Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

CÔNG TÁC VÀ THỜ PHƯỢNG


Để hiểu được tầm quan trọng liên hệ của công tác và sự thờ phượng cần phải biết lời giải đáp cho câu hỏi quen thuộc, “cứu cánh chủ yếu của con người là gì?”. Câu trả lời được ghi trong tập phúc âm yếu nghĩa “để tôn vinh Đức Chúa Trời và vui hưởng Ngài đời đời”, có thể khó được chấn hưng, dù dĩ nhiên nó chỉ là một nét đại cương và cần được mở rộng ở chỗ nào đó nếu muốn có được một câu trả lời đầy đủ thỏa mãn hơn.

Mục đích nguyên thủy của Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo đã là phải chuẩn bị các hữu thể có luân lý về mặt thuộc linh và thông minh, có khả năng thờ phượng Ngài. Điều này đã được các nhà thần đạo và các nhà giải nghĩa Kinh Thánh chấp nhận cách rất rộng rãi trải suốt các thế kỷ, mà tôi sẽ không cần thử minh chứng ở đây. Nó được dạy dỗ cách đầy đủ trong Kinh Thánh và được minh chứng cách dồi dào trong đời sống của các thánh đồ. Chúng ta có thể an nhiên tiếp nhận nó như một định lý và từ đó mà tiến lên.
Một khi Đức Chúa Trời vốn đã hiện hữu trong sự hoàn hảo mỹ miều không thể diễn tả nổi, mà chỉ có các phẩm vị của Đức Chúa Trời Tam Nhất mới hiểu biết được và yêu thương lẫn nhau mà thôi.
“Khi trời và trái đất chưa được dựng nên, khi thời gian chưa được biết đến, Ngài đã sống và yêu thương riêng rẽ trong sự tối đại hạnh phúc và uy nghiêm của Ngài, Chúa ôi”.
Kế đó Đức Chúa Trời đã làm cho muôn vật nên hiện hữu, “bất luận ở trong trời, trên đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc các ngôi vua, hoặc các chủ trị, hoặc các chấp chánh, hoặc các quyền bính, muôn vật đều bởi Ngài và vì Ngài mà được sáng tạo”.
“Cuộc sáng tạo diệu kỳ biết bao. Ngài đã chúc phước công tác Ngài đã làm, vậy Ngài phải giống như điều gì đây, hỡi Đấng khả ái vĩnh cửu ơi!”.
Đức Chúa Trời là thể yếu của mọi vẻ đẹp, nguồn suối của mọi sự dịu ngọt thuộc linh, mà có thể được các hữu thể luân lý biết đến hay khao khát. Ngài có thể và thực sự yêu chính mình Ngài bằng một tình yêu thánh khiết không thể thốt nên lời, mà với mặt trần trụi, các tạo vật sa ngã chỉ có thể nhìn chằm chằm trên đó và chỉ dám nói về điều đó với niềm cung kính nín thinh, và với sự nhìn nhận khiêm hạ về mọi sự trừ ra ngu dốt trọn vẹn.
Do tai biến đó mà thần đạo học bảo là sự sa ngã của con người, mà toàn thể thứ tự các hữu thể đã bị vặn vẹo cách mãnh liệt, rơi rớt khỏi địa vị đúng đắn trong kế hoạch sáng tạo và hoàn toàn suy thoái. Các hữu thể phàm nhân mà vốn đã được sáng tạo cách đặc biệt để khâm phục và tôn sùng Thần Đức đã lại quay mặt khỏi Ngài và đã bắt đầu tuôn đổ tình yêu thương của họ, thứ nhất trên chính mình họ và kế đó trên bất cứ điều gì vô giá trị và trên các đối tượng lòe loẹt rẻ tiền mà các tư dục và đam mê của họ đã tìm được. Chương 1 của sách La mã miêu tả hành trình của tấm lòng con người suy đồi từ tri thức về Đức Chúa Trời xuống sự sùng bái thần thượng đê tiện hơn hết và các tội lỗi thuộc xác thịt. Lịch sử chép ít nhiều hơn về lịch sử tội lỗi của con người, và báo chí hằng ngày là bài chú giải tuôn chảy về các tội lỗi ấy.
Về tất cả huyền nhiệm của nó, công tác của Christ trong sự cứu chuộc có một chung cuộc đơn thuần và có thể hiểu được: đó là phục hồi con người trở về với địa vị mà từ đó họ đã sa ngã và đưa dẫn họ đến chỗ làm các người khâm phục và các người yêu của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Đức Chúa Trời đã cứu rỗi con người để khiến họ nên các người thờ phượng.
Ngày nay thực sự trung tâm vĩ đại này đã bị quên lãng cách rộng rãi, không chỉ với các nhà tân phái và các tà giáo mà thôi, nhưng cũng bởi các Cơ đốc nhân Tin Lành nữa. Bởi sự dạy dỗ trực tiếp, bởi chuyện kể, bởi gương mẫu, bởi áp lực tâm lý, chúng ta ép buộc các người tân tòng của chúng ta “đi ra hoạt động cho Chúa”. Vì không để ý thực sự là Đức Chúa Trời đã cứu chuộc họ để làm cho họ nên các người thờ phượng, chúng ta xô đẩy họ vào trong “phụng sự”, thực hoàn toàn y Chúa vẫn đang chiêu mộ các công nhân cho một dự án nào đó, thay vì tìm cách phục hồi các hữu thể luân lý đến một tình trạng, nơi đó họ có thể tôn vinh Đức Chúa Trời và đời đời vui hưởng Ngài.
Ở đây tôi không nói không có công tác để thực hiện đâu; thật chắc chắn có, và trong tình yêu hạ cố của Ngài, Đức Chúa Trời vẫn đang hành động trong và xuyên qua các con cái đã được chuộc của Ngài. Và Chúa của chúng ta đòi hỏi chúng ta cầu nguyện Chúa của mùa gặt hầu Ngài sẽ sai phái các công nhân vào mùa màng của Ngài. Điều chúng ta đang bỏ sót là không một ai có thể làm một công nhân mà trước hết anh ta không phải là một người thờ phượng. Lao tác mà không khởi phát từ sự thờ phượng thì vô giá trị và chỉ có thể là gỗ, cỏ khô, rơm rạ, trong ngày mà sẽ thử nghiệm mọi công tác của con người.
Điều này có thể được đặt ra như một định lý, là nếu chúng ta không thờ phượng, chúng ta không thể hoạt động cách đáng chấp nhận. Đức Chúa Trời có thể hành động xuyên qua một tấm lòng thờ phượng chớ không xuyên qua loại tấm lòng nào khác. Chúng ta có thể trải qua nhiều chuyển động và tự dối mình bằng hoạt động tôn giáo của chúng ta, nhưng chúng ta đang dựng chính mình lên chờ một sự tỉnh ngộ bởi xúc động mạnh vào một ngày nào đó.
Chắc chắn sự nhấn mạnh trong giáo điều cơ đốc ngày nay sẽ là về sự thờ phượng. Có ít nguy hiểm nếu chúng ta sẽ chỉ trở nên các người thờ phượng suông và chểnh mảnh các cặp lụy thực tiễn của phúc âm. Không một ai có thể khao khát thờ phượng Đức Chúa Trời trong linh và trong lẽ thật trước bổn phận đối với phụng sự thánh khiết lại trở nên quá mạnh mẽ trong sự chống trả lại. Tương giao với Đức Chúa Trời dẫn trực tiếp đến sự vâng phục và các công tác tốt đẹp. Đó là thứ tự thần thượng mà không bao giờ có thể đảo ngược được.
A.W.Tozer