Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

KIỆT TÁC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


Eph. 2:1-10
Trước khi tôi giải thích phần kinh thánh nầy, tôi thích anh em chú ý đến Ê-phê-sô chương một. Chương này có thể chia làm hai phần lớn. Phần thứ nhất nói về những gì một người tiếp nhận đựơc do các sự giàu có của ân điển Đức Chúa Trời - vị sứ đồ bảo cùng
các tín đồ về mức lượng họ tiếp nhận được, rằng Đức Chúa Trời trong Christ đã ban phước cho họ mọi phước hạnh thuộc linh trong các nơi trên trời [ câu 1-14]. Phần thứ hai là sự cầu nguyện của vị sứ đồ. Dầu họ đã chiếm được, ông cầu nguyện cho họ, kẻo họ không biết những gì họ đã chiếm được. Theo cách nầy họ có thể  đến chỗ biết đại năng của sức mạnh Ngài mà đã khiến cho Jesus từ kẻ chết sống lại [câu 15-23].

Chương 2 là lời giải thích quyền năng mạnh mẽ của sự phục sinh trong chương trước. Nó giải thích cách đầy đủ về sự cứu rỗi. Thứ nhất, câu 1-10  nói về tình trạng của chúng ta trước khi ta tin Chúa. Thứ hai, các câu nầy nói về những gì Christ đã hoàn thành; thứ ba, chúng giải thích thế nào chúng ta có thể chiếm được những gì Christ đã hoàn thành; và thứ tư, chúng nói về những gì chúng ta nên làm sau khi ta đã chiếm được những gì Christ hoàn thành rồi. Bây giờ ta nhìn vào phần nầy từng câu một.

                            Tình trạng của ta trước khi tin
Câu 1 chép, “còn anh em, dầu đã chết trong các quá phạm và các tội lỗi mình”. Chương vừa rồi kêu gọi ta chú ý tính cách vượt bực của quyền năng Ngài và đại năng của sức mạnh Ngài. Chương 2 khởi sự cho ta biết chúng ta đã là loại người gì trước khi ta được cứu. Nếu ta muốn thấy sự cứu rỗi là gì, và nếu ta muốn  lớn lên về mặt thuộc linh, điều tối quan trọng cho mọi người chúng ta phải biết là: chúng ta đã là loại người gì  hồi nguyên thuỷ. Kinh thánh không chỉ nói rằng chúng ta đã là  các tội nhân, vi phạm các tội lỗi và làm điều xấu xa; nó cũng nói rằng ta đã chết! Ta luôn nghĩ rằng mình chỉ là các tội nhân và ta cần sự cải thiện. Tuy nhiên, ta không nhận thức rằng mình là những người đã chết không thể cải thiện được.
Người chết thiếu hụt điều gì? Sự sống. Ta đã chết trong các quá phạm và các tội lỗi mình. Ta không chỉ quá xấu xa, vi phạm các tội lỗi; ta cũng thiếu hụt sự sống. Sự chết bao gồm hai điều: thứ nhất, nó không có sự sống; và thứ hai, nó không thể sản xuất sự sống. Do đó, vì cớ những gì ta vốn là đó, ta không bao giờ giống như Đức Chúa Trời. Chỉ sự sống có thể có sự lớn lên, quyền năng và sự hiệp nhất hữu cơ. Vì cớ ta đã không có sự sống của Đức Chúa Trời, ta đã chết đối với sự thánh khiết, quyền năng và vinh quang của Đức Chúa Trời. Ta đã không thể thánh khiết, quyền năng và vinh hiển như Ngài . Chỉ người sống có thể sống; không người chết nào có thể sống. Hồi ban đầu, ta đã chết. Trừ khi ta đã tiếp nhận sự sống, ta không thể có nếp sống thánh khiết.

Đức Chúa Trời phán ta đã chết. Tôi xin hỏi, sự chết của ta như gỗ hay đá? Không, gỗ chết hay đá cứ luôn luôn y như vậy. Tuy nhiên, sự chết của bản thể ta mục nát và đồi bại. Ta càng lúc càng trở nên thối rửa. Đức Chúa Trời không muốn chúng ta cải thiện, vì cớ ta đã chết. Ta không nên nổ lực cải thiện xác chết. Ta không có sức mạnh làm điều tốt lành. Ta không thể đắc thắng thế giới. Ta không thể chống lại các sự cám dỗ, vì cớ ta đã chết.

Đây là loại sự chết nào? Đây không phải là sự chết vật lý; cũng không phải là sự chết thông thường. Đó là một sự chết đã chết trong các quá phạm và các tội lỗi.Theo nguyên ngữ, sự quá phạm có nghĩa là sự vượt quá mong manh. Thí dụ, khi chạy đua, dọc theo đường chạy có vạch các đường thẳng làm ranh giới. Bước vượt quá các vạch nầy một ít cũng vi phạm qui luật trò chơi, và người phạm không còn đủ tư cách cho câuộc đua. Sự vượt quá mong manh nầy được gọi là sự quá phạm. Các tội lỗi là các điều nhơ bẩn và nhơ nhớp. Các  quá phạm không nghiêm trọng như các tội lỗi. Trải suốt cuộc đời mình ta sống giữa hai điều nầy - các quá phạm và các tội lỗi. Không vi phạm các tội lỗi, không yêu thế giới và không bị các sự cám dỗ thúc giục vượt quá quyền năng kiểm chế của ta vì cớ ta đã chết trong các quá phạm và các tội lỗi.

Chúa Jêsus cũng đã nói rằng con người đã chết. “quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai Ta, thì có sự sống đời đời, không đến sự định tội, song đã vượt khỏi sự chết  mà vào sự sống rồi. Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, giờ sắp đến, mà nay đã đến rồi, khi kẻ chết sẽ nghe tiếng Con Đức Chúa Trời, và kẻ nghe ấy sẽ được sống” [Giăng 5:24-25]. Chúa nói rằng khi một tội nhân được cứu, anh ta không chỉ có sự sống đời đời và thoát khỏi sự định tội, nhưng anh ta cũng sẽ vượt khỏi sự chết vào sự sống. Chúa cũng bảo chúng ta rằng một tội nhân không phải là một tội nhân suông; anh ta là một người chết. Đây là tại sao Ngài bảo kẻ chết sẽ nghe tiếng của Con Đức Chúa Trời.

Vì cớ một người đã chết, anh tuyệt đối không có hi vọng về sự công nghĩa, thanh khiết, quyền năng và vinh quang của Đức Chúa Trời. Anh không thể đạt đến các điều nầy. Vì ta biết rằng con người đã chết, điều đầu tiên phải đắc thắng là sự chết. Ta không sợ tội lỗi, nhưng ta sợ sự chết. Các bác sĩ y khoa đều biết rằng có chất độc trong mọi loại thức ăn. Nhưng một con người có sự sống năng động thì không sợ các chất độc. Lưu tâm của anh không phải là làm sao rứt bỏ các chất độc, nhưng làm sao để có sự sống mạnh mẽ hầu chống lại mọi chất độc. Tội lỗi sẽ không chết, nhưng sự sống đầy sinh lực có thể đắc thắng tội lỗi.
Khi Cha Jesus còn sống trên đất, Ngài không hề vi phạm một tội lỗi. Có phải vì cớ Ngài có một gia đình tốt đặc biệt  không? Hay có phải vì cớ Ngài đã có một hoàn cảnh tốt cách đặc biệt? Có phải xã hội vào thời đó đặc biệt tốt hay không? Hay có phải thế giới không cám dỗ Ngài hoặc Satan không thử thách Ngài? Ta biết rằng không có một điều nào như vậy cả. Không vì cớ Cha đã không gặp các sự khó khăn. Đúng ra, Chúa đã có sự sống của Đức Chúa Trời, tội lỗi và sự ác không thể đụng chạm Ngài. Đây là tại sao chúng ta không sợ tội lỗi nhưng sợ sự chết. Tội lỗi sẽ không chết, nhưng ta có thể chiến thắng nó bằng sự sống.

Êphêsô 2;2 chép “là những điều trước kia anh em từng miệt mài [ bước đi] theo thói tục [thời đại] của thế giới nầy, thuận phục bá chủ của quyền bính khoảng không, tức là tà linh hiện đương hành động trong các con cái sự bội nghịch”. Câu 1 nói về sự chết, câu 2 nói về sự bước đi. Câu 1 nói về tình trạng ban đầu của con người - sự chết, câu 2 nói về những gì do con ngừơi làm nên.

   “ Là những điều” chỉ dẫn các quá phạm và các tội lỗi trong câu 1. Hồi ban đầu, con người đã tiếp lấy các quá phạm và các tội lỗi làm đường lối để bước đi. Ta phải sáng tỏ. Ta đã chết trong các quá phạm và các tội lỗi, không có quyền năng và sự sống; vì vậy ta đã bước đi trong các quá phạm và các tội lỗi. Thế giới khuyên bảo ta vun trồng và cải thiện chính mình. Nên ta nghĩ rằng nếu ta cầu nguyện nhiều hơn và đọc kinh thánh càng thêm, ta có thể chiến thắng tội lỗi. Nhưng vì cớ ta đã chết, ta không có đường lối nào khác trừ ra bước đi [miệt mài] trong các quá phạm và các tội lỗi.
Kinh thánh nói ta có ba kẻ thù: (1) thế giới, (2) Satan, (3) và xác thịt.Hai kẻ thù đã đựơc đề cập trong câu nầy là - thế giới và Satan. Câu tiếp theo đề cập xác thịt.
Thế giới

Theo thời đại của thế giới nầy có thể dịch là “theo đúng kiểu cách của thế giới nầy”. Câu nầy bày tỏ rằng con người bị thế giới lôi kéo. Há không đúng sao khi ta thích theo kiểu dáng của thế giới? Từ thời đại nầy đến thời đại kia các tội lỗi đều khác biệt. Mỗi thế hệ có các tội lỗi riêng của nó; cũng vậy, mỗi thời kỳ có các tội lỗi riêng của nó. Khi ta đã chết trong các quá phạm và  các tội lỗi, ta đã có khuynh hướng yêu mến các kiểu dáng.

Satan

 

“Bá chủ [nhà cai trị] của quyền bính khoảng không” là Ma quỉ. Trái đất dành cho con người, khoảng không dành cho Ma quỉ. Đã một lần Cha so sánh Ma quỉ với chim trời. “ Nhà cai trị” là [tà] linh hiện đang vận hành trong các con của sự bội nghịch. “ Các con sự bội nghịch” là dân chúng thế giới. Kinh thánh đề cập các con sự sáng và các con của vương quốc Đức Chúa Trời. Các tính từ nầy làm cho các con có đủ tư cách một cách đặc biệt. Họ là “các con của sự sáng” vì cớ họ làm những điều trong sự sáng và là “các con của vương quốc Đức Chúa Trời” vì cớ họ sắp thừa kế vương quốc. Do đó, nói rằng “các con của sự bội nghịch” có nghĩa ý muốn của dân thế giới  chống nghịch Đức Chúa Trời.
Rất dễ vi phạm tội lỗi. Một người không phải kiêng ăn ba ngày và ba đêm để phạm tội. Anh không phải vất vả nổ lực vận dụng ý muốn mình. Vì cớ có một ác linh đang vận hành trong lòng con người, nên rất dễ để phạm tội.
Câu nầy giúp đỡ chúng ta nhận thức chúng ta đã là gì hồi ban đầu: “theo đúng thời đại của thế giới nầy”, ta đã yêu thế giới; và “theo bá chủ [nhà cai trị] của quyền bính khoảng không”, ta đã vâng lời Ma quỉ.
Xác thịt

Ephêsô chép “chúng ta trước kia cũng thảy đều ăn ở  [cư xử] trong vòng họ, buông lung theo tư dục của xác thịt, làm các điều mà xác thịt và tâm ý ưa muốn, vốn là con cái của sự thạnh nộ, cũng như kẻ khác”.Câu 1 chép “anh em” và câu 2 cũng chép “anh em”. Nhưng khi ta đến câu 3, kinh thánh chép “chúng ta”. Phaolô bao gồm chính ông. Ông đã không muốn làm cho anh em Êphêsô nghĩ sai rằng chỉ có người ngoại bang và anh em Ephesô đã được miêu tả trong câu 2 và 3, còn Phaolô, làsứ đồ, người Do thái, và dân Pharasi, là khác hẳn. Phaolô đã muốn người khác thấy rằng thậm chí một sứ đồ và người Do thái theo bản chất cũng y như dân ngoại bang, đã chết trong các quá phạm và các tội lỗi. Chúng ta đã làm những gì giữa các con của sự bội nghịch? Chúng ta đã không chỉ yêu thế giới và vâng lời Ma quỉ, nhưng ta cũng đã “một lần cư xử chính mình trong các tư dục của xác thịt”. Theo nguyên ngữ cư xử chính mình hàm ý sự hoạt động. Hồi ban đầu, từ sáng đến tối, chuyển động của con người chỉ là hoạt động của xác thịt.
Theo nguyên văn chữ “ làm” [làm các điều xác thịt…ưa muốn] có nghĩa là “làm thỏa mãn”.Làm theo các khát vọng của xác thịt và của tư tưởng có nghĩa là làm thỏa mãn các khát vọng của xác thịt và của tư tưởng. Các khát vọng của xác thịt là ở  các điều bên ngoài, các khát vọng của tư tưởng ở trong tâm trí. Khi ta đã làm theo các khát vọng của xác thịt và của tư tưởng, ta đã nổ lực làm thỏa mãn chính mình cả bên ngồi và bên trong.
Anh chị em ơi! Ta đã thấy cách rõ ràng rằng định mệnh của ta đã được quyết định. Ta đã “là con cái của sự thạnh nộ như mọi kẻ khác”. Theo bản chất mình, ta y như các kẻ khác. Do đó, định mệnh của ta cũng y như kẻ khác - con cái sự thạnh nộ, đang chờ đợi sự xét đoán và cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời! Nếu đây là tất cả những gì chúng ta có, chúng ta đáng thương biết dường nào! Nhưng cảm tạ Đức Chúa Trời tiếp theo điều nầy có hai chữ làm chuyển đổi dòng chảy: “nhưng Đức Chúa Trời’.

                   Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong Christ
Êphêsô 2:4 chép, “nhưng Đức Chúa Trời là Đấng giàu lòng thương xót, vì tình thương yêu lớn của Ngài mà Ngài đã đem thương yêu chúng ta”. Ô! Tôi đã chết trong các quá phạm và các tội lỗi của tôi và không thể đắc thắng sự cám dỗ của thế giới, sự lôi câuốn của Satan, và sự đồi bại của xác thịt. Nhưng anh chị em ơi, Đức Chúa Trời có con đường. Xin hãy nhớ, không chép “nhưng tôi”. Điều nầy có nghĩa  tôi đặt để ý muốn mình, từ bỏ tội lỗi, tin cậy Chúa trong  lối nầy hay lối kia. Đúng ra, Kinh thánh chép, “nhưng Đức Chúa Trời”. Ngợi khen Chúa! Chúng ta có, “nhưng Đức Chúa Trời!” Đức Chúa Trời giàu lòng thương xót! Vì cớ tình yêu lớn mà Ngài đã đem yêu thương chúng ta, Ngài đã đến để cứu chúng ta.
   Câu 5 chép, “đến nỗi đang khi chúng ta đã chết trong các sự quá phạm  của mình, thì Ngài đã làm cho chúng ta đồng sống động với Đấng Christ - ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu”. Đây là tình yêu thương lớn mà Ngài đã đem thương yêu chúng ta. Christ đã chết và sau ba ngày đã sống lại. Ấy là sự sống của Đức Chúa Trời trong Christ đã dức dấy Christ sống lại. Các lằn roi trên lưng Ngài, mão gai trên đầu Ngài, các vết đinh trên tay và chân Ngài mà chúng ta đã được chữa lành; chỉ các vết sẹo còn lại. Bác sĩ có thể làm gì để có thể chữa  lành vết thương dữ dội và nhanh chóng chữa lành nó? Không một ai. Christ đã được làm cho sống lại theo cách nầy vì cớ Ngài có sự sống của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta đã chết trong các quá phạm và tội lỗi mình, Đức Chúa Trời đã ban sự sống cho ta, cũng vậy sự sống của Đức Chúa Trời đã được ban cho Christ làm cho Ngài sống lại từ kẻ chết. Nên được cứu là có sự sống của Đức Chúa Trời vào một người chết và làm anh ta sống động.
Anh chị em ơi, anh em có nghĩ rằng khó tự do khỏi các tội lỗi và điều ác chăng? Anh em nghĩ khó từ bỏ thế giới chăng? Anh em nghĩ khó chống lại Satan chăng? Có các gương của những người bị Ma quĩ bắt lấy. Khi Chúa bảo các môn đồ rằng Ngài phải đi lên Giêrusalem và chịu đựng nhiều điều từ các trưởng lão, các thầy tế lễ cả, và các văn sĩ và bị giết chết, Phierơ nói, “Chúa ơi, nguyện Đức Chúa Trời thương xót Ngài! Điều nầy không cách gì xảy ra cho Ngài đâu!”[Math 16:22]. Chúa xây lại và phán cùng Phierơ, “ớ Satan, hãy lui ra đàng sau Ta!”[câu 23]. Sau khi bị Satan bắt lấy, Phierơ đã bắt đầu chứng tỏ sự sợ hãi đau khổ. Giuđa đã phản bội Cha vì cớ Satan đã vào lòng anh ta [Luca 22:3]. Anania và Saphira giữ lại một phần tiền bạc vì cớ Satan dẫy đầy lòng họ - họ đã yêu danh tiếng tốt về sụ dâng tiền, song le họ không sẵn sàng có sự hiến dâng chính mình cách trọn vẹn [ Sứ 5:3]. Chúng ta coi mọi điều là rất khó khăn chỉ vì một lý do: chúng ta đã chết trong các quá phạm và tội lỗi mình.

Thậm chí khi chúng ta đã giống như vậy, Đức Chúa Trời đã làm cho ta đồng sống động với Christ! Cũng vậy Đức Chúa Trời đã đặt sự sống vào Christ và làm Christ sống lại, Ngài cũng đặt sự sống vào trong ta và làm ta sống động. Khi sự cám dỗ đến, ta không cần tranh đấu. Ta phải nhận thức rằng sự chết đang trị vì và chỉ sự sống có thể đắc thắng. Thí dụ, nếu ta sắp nổi giận, ta không nên nói với chính mình là ta nên nổ lực kiểm soát nó; đúng ra, ta nên nói cùng Chúa, “Chúa ôi, nguyện sự sống Ngài đầy dẫy con”. Anh chị em ơi, để đắc thắng tội lỗi cần có luật của Linh sự sống, chớ không phải sự công nghĩa của ta. Ta đặt sự công nghĩa chống lại tội lỗi và sự sống đối kháng sự chết. Nhưng Đức Chúa Trời đã đắc thắng sự chết bằng sự sống; Ngài cũng đắc thắng tội lỗi bằng sự sống. “Vì luật của Linh sự sống đã buông tha tôi trong Christ Jêsus khỏi luật của tội lỗi và sự chết”. Có sự khác biệt giữa tội lỗi và sự chết; tuy nhiên, để đắc thắng cả tội lỗi và sự chết, ta chỉ cần sự sống.
Êphêsô 2:6 chép, “và khiến cho chúng ta cùng sống lại với Ngài, và đồng ngồi với Ngài ở trên trời trong Christ Jêsus”. Anh chị em ơi, Christ đã không chỉ cứu chuộc ta hầu ta có thể tiếp nhận sự sống mới, nhưng cũng để chúng ta có thể được sống lại. Sự khác biệt giữa việc được sống động trong câu 5 và được sống lại trong câu 6 là gì? Chúng ta biết sự khác biệt chăng? Được sống động và được sống lại không có sự khác biệt trong những gì ta chiếm được cách thực tiễn, tuy nhiên, được sống động và được sống lại rất khác biệt trong ý nghĩa. Câu 5 nói Đức Chúa Trời khiến ta đồng sống động với Christ. Ta đã chết trong các quá phạm và tội lỗi mình, Đức Chúa Trời đã ban sự sống cho ta, khiến ta sống động. Câu 6 chép Ngài đã khiến ta đồng sống lại với Christ. Đức Chúa Trời đã khiến ta đồng sống lại với Christ đến nỗi ta có thể sống cho Ngài. Kinh thánh nói về hai mối liên hệ của ta với tội lỗi: ta đã chết trong các tội lỗi [Êph. 2:1], và ta đã chết đối với tội lỗi [La 6:2]. Chết trong các tội lỗi là thậm chí dầu ta đang sống động, ta đã chết với mọi sự trừ ra tội lỗi, chỉ yêu những gì ô tội và gian ác. Giống như một người đang vui hưởng việc hút thuốc phiện; anh ta hút thuốc phiện mỗi ngày. Mọi tư tưởng của anh dẫy đầy thuốc phiện. Ta nói rằng loại người nầy đã chết trong thuốc phiện. Đã chết đối với tội lỗi nghĩa là ta đã phá vỡ mối liên hệ với tội lỗi. Tội lỗi không còn cám dỗ chúng ta vì cớ ta đã chết. Nếu một người thường vui hưởng thuốc phiện không còn vui hưởng nó nữa, anh ta như người đã chết đối với thuốc phiện; thuốc phiện không còn có thể cám dỗ anh ta nữa. Những ai mà đã chết trong các tội lỗi cần được làm cho đồng sống động với Christ;  những ai đã chết đối với tội lỗi cần được làm cho đồng sống lại với Christ.

Cảm tạ và ngợi khen Đức Chúa Trời! Ta đã chiếm được mọi điều nầy. Ta đã được đồng sống động với Christ, và ta đã được đồng sống lại với Christ. Đức Chúa Trời đã làm cho ta đồng sống động và đồng sống lại với Christ. Không chỉ vậy thôi, Ngài cũng đã làm ta đồng ngồi với Christ trong các nơi trên trời.
Êphêsô 2:1-3 bảo rằng ta đã ở trong ba loại tình trạng nầy khi ta đã chết rong các quá phạm và các tội lỗi: (1) theo thời đại của thế giới nầy, (2) theo nhà cai trị của quyền bính khoảng không, và (3) trong các tham dục của xác thịt. Đức Chúa Trời đã cứu chuộc chúng ta và đã chiến thắng Satan trong Christ Jêsus. Ngài đã ban cho chúng ta sự sống phục sinh để chinh phục xác thịt, và Ngài đã làm ta ngồi trong các nơi trên trời để chiến thắng thế giới. Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời giúp ta đủ khả năng đắc thắng ba kẻ thù nầy: xác thịt, Satan, và thế giới. Nếu ta đã được ngồi trong các nơi trên trời, khi ấy ta ở trong sự đắc thắng trọn vẹn.

Ta đã được làm cho đồng sống động, đồng sống lại và đồng ngồi với Christ trong các nơi trên trời. Tôi thích anh em chú ý điểm rất quan trọng: anh em đã được làm cho sống động với Christ, anh em đã được làm cho sống lại với Christ,và anh em đã được làm cho ngồi với Christ trong các nơi trên trời. Vài người có thể nói cùng anh em rằng anh em nên được đồng sống lại với Christ. Nhưng tôi xin nói với anh em rằng anh em đã được đồng sống lại với Christ rồi. Người khác có thể khuyến khích anh em tìm kiếm cuộc đời thăng thiên, nhưng tôi xin nói với anh em: anh em đã được ngồi trên các nơi trên trời rồi. Khi Christ đã được sống động, ta đã được sống động với Ngài. Khi Christ đã được sống lại, ta cũng đã được sống lại với Ngài. Khi Christ đã được ngồi trong các nơi trên trời, ta đã được ngồi với Ngài trong các nơi trên trời. Chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời rằng ta đã đồng chiếm hữu các điều nầy rồi!
Nếu chiều nay anh em bị cám dỗ nổi giận, anh em có thể nghĩ  rằng sự đắc thắng trên sự cám dỗ không do sự tranh đấu nhưng bởi sự sống, và khi nghĩ như vậy anh em có thể cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời, “Đức Chúa Trời ôi, xin làm cho con sống động, khiến con sống lại, và đặt con ngồi trên các nơi trên trời”. Anh em có đúng khi làm như vậy chăng?  Nếu anh em làm như vậy, tôi xin nói cùng anh em, anh em chưa hiểu sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời gì cả.

   Sự cứu rỗi là gì? Sự cứu rỗi là sự hoàn thành của Đức Chúa Trời cho ta. Đức Chúa trời đã làm cho ta sống động với Christ rồi, khiến ta đồng sống lại, và đồng ngồi với ngài trong các nơi trên trời. Tôi không phải cầu xin Đức Chúa Trời làm tôi sống động, làm tôi sống lại, hay làm tôi ngồi trong các nơi trên trời. Ngài đã làm điều nầy rồi. Đây là đức tin. Đức tin là tin rằng những gì Đức Chúa Trời đã làm là thật. Vô tín là nghĩ rằng anh em phải làm cái gì đó. Ảo tưởng tâm lý là tưởng tượng những điều gì đó không có là chúng đã có; nhưng đức tin là thấy các điều không thấy. Vì cớ ta không thể thấy chúng không có nghĩa chúng không hiện hữu.

Vì vậy, trong Christ ta đã được làm cho sống động, đã được sống lại, và đã được ngồi trong các nơi trên trời.  Khi sự cám dỗ đến, ta nên can đảm nói, “ ngươi không thể đụng chạm đến ta, vì ta đã được sống lại rồi”. Khi thế giới đến, ta nên gan dạ nói, “ta đã thăng thiên lên các nơi trên trời.” Đây là sự cứu rỗi. Đây không phải là sự tranh đấu. Kẻo thơ Ephêsô có thể bị hiểu lầm, ngay sau các lời, “thậm chí khi ta đã chết trong các quá phạm, đã làm ta đồng sống động với Christ”, tức thì Phaolô  nói ngay lời giải thích: “bởi ân điển anh em đã được cứu”. Rồi trong câu 8 ông định ý lặp lại lần nữa, “ bởi ân điển anh em được cứu”. Ý nghĩa của điều nầy là gì? Vì lý do nào ông nói điều nầy? Có một lý do tốt đẹp. Phaolô sợ rằng ta có thể nghĩ rằng sống thì quá khó khăn. Có thể ta không biết làm sao ta có thể sống và làm sao ta có thể chiếm được sự sống nầy. Ông nói rằng sự việc nầy là việc làm của Đức Chúa Trời. Điều đó bởi ân điển - không phải tôi muốn được sống động, nhưng Đức Chúa Trời đã làm tôi sống động; không phải tôi muốn được sống lại, nhưng Đức Chúa Trời đã làm tôi sống lại; không phải tôi muốn ngồi các nơi trên trời, nhưng Đức Chúa Trời đã làm tôi ngồi  trong các nơi trên trời. Những gì Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho ta thì đều do ân điển. Nửa phần đầu là việc làm của Đức Chúa Trời; nửa phần sau chỉ cần việc tin của ta. Tin không phải là cảm xúc; nếu điều đó do cảm xúc, nó bị ràng buộc vào sự thất bại. Ngày nay ta phải nhớ rõ điều nầy: sự cứu rổi ít nhất vướng vào ba phần này: (1) được làm sống động với Christ, (2) được sống lại với Christ, và (3) được đồng ngồi với Christ trong các nơi trên trời.
Câu 7 chép, “ hầu cho trong các thời đại tương lai Ngài có thể tỏ ra ân điển cực kỳ phong phú của Ngài bằng sự nhơn từ đối với chúng ta trong Christ Jêsus”. Câu nầy bày tỏ mục tiêu sự cứu rỗi của Ngài. Sự nhơn từ của Đức Chúa Trời đối với chúng ta là gì? Điều đó đã được đề cập trước rồi: khi ta đã chết trong các tội lỗi, Đức Chúa Trời đã làm cho ta đồng sống động với Christ, đồng sống lại với Christ, và đồng ngồi với Christ trong các nơi trên trời. “Các thời đại hầu đến” là vô số các thế hệ trong tương lai; đây là sự chứng tỏ cho các thiên sứ. Khi nào đã có một người chết và được sống lại? Nhưng sự nhơn từ mà Đức Chúa Trời đã có đối với chúng ta qua Christ đã làm các người chết sống lại.

                           Phương tiện của sự cứu rỗi
   Câu 8 chép, “vì nhờ ân điển bởi đức tin mà anh em được cứu, ấy không phải từ anh em đâu, bèn là ban tứ của Đức Chúa Trời”. Được cứu là kinh nghiệm của Êphesô 2:5-6. Sự cứu rổi bởi phương tiện nào mà đến? Bởi ân điển. Lamã 11:6 chép, “nhưng nếu đã bởi ân điển, thì chẳng còn phải bởi công việc nữa; bằng chẳng thì n điển không còn phải làn điển nữa”. Câu nầy nói gì với chúng ta về ân điển? Chúng ta không cần làm điều gì. Nếu không, ân điển không còn là ân điển nữa.
Ân điển có thể cứu chúng ta khỏi các sự cám dỗ của thế giới, sự lôi cuốn của Satan, và các tham dục của xác thịt. Tất cả đây là công việc của Đức Chúa Trời. Nền tảng công việc của Đức Chúa Trời là ân điển của Đức Chúa Trời, nhưng qua đức tin. Đường dẫn của ân điển nầy là đức tin.Thí dụ, dây điện để truyền tải điện. Ân điển giống như điện lực, đức tin như dây điện. “Bởi ân điển” chỉ tỏ đó là công việc của Đức Chúa Trời. “Bởi đức tin” chỉ tỏ rằng đức tin là đường dẫn qua đó ân điển tuôn đổ.

Ta làm gì để có đức tin? Cảm tạ và ngợi khen Đức Chúa Trời! Ngài đã làm ta đồng sống động với Christ, Ngài đã làm ta đồng sống lại với Christ, và Ngài đã làm ta đồng ngồi với Christ trong các nơi trên trời. Đây không phải là ảo tưởng tâm lý. Đây không phải là đôi điều ta nói bằng miệng. Đây là sự nói năng bằng đức tin về những gì Đức Chúa Trời đã hồn thnh trong Christ. Đừng để cho Satan một phút giây nào nói cùng anh em rằng anh em đã không được làm cho sống động. Anh em phải nói , “tôi đã được sống động rồi”. Đừng để cho thế giới nói cùng anh em rằng anh em đã không được lên các nơi trên trời. Anh em phải nói, “tôi đã ngồi trong các nơi trên trời”. Anh chị em ơi, cũng vậy anh em đã được cứu, thậm chí ngày nay, anh em là người rất yếu đuối và không có khả năng, Lời Đức Chúa Trời bảo đảm anh em rằng anh em đã được đóng đinh, sống lại và đã ngồi trên  trời. Nếu anh em tin những gì Đức Chúa Trời đã làm rồi, mọi sự sẽ được hoàn thành.

    Tuy nhiên, có một nan đề, đó là, vấn đề đức tin. Thí dụ, tôi có thể hỏi anh em hoặc anh em tin rằng anh em đã được làm cho sống động, sống lại, và thăng thiên chăng? Anh em có thể nói anh em tin. Nhưng vào buổi chiều, khi sự cám dỗ đến, nếu anh em chỉ nói bằng môi miệng, “tôi đã được làm cho sống động, tôi đã được sống lại, tôi đã được thăng thiên”, điều đó sẽ không có hiệu quả. Anh em sẽ trở nên bất lực. Dường như tất cả đức tin của anh em đã ra đi. Anh em nên làm gì? Cảm tạ Đức Chúa Trời! Dầu anh em không thể tin, ân điển Ngài có thể hành động đến một mức độ anh em có thể tin. - “điều nầy không từ anh em”; đó là “ban tứ của Đức Chúa Trời”. Sự cứu rỗi không chỉ không từ anh em, thậm chí đức tin nầy không từ chúng ta, đó là ban tứ của Đức Chúa Trời. Có một nền tảng trong kinh thánh nói rằng Đức Chúa Trời ban đức tin cho chúng ta. 2 Côrinhtô 4:13 chép, “có cùng linh của đức tin”.Theo nguyên văn câu nầy có thể dịch là, “chúng ta, đã tiếp nhận cùng linh của đức tin”. Philíp 1:29 chép, “bởi chưng ấy là  vì Christ mà đã ban ơn cho anh em chẳng những tin vào Ngài mà thôi”. Điều nầy bày tỏ rằng ta có thể tin vì cớ ân điển ban cấp cho chúng ta tin.

Điều nầy có nghĩa Đức Chúa Trời đang tin thay cho chúng ta chăng? Không.Vậy khi nào ta có thể tin? Ấy là Đức Chúa Trời Đấng yêu chúng ta và hành động trong chúng ta đến khi chúng ta có thể tin. Đức Chúa Trời đang thay đổi bản chất chúng ta, và Đức Chúa Trời đang ban cho ta sự khải thị sáng tỏ đến nỗi ta có thể tin. Ít ra ta nên có đức tin cầu xin Đức Chúa Trời khiến ta tin.

Ephêsô 2:9 chép, “cũng chẳng phải bởi các việc làm đâu hầu cho không ai khoe khoang”. Thậm chí chúng ta không làm được một chút gì tốt đẹp. Tất cả chỉ bởi ân điển. Ta không thể khoe khoang điều gi cả. Anh chị em ơi, bối rối tồi tệ nhất của chúng ta là chúng ta đều muốn nổ lực. Ta đều hi vọng rằng ta có thể làm tốt đẹp.  Ta phải tin vào những gì Christ đã hoàn thành, rằng ta đã được phân rẽ khỏi thế giới và ta có sự sống phân rẽ. Sự cứu rỗi không do các việc làm. Nếu ai đó nương cậy vào các việc làm thậm chí một ít, chắc chắn anh ta sẽ thất bại vì cớ anh ta đứng trên địa vị sai trật. Xin hãy nhớ rằng anh em đã chết, trong anh em không có khả năng nào hoàn thành sự công nghĩa và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Anh em phải có đức tin trong những gì Đức Chúa Trời đã hoàn thành. Anh em cũng nên biết rằng thậm chí “đức tin” nầy cũng do Đức Chúa Trời ban cho anh em.

                                 Mục đích của sự cứu rỗi
   Câu 10 chép, “Vì chúng ta là kiệt tác của Ngài, đã được sáng tạo trong Christ Jêsus để làm các công việc tốt lành, mà Đức Chúa Trời trước kia đã dự bị cho chúng ta bước đi trong chúng”. Trong tình trạng thiên nhiên của mình, ta tạo ra một lỗi lầm lớn lao, một lỗi lầm đáng ghét. Trước kia ta tưởng rằng sự cứu rỗi do các việc làm; bây giờ ta nghĩ rằng vì sự cứu rỗi do ân điển và ta đã được cứu, ta không phải chăm lo một điều gì nữa. Dường như thậm chí ta không cầu nguyện. Mọi sự chúng ta phải làm là chỉ đi ngủ và để cho Christ đoạt sự chiến thắng thay cho ta. Kết quả, ta trở nên những con người lười biếng. Lỗi lầm trước kia là coi sự xưng nghĩa và sự thánh hoá là đôi điều của công viêc làm; lỗi lầm sau là nghĩ rằng một khi ta được cứu rồi, ta không phải làm gì cả. Nhưng Phaolô nói rằng Đức Chúa Trời đã cứu ta để làm các công việc tốt lành, mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị trước hầu ta có thể bước đi trong chúng .

Theo nguyên văn, chữ kiệt tác được dùng hai lần trong Tân ước. Nó có nghĩa vật tốt nhất trong cuộc đời một người nào đó.Thí dụ, giữa các bức tranh của một họa sĩ, bức tranh tốt nhất trong đời sống ông ta là kiệt tác của ông. Câu “chúng ta là kiệt tác của Ngài” chỉ tỏ chúng ta là vật tốt nhất của Ngài; không thể có điều nào tốt hơn. Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta đồng sống động, đồng sống lại và đồng thăng thiên với Christ.
Đức Chúa Trời đã sáng tạo kiệt tác nầy ở đâu? Trong Christ Jêsus. Điều nầy bày tỏ cho chúng ta rằng khi Chúa đã được làm cho sống động, Đức Chúa trời đã đặt chúng ta vào trong Ngài. Khi Chúa đã sống lại và thăng thiên. Đức Chúa Trời cũng  đặt  ta vào trong Ngài. Sự sáng tạo ở đây cũng giống như sáng tạo mới ở 2 Côrinhtô 5:17.
Nhiều người nói, “nếu tôi làm lành, tôi sẽ chiếm được sự cứu rỗi’. Nhưng Đức Chúa Trời phán “từ khi ngươi đã chiếm được sự cứu rỗi, ngươi nên làm lành”. Làm các công việc tốt lành sau khi đã được sống lại và thăng thiên lên các nơi trên trời; anh em làm các công việc lành vì cớ anh em là kiệt tác của Đức Chúa Trời rồi. Anh em phải làm các công việc tốt lành, cầu nguyện, đọc kinh thánh, và làm chứng cho kẻ khác. Tuy nhiên, nếu anh em nghĩ  anh em sẽ làm cho đời sống mình tốt đẹp hơn nhờ làm các điều nầy, anh em sai lầm. Đúng ra, bởi thú nhận rằng anh em đã có một cuộc đời tốt đẹp, anh em đi vòng quanh để làm việc lành. Một người trước hết nên tin rằng anh ta đã được thánh hóa, rồi anh ta đi ra làm việc lành. Một số người sa ngã vào nguy cơ nói rằng, “Christ đã làm mọi sự. Do đó, tôi không phải làm gì cả.”. Điều nầy sai. Đúng ra, ta nên nói, “vì Christ đã làm điều đó, vì vậy tôi sẽ làm điều đó”. Phaolô nói, “tôi cũng vì đó mà chịu lao khổ, chiến đấu theo sự vận dụng của Ngài đương vận hành trong tôi cách có quyền năng”[ Côl.1;29]. Phaolô đã chiến đấu vì cớ sự vận hành đang vận hành trong ông cách có quyền năng. Càng có sự vận hành ở bên trong, sẽ càng có sự phấn đấu ở bên ngoài. Tư tưởng của Đức Chúa Trời cao hơn tư tưởng của chúng ta. Ta không nên nương dựa bất cứ ai ở bên ngoài. Ta không nên tùy thuộc vào các công việc để được cứu rỗi, ta cũng không nên làm điều gì cả vì cớ ta đã được cứu bởi ân điển.
Ephêso 2: 10 chép, “mà Đức Chúa Trời trước kia đã dự bị cho chúng ta có thể bước đi trong chúng”. “Bước đi” ở đây trái ngược với câu “là những điều trước kia anh em từng miệt mài [bước đi]” trong câu 2. Vì cớ ta đã chết, ta đã bước đi theo kẻ chết; vì cớ ta đã sống động, ta bước đi theo người sống. Trước hết, ta chết, kế đó ta vi phạm các tội lỗi; trước hết, ta được làm cho sống động, kế đó ta bước đi. Ta nên nói cách dạn dĩ rằng, bây giờ tôi có thể vì cớ tôi đã được làm cho sống động”. Anh em có tin Jêsus là Cứu chúa của anh em chăng? Nếu anh em tin, anh em đã vượt qua sự chết vào sự sống rồi. Bây giờ anh em có thể bước đi.
Anh chị em ơi, ta phải tin rằng ta đã chiếm được sự cứu rỗi rồi và ta có thể đi khắp nơi làm các việc tốt lành. Nguyện Đức Chúa Trời ban phước chúng ta và lời Ngài, đến nỗi ta có thể bước đi trong những gì Đức Chúa Trời đã chuẩn bị từ trước. Ta nên cầu nguyện cách chuyên cần hơn, đọc kinh thánh chuyên cần hơn, và dâng hiến chính mình chuyên cần hơn. Nguyện Đức Chúa Trời ban phước chúng ta hầu ta có thể sẵn sàng và bước đi để hoàn thành ý muốn tốt lành của Ngài. W.N.