Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Giêhôva

                               GIÊHÔVA                                                   

              Kinh văn: Xuất Hành 3:13-18
Có nhiều phân đoạn trước trong kinh thánh. Sáng nay Đức Chúa Trời đã ban cho tôi ánh sáng từ  phân đoạn nầy của Lời và đã nuôi dưỡng tôi. Vì vậy, tôi thích san sẻ cho anh em những gì tôi đã nhận  được.
                                          Đức Chúa Trời và Giêhôva
     Một điều ta nên ghi nhận trong kinh thánh là danh của ĐứcChúa Trời đã không được dùng cách cẩu thả. Mỗi lần Đức Chúa Trời đề cập đến danh Ngài, đều có một mục đích. Mỗi lần Đức Chúa Trời dùng đến danh Ngài, nó không được dùng cách cẩu thả. Thậm chí danh Jêsus thì rất có ý nghĩa, và không đuợc dùng cách bừa bãi. Thí dụ, có Jêsus Christ, có Christ Jêsus và cũng có Chúa Jêsus Christ v.v. Nếu ta thay đổi Jêsus Chris tthành Christ Jêsus, ta sẽ sai trật về mặt giáo lý. Điều nầy cũng đúng với danh mà Đức Chúa Trời khải thị cho con người. Trong Xuất 3:13-18 Đức Chúa Trời định ý chỉ tỏ rằng ngoài việc là Đức Chúa Trời, danh Ngài là Giêhôva. Điều nầy khải thị mối liên hệ của Ngài với Itxraên. Sự khác biệt giữa Đức Chúa Trời và Giêhôva là gì? Trước hết ta hãy suy nghĩ thế nào Đức Chúa Trời khải thị chính Ngài qua danh Ngài trong Sáng thế ký.Từ điều nầy ta có thể khám phá ý nghĩa của các danh Ngài. Từ Sáng thế ký đến Xuất Hành 3, Đức Chúa Trời đã dùng các danh khác nhau để khải thị chính Ngài. Trong Sáng thế ký 1 Ngài dùng danh Đức Chúa Trời. Trong Sáng thế ký 2 Ngài dùng danh khác- không phải Đức Chúa Trời, nhưng là Giêhôva Đức Chúa Trời. Tại sao Sáng thế ký 1 dùng danh Đức Chúa Trời còn Sáng thế ký 2 dùng danh Giêhôva Đức Chúa Trời? Điều kinh ngạc là Đức Chúa Trời đã không bảo cho con người ý nghĩa của danh Giêhôva. Dầu ápraham đã biết danh [ vì cớ Đức Chúa Trời đã một lần bảo cùng ông rằng danh Ngài là Giêhôva], ông đã chưa hề biết ý nghĩa của danh đó. Mãi đến Xuất 3:14-15 Đức Chúa Trời đã bắt đầu nói cho con người ý nghĩa của danh Giêhôva.
   Tại sao Sáng thế ký 1 không đề cập Giêhôva hay Giêhôva Đức Chúa Trời mà chỉ là ĐứcChúa Trời? Danh Đức Chúa Trời--Elohim- có nghĩa Đấng mạnh mẽ và quyền năng. Danh Đúc Chúa Trời liên hệ các tạo vật, ám chỉ mối liên hệ của Ngài với cõi sáng tạo. Nhưng danh Giêhôva có liên quan đến con người. Sáng thế ký 2 nói về mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời và con người. Vì vậy, Giêhôva Đức Chúa Trời được đề cập ngay tại đây. Điều nầy nói lên mối liên hệ của Đức Chúa Trời với con người. Ta không thấy con người trong Sáng thế ký 1. Thậm chí khi sự sáng tạo của con người được đề cập vào ngày thứ sáu, sự nhấn mạnh vẫn là trên cõi sáng tạo. Đây là tại sao danh Đức Chúa Trời được dùng đến. Trong Sáng thế ký 2 ta thấy con người, nên có chép về Giêhôva Đức Chúa Trời. Mỗi lần chữ Giêhôva Đức Chúa Trời được dùng đến, nó chỉ rõ Đức Chúa Trời có mối liên hệ với con người. Mỗi lần chữ Đức Chúa Trời được dùng, nó hàm ý quyền năng của Ngài và mối liên hệ của Ngài với cõi sáng tạo. Bây giờ ta hãy suy gẫm một ít phần Lời bày tỏ sự khác nhau giữa Đức Chúa Trời và Giêhôva.
   “ Một đực một cái, một trống một mái, đều đến vào tàu, y như lời Đức Chúa Trời đã phán dặn; đoạn Đức Giêhôva  đóng cửa tàu lại [ nhốt ngừơi vào]”[ Sáng 7:16].Anh em có thể thấy sự khác biệt ở đây không? Tất cả những gì vào tàu, đực và cái, như Đức Chúa Trời đã truyền lịnh, và Giêhôva đã nhốt Nôê vào tàu.Chúng ta có thể thay đổi không? Không, ta không thể. Chính Đức Chúa Trời đã truyền lịnh. Lịnh truyền có liên hệ quyền bính của Đức Chúa Trời. Vì vậy, danh Đức Chúa Trời được dùng ở đây. Nhưng sau khi con người đến, thì Giêhôva thay vì Đức Chúa Trời đóng cửa nhốt ông vào tàu. Điều nầy vì cớ việc đóng cửa nhốt vào tàu liên hệ đến sự chăm sóc của Đức Chúa Trời. Điều nầy bày tỏ sự khác biệt trong cách dùng chử Đức Chúa Trời và Giêhôva.
   “Ngày nay Đức Giêhôva sẽ phó ngươi vào tay ta, ta sẽ giết ngươi, cắt  đầu ngươi, và ngày nay ban thây của đạo binh Philitin cho chim trời và thú vật của đất; khắp trái đất sẽ biết rằng có một Đức Chúa Trời trong Itxraên” [1Sa 17:46].Tại đây chép rằng Giêhôva “ phó ngươi vào tay ta”, vì mục đích để “ cả trái đất có thể biết rằng có một Đức Chúa Trời trong Itxraên”.Tại sao câu nầy không nói” Đức Chúa Trời sẽ phó ngươi vào tay ta” hầu cho “ cả trái đất có thể biết rằng có một Đưc Chúa Trời trong Itxraên”? Không! Lý do là Giêhôva có liên quan đến chúng ta; Ngài chăm sóc ta và phó kẻ thù vào tay ta. Hơn thế nữa, Đức Chúa Trời không bảo cùng ta rằng cả trái đất, là những kẻ ngoài Itxraên, biết Ngài là Giêhôva.; Ngài chỉ bày tỏ cho họ rằng Ngài là Đức Chúa Trời.Giêhôva nói lên mối liên hệ với những người gần gũi Đức Chúa Trời, còn Đức Chúa Trời nói lên mối liên hệ với các người thông thường, mà trong đó Ngài khải thị quyền năng Ngài cho loài người.
   “Xảy khi các quan cai xe thấy Giôsaphát, thì nói rằng: ấy là vua Itxraên. Chúng bèn xây lại đặng áp đánh người. Giôsaphát kêu la lớn, Đức Giêhôva tiếp cứu người, Và Đức Chúa Trời chuyển động chúng dang xa khỏi người” [2Sử 18:31]. Đấng đã giúp đỡ Giôsaphát là Giêhôva, còn Đấng đã chuyển động kẻ thù là Đức Chúa Trời. Giêhôva đã giúp đỡ Giôsaphát vì cớ ông gần gũi Đức Chúa Trời và thân mật với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã dùng danh Đức Chúa Trời cho kẻ thù của Giôsaphát vì cớ họ không có mối liên hệ nào với Ngài. Đây là một thí dụ khác.
   Đức Chúa Trời là danh chung; còn Giêhôva là danh của sự thân mật. Đức Chúa Trời ám chỉ đến quyền năng Ngài, còn Giêhôva ám chỉ tình yêu Ngài. Sáng Thế ký 1 không đề cập Giêhôva vì cớ nó bao gồm sự sáng tạo. Thậm chí khi chương 1 đề cập con người, nó có liên quan sự sáng tạo và quyền năng. Sáng thế ký 2 nói về sự thân thiết của Đức Chúa Trời với con người và mối liên hệ của Ngài với con người; vì vậy, nó đề cập Giêhôva Đức Chúa Trời.Tại sao chép Giêhôva Đức Chúa Trời trong chương 2, thay vì chỉ là Giêhôva? Điều nầy minh chứng rằng Giêhôva trong chương 2 là Đức Chúa Trời trong chương 1. Giêhôva Đức Chúa Trời không chỉ là Đấng quyền năng; nhưng cũng là Đấng đến gần con người. Tuy nhiên, thậm chí dầu danh Giêhôva được dùng từ Sáng thế ký 2 mãi đến Xuất Hành 3, ý nghĩa của danh Giêhôva không được giải nghĩa mãi đến Xuất Hành 3:14.
                                 Ta Là Giêhôva
   “Đức Chúa Trời phán cùng Môise rằng, Ta là đấng Tự Hữu Hằng hữu [ Ta Là Đấng Ta Là]; rồi Ngài lại  rằng: hãy nói cho dân Itxraên như vầy: Đấng Ta Là [I Am] đã sai ta đến cùng các ngươi. Đức Chúa Trời lại phán cùng Môise rằng: ngươi sẽ nói cùng dân Itxraên như vầy: Giêhôva Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi, Đức Chúa Trời của Apraham, Đức Chúa Trời của Ysác, Đức Chúa Trời của Giacốp, sai ta đến cùng các ngươi. Ấy là danh đời đời của ta, ấy sẽ là kỷ niệm của Ta trải qua các đời”Xuất 3:14-15]. Đây là đáp ứng của Đức Chúa Trời đối cùng câu hỏi của Môise về những gì ông phải nói với dân Itxraên về danh Đức Chúa Trời của tổ phụ họ khi Ngài bảo họ rằng Đức Chúa Trời của tổ phụ họ sai ông đến cùng họ. Đức Chúa Trời đã bảo cùng Môise rằng Ngài là “ Ta Là Đấng Ta Là”[ tức là Giêhôva], tức là Đấng tự thực hữu và Đấng hằng hữu đời đời.Chính Giêhôva là Đấng đã sai Môise. Danh Ngài là gì? Danh Ngài là “ Ta là Đấng Ta là”. Ai đã sai Môise? Đấng Ta Là đã sai ông.
   Ta Là! Ta là đấng Ta là! Anh chị em ơi, anh em có thấy sự quí báu trong danh nầy chăng? Tôi cảm thấy sự quí giá đặc biệt của nó hôm nay. Ta là…Ta là  Ta là…Diệu kỳ biết bao! Ta là…Anh em có nhận thức rằng Đức Chúa Trời là… không? Lời Đức Chúa Trời rất là kinh ngạc. Những gì Ngài nói rất kinh ngạc, và những gì Ngài đã không nói cũng rất là kinh ngạc. Những gì Ngài nói cách đầy đủ thì kinh ngạc, và những gì Ngài đã không nói cách đầy đũ cũng kinh ngạc. Những gì Ngài đã nói cách thẳng thắn thì kinh ngạc, và những gì Ngài đã nói cách lưỡng lự cũng rất kinh ngạc.Tại đây Đức Chúa Trời đã không nói cách đầy đũ Ngài là gì. Ngài chỉ nói Ngài là…Điều nầy hàm ý rằng có đôi điều gì đó chưa nói. Đấng “ Ta Là’ đã sai Môise. Môise đã tiếp nhân sự khải thị của Đức Chúa Trời vào ngày đó.
   Nếu Đức Chúa Trời thêm chữ quyền năng vào các chữ Ta Là , khi ấy Ngài không phải là tình yêu. Nếu Ngài thêm chữ tình yêu vào các chữ đầu tiên, khi ấy Ngài chỉ là tình yêu và không phải là quyền năng, khôn ngoan, công nghĩa, thánh hoá, cứu chuộc, an ủi, che chở, tháp cao, và nơi trú ẩn. Đức Chúa Trời chỉ nói rằng Ngài là, không nói rằng Ngài là gì. Điều nầy cho phép những ai tin Ngài thêm các từ liệu khácvào; thực ra chúng không phải là các từ liệu, chúng là các thực tại thuộc linh! Chúng ta có thể thêm vào bất cứ điều gì ta mong muốn bằng đức tin. Nếu ta có nhu cầu và đức tin, ta có thể thêm vào bất cứ điều gì ta cần đối với những chữ Đức Chúa Trời là và tiếp nhận sự trả lời của Đức Chúa Trời cho nhu cầu của chúng ta. Nếu ta cần sự an ủi, Đức Chúa Trời là sự an ủi của ta. Nếu ta cần nơi ẩn náu, Đức Chúa Trời là nơi nương náu của chúng ta. Nếu ta cần tháp cao, Đức Chúa Trời là tháp cao của ta. Nếu ta cần sự chiến thắng, Đức Chúa Trời là sự chiến thắng của ta. Nếu ta cần sự thánh khiết, Đức Chúa Trời là sự thánh khiết của ta. Nếu ta cần đường lối, Đức Chúa Trời là đường lối của ta [ Giăng 14:6]. Nếu ta cần bánh sự sống, Đức Chúa Trời là bánh sự sống của ta. Bất luận anh em cần điều gì đều có thể được thêm vào danh Ngài. Ta không nên có sự hoài nghi nào.Ta có thể thêm bất cứ điều gì ta muốn vào danh Ngài.
   Điều nầy giống như tập chi phiếu với các chữ ký tên trên mọi chi phiếu.. Khi anh em được ban cho tập chi phiếu, anh em có thể đặt vào bất cứ lượng tiền nào anh em muốn. Nếu anh em xé một chi phiếu và viết số 1000 đồng trên chi phiếu, anh em sẽ có 1000 đồng. Nếu anh em viết 10.000 trên đó anh em sẽ có 10.000 đồng.Vì một ai đã ký tên trên các chi phiếu, những gì anh em phải làm là viết những gì anh em cần trên một trong các chi phiếu đó. Nhiều người không biết Đức Chúa Trời, và nhiều người không biết Giêhôva. Tôi cảm thấy rằng chiều dài, chiều rộng, chiều cao và chiều sâu của danh nầy là có đủ bao hàm mọi sự.
   Sau khi thấy điều nầy không ngạc nhiên tại sao những ai biết Đức Chúa Trời đều có thể nói rằng danh của Chúa là ngọn tháp mạnh mẽ; người công nghĩa có thể chạy đến đó và được an toàn [Châm 18:10]. Sau khi ta hiểu ý nghĩa của danh nầy, ta sẽ đồng công bố với Đavít rằng, “phàm ai biết danh Ngài sẽ để lòng tin cậy nơi Ngài” [Thi 9:10].Vì cớ các thánh đồ Cựu ước đã biết  danh của Đức Chúa Trời là Giêhôva, họ có thể cầu nguyện, “Đức Giêhôva ôi, vì cớ danh Ngài, xin hãy tha tội ác tôi, vì nó lớn” [Thi 25:11]; “Đức Chúa Trời ôi, hãy cứu tôi bởi danh Ngài” [54:1]; “hỡi Đức Chúa Trời là Chúa, vì cớ danh Ngài , hãy hậu đãi tôi”. Họ cũng công bố, “qua danh Chúa, chúng tôi giày đạp những kẻ dấy nghịch cùng chúng tôi” [44;5]; “Ngài dẫn tôi trong các lối công bình vì cớ danh Ngài” [23;3];” trong danh Chúa tôi sẽ giơ tay lên” [63:4]. Đây là tại sao họ đã có thể ngợi khen,”hỡi Đức Chúa Trời, danh Chúa thể nào, thì sự ngợi khen cũng thể ấy”[48:10]; “hằng ngày họ vui mừng trong danh Chúa”[89:16]; hãy hát xướng cho Đức Chúa Trời, hãy ngợi khen danh Ngài…danh Ngài là Jah [ Giêhôva] [Thi 68:4].Chính Đức Chúa trời cũng tuyên bố, “Ta sẽ đặt người lên nơi cao , bởi vì người biết danh ta”[91:14].
   Danh Đức Chúa Trời khải thị chính mình Đức Chúa Trời. Danh Đức Chúa Trời là nền tảng của đức tin chúng ta. Nếu ta có thể bước vào thực tại của danh Đức Chúa Trời trong quyền năng của Đức Thánh Linh, những điều phi thường có thể được hoàn thành qua danh Ngài.
                             Chúa Jêsus là Giêhôva
   Một số người dốt nát về điều nầy: họ nghĩ rằng Giêhôva là sự khải thị của Đức Chúa Trời trong Cựu ước và ngạc nhiên nếu ta có thể vui hưởng lợi ích của danh nầy trong Tân ước. Ta cảm tạ Đức Chúa Trời! Giêhôva trong Cựu ước là Jêsus trong Tân ước. Ý nghĩa  của Jêsus là Giêhôva Cứu Chúa của chúng ta.
   Khi Chúa Jêsus ở trên trái đất, Ngài đã nhìn nhận rằng Ngài vốn là Đức Giêhôva trong Cựu ước. Ngài phán “vì nếu các ngươi không tin ta là Đấng hằng hữu [ Ta là], thì các ngươi chắc chết trong các tội lỗi mình”[ Giăng 8:24]. Trong câu nầy Chúa Jêsus bảo chúng ta rằng Ngài là Đấng “Ta là”[I Am].
   Ít lâu sau Ngài phán, “khi các ngươi treo Con Người lên, bấy giờ sẽ biết Ta là Đấng hằng Hữu [Ta là]” [câu 28]. “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, trước khi chưa có Ápraham, Ta vẫn hằng hữu [Ta Là]’ [câu 58] . Chúa Jêsus phán cách tỏ tường rằng Ngài vốn là Giêhôva. Dân Do thái đã hiểu điều nầy có nghĩa là gì; vì vậy, “họ nhặt đá để ném Ngài” [câu 59].
   Ta có thể vui mừng vì cớ Chúa Jêsus là đấng Ta Là! Ngài là mọi sự vì cớ chúng ta. Ngài là! Ngài là mọi sự vì cớ chúng ta. Ngài là đấng Ta Là! Ngài nói về chính Ngài rằng Ngài là sự sống, Ngài là sự phục sinh, Ngài là ánh sáng của sự sống, và Ngài là người chăn tốt. Ta có thể nhận được mọi loại cung cấp từ danh của Chúa. Một khi ta có danh Chúa, ta có mọi sự. Ta cảm tạ Chúa vì Ngài đã ban danh nầy cho chúng ta.
                                           
      “ Hãy đi, hội hiệp các trưởng lão Itxraên, mà nói cùng họ rằng: Giêhôva, Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi, Đức Chúa Trời của Ápraham, của Ysác, của Giacốp, đã hiện ra cùng ta mà phán rằng:Thật vậy , ta đã thăm viếng các ngươi, thấy điều họ đãi các ngươi tại xứ Ai cập: nên Ta đã phán rằng: Ta sẽ rút các ngươi ra khỏi cảnh khổ tại Ai cập đặng đem lên xứ của dân Canaan…tức là một xứ đượm sữa và mật”[ Xuất 3;16-17]. Danh đã được dùng cách đặc biệt trong suốt hành trình từ Ai cập đến Canaan. Danh “Ta Là” đã được dùng trong suốt cuộchành trình nầy. Từ thời kỳ họ được cứu đến thời kỳ của vương quốc, bất luận ta có trải qua nhiều hoạn nạn đến đâu, Giêhôva
vẫn là Đấng Ta Là. Ngài là đấng mà được gọi là “ Ta là đấng Ta là”. Các bạn ơi, trong suốt hành trình mà đã bắt đầu từ khi ta đã được cứu mãi đến vương quốc sắp đến, danh của Giêhôva là đầy đủ để dẫn dắt ta trải qua mọi sự. Giêhôva không phải là danh Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo. Giêhôva là danh của Đức Chúa Trời cho các tín đồ trong sa mạc. Đó là danh trong sa mạc và là danh sẽ đem chúng ta trải qua sa mạc để vào Canaan.
                                  Trách nhiệm của các tín đồ
   Danh Giêhôva có hiệu lực gì trên người Itxraên? Danh làm cho người Itxraên có trách nhiệm trướcmặt Đức Chúa Trời về cách cư xử của họ.
   Đức Chúa Trời không lý luận. Nếu Đức Chúa Trời tranh luận với con người, con người không bao giờ thắng nổi Đức Chúa Trời. Một tiên tri trong Cựu ước nói rằng Đức Chúa Trời đắc thắng thậm chí khi Ngài bị xét đoán [Lamã 3:4]. Sự lý luận của Đức Chúa Trời thì quá sâu nhiệm, con người không bao giờ có thể với tới. Đức Chúa Trời không lý luận, chính Ngài là lý lẽ. Ta có thể coi ít thí dụ từ sách Lê vi ký và Dân số ký:
   “ Các ngươi hãy tuân mạng lịnh ta, gìn giữ các qui luật ta đặng bước đi [noi theo] trong đó: Ta là Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi”[ Lê. 18:4].
   “ Hãy giữ luật lệ và mạng lịnh ta,người nào làm theo, thì sẽ nhờ nó mà được sống: Ta là Giêhôva” [18:5].
   “ Ta là Đức Giêhôva” [18:6b].
   “ Ta là Giêhôva Đức Chúa Trời của các ngươi” [18:30b].
    “Hãy nói cho cả hội đồng của các con Itxraên và nói cùng họ, các ngươi sẽ được thánh khiết vì Ta,Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi , là thánh khiết” [19:2].
   “Chớ xây về các thần tượng,và cũng chớ đúc tượng tà thần: Ta là Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi” [19:4].
   “Ngươi chớ cằn mót nho mình, đừng nhặt những trái rớt rồi, hãy để cho mấy người nghèo và kẻ khách: Ta là Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi”[ 19:10].
   “ Ngươi chớ chỉ danh ta mà thề dối, vì ngươi làm ô danh của Đức Chúa Trời mình: Ta là Đức Giêhôva” [19:12].
   “ Chớ nên rủa sã người điếc, chớ để trước mặt người mù vật chi làm cho người ấy vấp té; nhưng hãy kính sợ Đức Chúa Trời ngươi: Ta là Đức Giêhôva” [19:14].
   “ Ngươi chớ đi và buông lời phao vu [ phỉ báng] trong dân mình, chớ lập mưu kế nghịch mạng sống kẻ lân cận mình: Ta là Đức Giêhôva” [19:16].
   “ Chớ toan sự báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân mình; nhưng hãy yêu thương kẻ lân cận ngươi như mình: Ta là Đức Giêhôva” [19:18].
   “Ta là Giêhôva Đức Chúa Trời của các ngươi” [19:25b].
   “ Chớ vì kẻ chết mà cắt thịt mình, chớ xăm vẽ trên mình: Ta là Đức Giêhôva” [19:28].
   “ Các ngươi phải giữ những sabát Ta,và tôn kính nơi thánh Ta: Ta là Đức Giêhôva” [19:30].
   “Các ngươi chớ cầu đồng cốt hay là thầy bói; chớ hỏi chúng nó, e vì chúng nó mà các ngươi phải bị ô uế:Ta là Giêhôva Đức Chúa Trời của các ngươi” [19:31].
   “Trước mặt người tóc bạc ngươi hãy đứng dậy, kính người già cả và kính sợ Đức Chúa Trời ngươi: Ta là Đức Giêhôva” [19:32].
   “Kẻ khách kiều ngụ giữa các ngươi sẽ kể như kẻ đã sanh đẻ giữa các ngươi; hãy thương yêu người như mình, vì các ngươi đã làm khách kiều ngụ trong xứ Aicập: Ta là Giêhôva Đức Chúa Trời của các ngươi” [19:34].
   “Vậy, các ngươi hãy gìn giữ làm theo các luật lệ và mạng lịnhTa: Ta là Đức Giêhôva” [19:37].
   “Hãy chọn lấy những người Lêvi thế cho hết thảy con trưởng nam của dân Itxraên, và súc vật của người Lêvi thế cho súc vật của dân Itxraên; vậy, các người Lêvi thuộc về Ta: Ta là Đức Giêhôva” [Dân 3:45].
   Có lý do nào cho mạng lịnh của Đức Chúa Trời? Ngươi không nên phạm tôi” vì Ta là Giêhôva”! Không có lý do nào khác! Ta sẽ đánh đòn ngươi và trừng trị ngươi, vì cớ “ Ta là Giêhôva”. “Người Lêvi sẽ thuộc về Ta”, vì cớ dân Itxraên đã mắc nợ Đức Chúa Trời đôi điều gì đó chăng? Không, vì cớ “Ta là Đức Giêhôva”. Ngươi không thể điều nầy hay điều đó, vì cớ “ Ta là Đức Giêhôva”. Không có lý do nào khác.Nếu bất cứ ai giữa vòng chúng ta vâng lời Đức Chúa Trời vì cớ Ngài đã phán” Ta là Đấng Ta là”, anh ta được phước và sẽ không phạm tôi. Anh ta có thể tìm được nhiều lý do trong thế giới để phạm tội. Nhưng vì cớ một lý do lớn:” Ta là Đấng Ta là”, anh ta sẽ không phạm tội và sẽ được phước!
   Có hai lý do cho Đức Chúa Trời là “ Ta là Đấng Ta là”.
(1)   Ta Là. Ta là Đấng quyền năng. Vì vậy ngươi không thể làm điều đó. Ta là; Ta là quyền năng, sự che chở, sự thánh khiết, sự công nghĩa, và sự cung cấp của ngươi. tại sao anh em phải phạm tội? Anh em có thể nói, “ Tôi có tham dục bên trong tôi”. Giêhôva phán, “Ta là. Ta là sự công nghĩa và sự thánh khiết.Tại sao con phải phạm tội?” Anh em có thể nói, “Tôi không có tiền, vì vậy tôi phải vay mượn”. Giêhôva sẽ phán, “Ta là Đấng cung cấp cho con. Tại sao con phải vay mượn? Nếu con phạm tội, há không phải vì cớ ta sẽ không giúp đỡ con hay  vì cớ ta không thể che chở con khỏi phạm tội? Ta là đấng Ta là. Ta có thể che chở con. Con phạm tội vì cớ con muốn phạm tội”.
(2)   Ta là đấng Ta là. “Ta không chỉ là quyền năng, khôn ngoan, và đấng yêu con và đã chọn con. Ta không chỉ là những điều nầy.Ta là đấng Ta là, Ta là Giêhôva, Ta là Đức Chúa Trời ngươi. Nếu ngươi không làm tốt, ta sẽ kỷ luật ngươi và trừng trị ngươi. Nếu ngươi phạm tội, ta sẽ trừng trị ngươi”. Trong điểm thứ nhứt, Ngài là quyền năng. Trong điểm thứ hai, Ngài sẽ xét đoán. Trong trường hợp thứ nhất, Ngài bày tỏ cho chúng ta rằng Ngài là sự thánh khiết và sự công nghĩa của con người.Trong trường hợp thứ hai, Ngài bày tỏ cho chúng ta rằng chính mình Giêhôva là thánh khiết và công nghĩa. Khi dùng danh nầy, hầu như Ngài sẽ không lý luận với chúng ta. Ngài bảo cùng dân Ngài, “Ta là Giêhôva, Ta là Chúa, vì vậy ngươi không thể phạm tội.Ta là Giêhôva. Ta đã đem ngươi ra khỏi Aicập. Ta là Giêhôva. Ta sẽ đem ngươi vào Canaan. Ta là Giêhôva, vì vậy ngươi không phải làm bất cứ điều nào trong các điều nầy’.
                    Ta là Đức Chúa Trời của Ápraham, Đức Chúa Trời của YsácĐức Chúa Trời của Giacốp
   Đức Chúa Trời lại phán cùng Môise rằng,ngươi sẽ nói cho dân Itxraên như vầy: Giêhôva Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi , Đức Chúa Trời của Ápraham, Đức Chúa Trời của Ysác, Đức Chúa Trời của Giacốp, sai ta đến cùng các ngươi. Ấy là danh đời đới của Ta, ấy sẽ là kỷ niệm Ta trải qua các đời”[ Xuất 3:15].
   Đây là sự việc khác. Giêhôva Đức Chúa Trời của các ngươi đây là Ai? Ngài là Đức Chúa Trời của Ápraham, Ysác và Giacốp.Liên quan đến Ngài, Ngài là Giêhôva, Đấng Ta Là. Giêhôva là Đức Chúa Trời của Ápraham, Ysác và Giacốp. Về phương diện của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời, đó là Giêhôva. Đây là khải thị của Đức Chúa Trời cho con người về Ngài là gì trong chính mình Ngài. Về phương diện của con người, Đức Chúa Trời đã khải thị chính Ngài qua Ápraham, Ysác vàa Giacốp.Cũng vậy, Ngài là quyền năng trong họ, Ngài là quyền năng trong chúng ta.
   Tại sao Đức Chúa Trời không nói Ngài là Đức Chúa Trời của Ađam?Ađam đã phạm tội, Ápraham cũng đã như vậy.Tại sao Ngài đã không gọi chính Ngài là Đức Chúa Trời của Ađam? Tại sao Ngài đã không gọi chính Ngài là Đức Chúa Trời của Abên, hậu tự của Ađam? Đúng hơn tại sao Ngài nói rằng Ngài là Đức Chúa Trời của Ápraham, Ysác và Giacốp? Tại sao Chúa Giêsus đã là hậu tự của Ápraham theo xác thịt? Tại sao Đức Chúa Trời gọi chính Ngài là Đức Chúa Trời của ba người nầy giữa vòng rất nhiều người khác? Có phải vì cớ ba người nầy có phần khác hơn các người khác chăng? Thêm vào sự kiện  Đức Chúa Trời lập giao ước với ba người nầy, mà làm cho họ nên đặc biệt, họ đã là các đại diện của loài người. Đức Chúa Trời đã chọn ba người nầy để đại diện ba loại dân trên trái đất ngày nay
   Ápraham là loại người gì? Ông là người phi thường trong đức tin. Ông là người khác thường và ngoại hạng. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của Ápraham, có nghĩa Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của những người phi thường và ngoại lệ. Nhưng cảm tạ ĐứcChúa Trời, Ngài không chỉ là Đức Chúa Trời của Apraham. Nếu Đức Chúa Trời đã chỉ là Đức Chúa Trời của Ápraham, ta sẽ thất vọng, vì cớ không ai trong chúng ta là người phi thường và ngại hạng. Đức Chúa Trời cũng là Đức Chúa Trời của Ysác. Ysác là loại người gì? Ysác là người thông thường. Ông là người mà có thể ăn khi anh em cho ông thức ăn, ông sẽ ngủ khi anh em cho ông chiếc giường. Ông không phải là người phi thường. Ông cũng không phải là người ác. Nhưng Đức Chúa Trời cũng là Đức Chúa Trời của những người thông thường. Ngài cũng là Đức Chúa Trời của những người xấu xa. Ngài là Đức Chúa Trời của Giacốp. Giacốp là người rất xảo quyệt trong Kinh thánh. Qua ba người nầy, Đức Chúa Trời bảo cùng chúng ta rằng Ngài là Đức Chúa Trời của Ápraham [ những người tốt nhất], Đức Chúa Trời của Ysác [ những người thông thường], và Đức Chúa Trời của Giacốp [những người xấu xa]. Ngài là Đức Chúa Trời cho những người ngoại hạng trong đức tin của họ. Ngài là Đức Chúa Trời cho những kẻ là dân rất thông thường. Ngài cũng là Đức Chúa Trời cho kẻ tồi tệ nhất giữa vòng mọi người như người ăn cuớp, ăn trộm,và kỵ nữ. Nếu tôi là người như Ápraham, Ngài là Đức Chúa Trời cho người ngoại hạng như tôi. Nếu tôi là người thông thường như Ysác, Ngài cũng là Đức Chúa Trời cho người thông thường như tôi. Nếu tôi là người xấu xa từ trong lòng mẹ tôi, một người tranh cãi với anh tôi, là một người xấu xa từ thời trai trẻ, Ngài sẽ nói rằng Ngài cũng là Đức Chúa Trời cho người xấu xa như tôi. Đức Chúa Trời không chỉ là Đức Chúa Trời của Ápraham. Ngài không chỉ là Đức Chúa Trời của Ysác. Ngài cũng là Đức Chúa Trời của Giacốp. Anh em có tốt cách khác thường không? Đức Chúa Trời có con đường với anh em.Anh em là người thông thường chăng? Đức Chúa Trời có con đường với anh em. Anh em là người xấu xa cách đặt biệt chăng? Đức Chúa Trời cũng có con đường với anh em.
                                      Sự phục sinh
     Từ ngày đó đến bây giờ, Đức Chúa Trời luôn luôn gọi chính ngài bằng danh nầy; Ngài đã không bao giờ thay đổi. Thậm chí khi Chúa Jêsus sắp chết, Ngài tuyên bố rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của Ápraham, Đức Chúa Trời của Ysác, Đức Chúa Trời của Giacốp. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của người sống, đó là tại sao con người sẽ sống lại.Tại đây Chúa thêm ý nghĩa khác cho dân chúng. Đức Chúa Trời đã gọi Chính Ngài là danh nầy và bày tỏ rằng Ngài là Đức Chúa Trời của sự phục sinh. Dầu Ápraham tốt đẹp, ông vẫn phải chết và thối rửa. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời sẽ làm ông sống lại. Một người bình thường như Ysác cũng chết và thối rửa. Nhưng Đức Chúa Trời cũng khiến ông phục sinh. Dầu Giacốp xảo quyệt, ông cũng chết và thối rửa. Nhưng Đức Chúa Trời cũng khiến ông sống lại.Trong lãnh vực sự phục sinh, mọi điều thiên nhiên đều sẽ qua đi. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của kẻ sống. Ngài không phải là Đức Chúa Trời của kẻ chết., cũng không phải là Đức Chúa Trời của những kẻ sắp chết. Ngài là Đức Chúa Trời cho ba người nầy trong lãnh vực sự phục sinh. Vì vậy, mỗi cơ đốc nhân đã được định cho sự hư nát, bất kể anh có khả năng đến đâu, anh ta thông thường thế nào, hay anh ta xấu xa đến thế nào. Đức Chúa Trời của ta muốn tái cấu tạo ta, đến nỗi ta sẽ tiếp nhận đôi diều mới mẻ trong Ngài. Dầu bởi sự cấu tạo thiên nhiên ta có nhiều khác biệt, Đức Chúa Trời sẽ không  phá hủy các điều nầy. Ngài sẽ là Đức Chúa Trời cho ta y nguyên. Ngài biết rằng những gì Ngài thấy không phải bản ngã thiên nhiên của ta, nhưng  sự sống mà Ngài ban cho ta. Nói theo thiên nhiên, có nhiều khác biệt giữa Ápraham, Ysác và Giacốp. Nhưng trong sự phục sanh, tất cả họ đều tiếp nhận sự sống của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không chăm lo sự cấu tạo thiên nhiên của ta; Ngài chỉ chăm lo công việc riêng của Ngài trong ân điển. Vì vậy, Ngài có thể ban ân điển, sử dụng và hoàn hảo những người hoàn toàn khác biệt, đối xử họ như không có khác biệt gì cả giữa vòng họ.
   Ý nghĩa sự phục sinh là gì? Có nghĩa những gì thiên nhiên qua đi, và những gì siêu nhiên đến. Có nghĩa những điều đầu tiên qua đi, những điều thứ hai đến. Hoặc anh em là người có khả năng, người thông thường hay người xảo quyệt và xấu xa, đôi mắt anh em không cần đặt trên khả năng của anh em, trên sự không hấp dẫn của anh em, hay trên sự xảo quyệt của anh em. Đức Chúa Trời có thể ban cho anh em đôi diều mới trong Con Ngài. Đức Chúa Trời đang bày tỏ cho ta thấy đôi điều thiên nhiên của con người  đều vô dụng. Chỉ điều gì siêu nhiên và thuộc về Đức Chúa Trời mới hữu dụng. Ngài phán rằng Ngài là Đức Chúa Trời của Ápraham, Đức Chúa Trời của Ysác và Đức Chúa Trời của Giacốp vì cớ đôi mắt của Ngài đặt trên sự phục sinh.
                                      Một kỷ niệm đời đời
   “Đó là danh đời đời của Ta, ấy sẽ là  kỷ niệm của Ta trải qua các đời”[ Xuất 3:15]. Đây là danh ta đời đời. Điều nầy có nghĩa Ta là đến đời đời. Với Ta, chỉ có một Đấng “Ta là”. Trong câu nầy, danh Giêhôva nói lên hai điều:
(1)   Ta đời đời là Giêhôva. Như danh Ta là, nên ta sẽ là đến đời đời.
(2)   Kỷ niệm của Ta. Điều nầy làm cho các ngươi nhớ rằng Ta là Giêhôva đến đời đời, và ta cũng sẽ nhớ rằng Ta là Giêhôva trải các thế hệ. Trừ khi Đức Chúa Trời đã quên rằng chính Ngài là Giêhôva, và trừ khi ta cũng quên rằng Ngài là Giêhôva, Ngài sẽ đời đời là Đấng Ta là đối với chúng ta—Ngài sẽ là tất cả những gì chúng ta cần. Halelugia! WN.