Khi đó anh em sẽ biết hoặc công việc nào ở ngoài ý muốn của Đức Chúa Trời là tốt hay đáng trọng hay không.Tôi xin nói cách thẳng thừng như sau: nếu đường lối tự bổ nhiệm không vào khuôn phép đã được áp dụng trong công việc thuê người của ta, xác định ta sẽ bị án tù treo. Nếu ta ở trong quân đội, chắc chắn ta sẽ bị truy tố ra toà án quân sự Thật may mắn là ta có sự che phủ của huyết Chúa và đã được dung thứ khỏi sự xử lý nghiêm khắc của Chúa. Nhưng tại tòa xét đóan [của Christ] loại công việc nầy sẽ được bày tỏ ra là lý do để bị trách mắng.

   Xin đọc 2 Sử 26:16-21, trong đó một vị vua muốn làm một số điều theo chủ tâm riêng của ông. Mệnh lệnh của Đức Chúa Trời nói rằng chỉ các con trai Arôn có thể thi hành phụng sự và chức tế lễ thánh; chỉ họ mới được phép bước vào đền thờ để xông hương. Ngoài giai cấp dân nầy, không ai khác có thể thi hành công việc nầy. Nhưng Ôxia đã cố đòi làm công việc nầy. Ông đã vào đền thờ và tự mình xông hương. Kết quả, Đức Chúa Trời đã phạt ông, và lập tức bệnh phong đã nổi lên trên trán ông. Bản báo cáo nầy cho ta lời cảnh cáo lớn lao. Ta đừng bao giờ làm điều gì theo đề xuất riêng của mình mà Đức Chúa Trời đã không truyền lịnh, kẻo ta bị Đức Chúa Trời hình phạt. Nói cách thuộc linh, bệnh phong là tình trạng nhơ nhớp và tội lỗi. Tất cả những ai hành động cách tự phụ không có mệnh lệnh của Đức Chúa Trời đều là nhơ bẩn và ô tội trước mặt Đức Chúa Trời. Trong công việc của Đức Chúa Trời, không có chỗ cho sự nhiệt thành thiên nhiên. Con người không thể áp dụng sự nhiệt thành thiên nhiên trong công việc của Đức Chúa Trời. Bước vào đền thờ và đốt hương là tốt, nhưng vì cớ Ôxia đã làm đôi điều mà Đức Chúa Trời đã không ra lịnh , điều đó trở nên một tội lỗi bị hình phạt. Hậu quả của việc tham dự cách thất thường trong công việc của Đức Chúa Trời là cả cuộc đời bị bệnh phong.

   Phaolô là vị sứ đồ có sự sống thuộc linh rất sâu nhiệm. Trong thư thứ hai gởi cho anh em Côrinhtô ông nói, “song chúng tôi chẳng muốn khoe khoang quá mực, chỉ theo mực của giới hạn mà Đức Chúa Trời đã phân chia cho chúng tôi làm mực, để cũng đạt [ với tới] nơi anh em …mong rằng khi đức tin anh em thêm lên, thì công việc của chúng tôi cũng sẽ càng được mở mang hơn giữa anh em, theo như giới hạn của chúng tôi được rộng rãi càng thêm” [10:13,15b]. Dầu là thông thường, lời nầy, đã được nói ra từ [người có] nhiều sự kinh nghiệm. Phaolô nói rằng ông sẽ không với tới một chỗ vượt quá những gì Đức Chúa Trời đo lường cho ông. Ông nhận biết rằng trách nhiệm ông chỉ là  đi trong những chỗ mà Đức Chúa Trời muốn ông chịu trách nhiệm. Ông đã không muốn đi đến bất cứ chỗ nào mà Đức Chúa Trời đã không yêu cầu ông chịu trách nhiệm. Ngày nay nếu mọi công tác viên sống theo đường lối nầy, làm sao còn có thể có vô số sự chia rẽ và phe đảng trong hội thánh! Mọi công tác viên có một công tác đặc biệt mà Đức Chúa Trời đã đo lường cho anh ta. Mọi tín đồ có một lối đi mà trên đó Đức Chúa Trời muốn anh bước đi. Nếu anh em đang đứng trong địa vị đúng của anh em, làm việc trong phụngsự đúng của anh em, và bước đi trên lối đi đúng đắn, đó là vinh quang cao nhất.

   Ta làm việc, không vì cớ ta kể rằng công việc là tốt hay rằng nó có thể cứu và giúp đỡ kẻ khác. Đúng ra, ta đánh giá công việc mình bằng cách suy nghĩ hoặc địa vị ta có là điều do Đức Chúa Trời ấn định hay không. Một cột trụ lớn trong ngôi nhà là thiết yếu, nhưng con ốc nhỏ bằng sắt cũng cần thiết.Trong hội thánh, nếu mỗi người đều là nhà giảng phục hưng, nhà giảng phúc âm, nhà lãnh đạo lớn lao, thì làm sao hội thánh có thế đứng lành mạnh? Đường lối ta phải tiếp lấy là con đường hẹp theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Ta không lập kế hoạch hoàn thành các điều lớn. Ta chỉ ở trong địa vị do ĐứcChúa Trời xếp đặt. Nếu Đức Chúa Trời muốn tôi chỉ hoạt động cách yên tỉnh về các việc nhỏ mọn, tôi vui lòng làm như vậy. Đức Chúa Trời không cần dùng những ai có khả năng lớn; Ngài dùng những ai mà để cho Ngài dùng họ. Ước mong ta sẵn lòng ở trong địa vị Đức Chúa Trời ấn định cho ta và đứng trong nơi Ngài muốn ta đứng. Mọi khát vọng về sự thay đổi, hi vọng cao, và tham vọng lớn đều là thế tục, thuộc hồn và thuộc xác thịt. Ta phải bảo vệ chính mình chống lại mọi đều nầy.

   Phaolô nói, “tôi muốn làm xong cuộc chạy của tôi” [Sứ 20:24]. Cuộc chạy đua nầy là gì? Trước đây mấy tháng, tôi có đọc tiểu sử bà Penn-Lewis. [chương 1 của quyển tiểu sử nầy do bà viết. Bà đã qua đi trước khi toàn bộ quyển sách được hoàn thành.] Bà viết những lời sau đây,

                “Có một “cuộc chạy” đã được chuẩn bị  cho mọi tín đồ ngay  vào lúc anh ta được tái  sinh 

           mục đích đem sự sống mới mà anh ta vừa tiếp nhận đến chỗ  trưởng thành đầy trọn, và    mục

           đích làm cho cuộc đời anh hữu dụng đối với Đức Chúa Trời đến cực điểm. Trách nhiệm của mỗi

           tín đồ là tìm thấy “cuộc chạy đua nầy” và bước đi trong đó. Người khác không thể quyết định và

           nói cuộc chạy đua nầy là gì. Chỉ Đức Chúa Trời biết và chỉ Đức Chúa Trời có thể làm cho người

           đó biết; chỉ Ngài có thể hướng dẫn các tín đồ vào trong cuộc chạy đua nầy. Ngày nay [tình hình]

           thì cũng như  thời xưa khi Ngài đã hướng dẫn Giêrêmi và các tiên tri khác,  Phaolô, Philip và các

           sứ đồ khác”.

Điều rất vinh diệu trong đời sống một người là anh ta có thể làm những điều mà Đức Chúa Trời muốn anh ta làm trên chính lập trường mà Đức Chúa Trời đã đặt cho anh. Đối với mọi tín đồ, có một lối đường do Đức Chúa Trời tiền định cho anh ta bước đi trên ấy.

   Đức Chúa Trời chỉ dùng những người do ngài chọn lựa để làm công việc của Ngài. Ngài không muốn những ai [ghi danh] gia nhập và tình nguyện làm công tác Ngài. Những ai được Đức Chúa Trời chọn lựa tuyệt đối không có sự tự do. Nếu họ nổ lực sống tự do và đi theo đường riêng; họ sẽ chỉ vấp ngã và đau khổ nhiều hơn nữa. Nếu Đức Chúa Trời không bao giờ dùng chúng ta, đó là kết cuộc của sự việc. Nhưng nếu Ngài dùng, thậm chí nếu anh em muốn chạy trốn, anh em sẽ không thành công. Anh em có thể chạy trốn đến Tarêsi, nhưng một cơn gió sẽ lật nhào anh em xuống biển và con cá lớn sẽ đưa anh em trở về [ Giô na 1-2]. Anh em có thể chạy trốn, nhưng anh em sẽ không bao giờ thoát thân. Từ ban đầu đến cuối cùng, các công tác viên của Đức Chúa Trời không có sự tự do. Ngày nay nhiều tín đồ làm việc cách nhiệt thành, nhưng  rất ít có người làm những gì Đức Chúa Trời đo lường cho họ và tiếp lấy con đường mà Đức Chúa Trời ấn định cho họ.

   Khi Môise dẫn dắt dân Itxraên trải qua đồng vắng, Đức Chúa Trời đã chỉ thị rằng vào ngày sabát không nên làm công việc nào. Nhưng vài người đã tường trình cho Môi se rằng họ tìm thấy một người lượm củi bên ngoài trại quân vào ngày sabát. Môise đã không đưa ra sự quyết định nào của riêng ông liên quan người nầy. Dường như ông nói, “Đức Chúa Trời đã không tuyên bố điều gì và tôi không biết làm sao xử sự việc nầy. Hãy để tôi cầu hỏi Đức Giêhôva”. Sau đó ông dã đi cầu hỏi Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời đã bảo ông ném đá chết người quá phạm ngày sabát. Nên họ đã ném đá anh ta chết [ Dân 15:32-36]. Môise đã chờ đợi Đức Chúa Trời chỉ thị ông về những gì phải làm trước khi ông dám làm bất cứ điều gì.

   Nếu chúng ta không sẵn sàng chờ đợi ít lâu, công việc của Đức Chúa Trời sẽ chịu đựng sự thiệt hại lớn lao! Tâm tính chúng ta vội vã biết bao. Ta luôn luôn nghĩ rằng ĐứcChúa Trời quá chậm chạp. Ta không có thể kiên nhẫn theo sau Đức Chúa Trời từng bước một. Ta vội vã làm bất cứ điều gì mình nhận biết là tốt. Bất cứ khi nào ta khám phá có một sự thiếu hụt, ta lập tức nổ lực bổ sung liền.Ta giả định rằng nếu ta chờ đợi mọi sự, ta sẽ không đủ khả năng làm bất cứ điều gì trong cả cuộc đời mình. Ta quên rằng các công tác viên mà được ban phước là những người có thể chờ đợi trước mặt Đức Chúa Trời và vâng theo các sự chỉ dẫn của Ngài.

   Ngày nay chúng ta mang trách nhiệm nặng nề; ta phải sáng tỏ như thuỷ tinh về các chỉ thị của Đức Chúa Trời trước khi ta khởi sự làm việc. Mệnh lệnh của Đức Chúa Trời là biểu hiện khát vọng của Đức Chúa Trời. Nếu ta muốn làm chiếc bình hữu dụng trong tay Ngài, ta phải cảm thấy bảo đảm về mệnh lệnh của Đức Chúa Trời trước khi hành động. Nếu ta làm bất cứ điều gì Đức Chúa Trời không ra lệnh, ta không thể làm vui lòng Ngài. Khi một công việc nào đó được đặt trước mặt ta, trước hết ta phải hỏi : điều nầy có đi cùng khát vọng của Đức Chúa Trời không? Nó có thể chiếm lấy tấm lòng Đức Chúa Trời không? Ước ao chúng ta tìm cách để chỉ được tương hợp với khát vọng của Đức Chúa Trời. Chính mình ta nên tham dự  vào một công việc thuộc linh vì cớ ta tìm kiếm khát vọng của Đức Chúa Trời, không vì cớ đó là một công việc tốt hay vì cớ tính thế đang cần ta giúp đỡ. Nếu ta khao khát được hữu dụng trong tay Đức Chúa Trời, ta phải bước đi theo ý muốn Đức Chúa Trời.

   Kiểu mẫu trên núi không được thay đổi theo ý muốn; ta phải hoạt động theo kiểu mẫu đó. Ta có đang nói rằng đây là công việc của ta và rằng ta không cần bước đi bởi ý muốn của Đức Chúa Trời chăng? Hay ta sắp nói rằng đây là công việc của Đức Chúa Trời và ta sẽ bước đi bởi ý muốn của Ngài? Mọi sự đã được cân nhắc, ta không thể trừ ra than van rằng  công việc của Đức Chúa Trời đã bị đổ nát trong tay loài người.

   Tôi sẽ thẳng thắn nói rằng nếu sự khôn ngoan của ta đã chưa bao giờ trải qua sự xét đoán và các tư tưởng của ta đã không được đặt vào chỗ chết, ta không thể làm việc. Nguyện Đức Chúa Trời đem ta vào giai đoạn nơi đó không có bản ngã, đến nỗi ta sẽ không có tư tưởng nào về chính mình, nhưng sẽ chỉ có ý muốn của Đức Chúa Trời. Mỗi lần ta làm việc; trước hết ta phải biết đây có phải là ý muốn của Đức Chúa Trời hay không. Nếu ta biết chắc chắn rằng đây là  ý muốn của Đức Chúa Trời, khi ấy ta sẽ được khuyến khích tiến lên theo đúng kiểu mẫu Ngài đã bày tỏ cho ta.WN.