Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Aurielius Augustine (354-430) Giáo Phụ Hội Thánh Đầu Tiên



Aurielius Augustinus  còn được gọi là Augustine thành Hippo hoặc thánh Augustine;  sanh ngày 13 tháng 11, 354 qua đời ngày 28 tháng 8, năm 430, là một trong những nhân vật quan trọng nhất đóng góp cho sự phát triển của Cơ Đốc giáo phương Tây. Ông được Giáo hội Công giáo phong thánh và công nhận là Tiến sĩ Hội thánh. Trong cộng đồng Kháng Cách (Protestant), nhiều người xem nền thần học Augustine là một trong
những nhân tố khởi nguyên của hệ tư tưởng lập nền cho cuộc Cải cách Kháng Cách, đặc biệt là trong giáo lý cứu rỗi  ân điển.
Augustine cũng là nhà thần học xây dựng các khái niệm về nguyên tội và chiến tranh chính đáng. Khi Đế quốc La Mã bắt đầu suy sụp ở phương Tây, ông phát triển khái niệm Hội thánh như là Thành Phố của Đức Chúa Trời (The City of God)  để phân biệt với Thành phố vật chất (The City of the World) của con người. Tư tưởng của ông đã ảnh hưởng sâu đậm trên thế giới quan thời Trung Cổ.
Chào đời ở Phi châu, là con trai đầu của Monica thành Hippo , ông đến Ý để học tập, và sau đó lãnh bí tích rửa tội. Các tác phẩm của ông – trong đó có Những Lời Thú Tội, được xem là sách tiểu sử tự thuật đầu tiên ở phương Tây - vẫn tiếp tục mang theo mình sức mạnh soi dẫn cho nhiều người cho đến ngày nay.

Cuộc đời

Augustine sinh năm 354 ở Tagaste (nay là Souk Ahras, Algeria), một tỉnh lỵ ở Bắc Phi thuộc Đế quốc La Mã. Lúc 11 tuổi, Augustine đến học tại một ngôi trường ở Madaurus, 19 dặm phía nam Tagaste, Madaurus là một thành phố nhỏ, nổi tiếng với nền văn hóa ngoại giáo. Tại đây, cậu bắt đầu làm quen với văn chương Latin cũng như lối sống và tín ngưỡng ngoại giáo. Từ năm 369 đến370, cậu ở nhà đọc Hortensius của Cicero, về sau Augustine thuật lại rằng tác phẩm này đã để lại một ấn tượng lâu dài, đồng thời khơi gợi trong ông lòng say mê triết học. Đến tuổi 17, nhờ lòng hào phóng của một người đồng hương tên Romaniaus, cậu đến Carthage để học môn hùng biện.
Mẹ của Augustine, Monica, là một tín hữu công giáo sùng tín (Công giáo ở đây được dùng để chỉ Cơ Đốc giáo cổ đại, phân biệt với các học thuyết mà giáo hội xem là dị giáo như thuyết Arius  Donatus, không phải để phân biệt với Chính Thống giáo – tách khỏi giáo hội trong cuộc Đại Ly giáo vào thế kỷ 11 – và Cộng đồng Kháng Cách trong cuộc cải cách tôn giáo vào thế kỷ 16). Cha ông, Patricius, là một người ngoại giáo, nhưng Augustine lại chọn cho mình một tôn giáo gây nhiều tranh cãi, đạo Mani (Manichaenism), sự chọn lựa này là một điều kinh khủng đối với mẹ ông.
Khi còn trẻ, Augustine bị cuốn vào cuộc sống phóng túng, buông thả, khi còn ở Carthage, trong hơn 15 năm ông quan hệ với một cô nhân tình trẻ, và có một con trai với cô, ông đặt tên cho con là Adeodatus (nghĩa là Thiên Ân). Augustine được đào tạo về triết học và tu từ học (thuật hùng biện). Khi đang dạy học ở Tagaste và Carthage, ông mong muốn có cơ hội đến Roma mà ông tin là nơi qui tụ những nhà hùng biện tài danh nhất. Tuy nhiên, sau khi sống ở Roma, Augustine ngày càng trở nên thất vọng vì thái độ lãnh đạm của giới học thức ở đây. Những người bạn đồng đạo giới thiệu ông với Symmachus, thái thú của thành Roma, ông này đang tìm kiếm một giáo sư môn tu từ học cho triều đình ở Milano.
Chàng trai tỉnh lẻ kiếm được việc làm và đi lên phương bắc để nhận việc vào cuối năm 384. Ở tuổi ba mươi, Augustine đã chiếm được một vị trí hàn lâm danh giá trong thế giới Latin, được xem là sự khởi đầu tốt tạo đà cho những thăng tiến trong sự nghiệp chính trị. Dù vậy, Augustine đã sớm cảm nhận được những áp lực trên chốn quan trường, có lần đang trên đường đến diễn thuyết trước hoàng đế, khi xe ông đi ngang qua một người hành khất say khướt bên đường, ông than thở rằng cuộc sống của ông còn nặng gánh lo âu hơn con người khốn khổ này.
Mẹ ông, Monica, tìm cách thúc ép ông chấp nhận niềm tin Công giáo, nhưng chính giám mục thành Milano, Ambrose, là người hành xử nhiều ảnh hưởng trên Augustine. Giống Augustine, Ambrose là bậc thầy về tu từ học, nhưng lớn tuổi hơn và từng trải hơn. Chịu thuyết phục bởi những bài giảng của Ambrose cùng những nghiên cứu khác của chính ông, kể cả những lần hội kiến nhiều thất vọng với những nhà thuyết giảng hàng đầu của đạo Mani, Augustine từ bỏ tôn giáo này; nhưng thay vì chấp nhận đức tin Cơ Đốc như Ambrose và Monica, ông quay sang thuyết Tân Platon như là một cách tiếp cận với chân lý, nói rằng có lúc ông cảm thấy thật sự có tiến bộ trong hành trình tìm kiếm giải đáp cho những tra vấn tâm linh, nhưng cuối cùng ông lại rơi vào trạng thái hoài nghi.

Khi mẹ ông đến Milano với ông, ông đồng ý để cho bà sắp xếp một cuộc hôn nhân, theo đó ông sẽ bỏ cô nhân tình (nhưng trong thời gian hai năm chờ đợi hôn thê đến tuổi kết hôn, Augustine lại tìm đến dan díu với một phụ nữ khác). Trong thời gian này, Augustine thành Hippo đã thốt lên câu nói trứ danh khi cầu nguyện, "Xin hãy ban cho con sự trinh bạch và tiết chế, nhưng xin đừng vội" [da mihi castitatem et continentiam, sed noli modo] (Xưng tội, VIII. vii (17)).
Mùa hè năm 386, sau khi đọc biết và chịu cảm động bởi cuộc đời của Thánh Anthony ở Sa mạc, Augustine trải nghiệm một cuộc khủng hoảng tâm linh sâu sắc và quyết định đến với Cơ Đốc giáo, từ bỏ sự nghiệp hùng biện, chức nghiệp giảng dạy ở Milano, chấm dứt dự định kết hôn (thêm một điều khủng khiếp nữa cho người mẹ), cung hiến cuộc đời ông để phục vụ Đức Chúa Trời trong mục vụ, kể cả việc theo đuổi cuộc sống độc thân. Nhân tố quyết định cho trải nghiệm qui đạo của Augustine là tiếng hát của một bé gái mà ông tình cờ nghe được lúc ông đang trong cuộc tranh chấp nội tâm hầu tìm kiếm sự cứu rỗi, tolle lege (cầm lấy và đọc), ông làm theo, mở Kinh Thánh ra đúng vào một đoạn trong thư của Sứ đồ Phao-lô gởi tín hữu ở La Mã. "Hãy bước đi cách hẳn hoi như giữa ban ngày. Chớ nộp mình vào sự quá độ và say sưa, buông tuồng và bậy bạ, rầy rà và ghen ghét; nhưng hãy mặc lấy Chúa Giê-xu Cơ Đốc, chớ chăm nom về xác thịt mà làm cho phỉ lòng dục nó." (La Mã 13. 13-14).] Cuộc hành trình tâm linh này được thuật lại trong quyển tiểu sử nổi tiếng của ông, Xưng tội, đã trở nên tác phẩm kinh điển cho nền thần học Cơ Đốc giáo và văn học thế giới. Ambrose làm lễ báp têm cho Augustine và con trai ông vào Lễ Phục sinh năm 387, rồi ông trở về Phi châu trong năm 388. Mẹ ông từ trần trên đường về, chẳng bao lâu con trai ông cũng lìa đời, để ông ở lại với cuộc sống cô độc không một người thân thích.
Sau khi đến Bắc Phi, Augustine thiết lập một tu viện ở Tagaste cho ông và cho một nhóm thân hữu. Năm 391, ông được phong chức linh mục ở Hippo (nay là Annaba, Algérie). Ông trở nên một nhà truyền giảng nổi tiếng (hiện còn bảo tồn hơn 350 bài giảng được cho là của ông), được biết tiếng qua những nỗ lực phản bác phe dị giáo Mani mà trước đây ông từng tin tưởng.
"Tôi đã đọc những lời khôn ngoan và cao đẹp của Plato và Cicero; nhưng chưa bao giờ tìm thấy ở họ câu nói này: Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta.[9]
Augustine,Lời Thú Tội X, 29
Năm 396, Augustine được tấn phong phụ tá giám mục thành Hippo (với quyền kế thừa giám mục khi vị này qua đời), sau đó là giám mục cho đến khi từ trần năm 430. Ông rời tu viện đến sống ở tòa giám mục nhưng vẫn duy trì nếp sống khổ hạnh của một tu sĩ. Ông đã biên soạn bộ qui tắc cho tu viện của mình, những người đến làm cha sở tại giáo xứ nhưng vẫn tuân giữ những qui tắc nghiêm nhặt của nếp sống tu sĩ.
Augustine từ trần ngày 28 tháng 8 năm 430, đang khi thành Hippo bị vây phủ bởi các chiến binh Vandal (một bộ tộc đến từ miền Đông nước Đức, vào thế kỷ thứ 5 tiến chiếm một phần Đế quốc La Mã, thành lập một quốc gia ở Bắc Phi, thủ đô là Carthage). Người ta kể rằng Augustine đã khuyến khích công dân trong thành chiến đấu chống lại cuộc tấn công, bởi vì người Vandal theo dị giáo Arius.

Ảnh hưởng

Ảnh hưởng của Augustine vẫn tiếp tục kéo dài cho đến ngày nay như là một nhân vật trung tâm trong Cơ Đốc giáo và trong lịch sử tư tưởng phương Tây. Trong việc thiết lập luận cứ thần học và triết học, Ông chịu ảnh hưởng các triết thuyết Khắc kỷ (Stoicism), Platon  Tân Platon, đặc biệt là các tác phẩm của Plotinus, tác giả bộ Enneads, có lẽ là qua tư duy của Porphyry  Victorinus (theo lập luận của Pierre Hadot). Những tác phẩm gây nhiều ảnh hưởng của ông về ý chí tự do của con người, một chủ đề trọng tâm của đạo đức học, sau này thu hút sự chú ý của các triết gia như Schopenhauer  Nietzsche.
Nhiều người cho rằng nhờ những những tranh luận của Augustine phản bác Pelagius, ông này không tin vào nguyên tội (tội tổ tông), mà Cơ Đốc giáo phương Tây duy trì niềm tin giáo lý nguyên tội. Tuy nhiên, các nhà thần học Chính Thống giáo Đông phương, mặc dù vẫn tin vào tác hại của nguyên tội bởi Adam và Eve trên dòng dõi loài người, vẫn có nhiều bất đồng với Augustine về học thuyết này, nhiều người xem đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chia cắt hội thánh giữa phương Đông và phương Tây.

Các tác phẩm của Augustine cũng giúp cấu thành học thuyết chiến tranh công chính (hoặc chiến tranh có chính nghĩa). Ông ủng hộ việc sử dụng vũ lực chống lại những người ly giáo Donatus với lập luận, "Tại sao ... Giáo hội lại không thể sử dụng vũ lực để ép buộc những đứa con lạc lối trở về, trong khi họ đang cưỡng bách những người khác đi theo sự hư mất của họ?" (Cải huấn người Donatus, 22-24).
Thomas Aquinas đã vay mượn nhiều từ thần học Augustine khi tạo lập bộ hợp tuyển độc đáo của ông về tư tưởng Hi Lạp và Cơ Đốc sau khi tái khám phá những tác phẩm của Aristotle.
Mặc dù thuyết tiền định tuyệt đối của Augustine chưa bao giờ bị hoàn toàn lãng quên trong vòng Giáo hội Công giáo, học thuyết này đã tìm thấy sự luận giải đầy sức thuyết phục trong các tác phẩm của Bernard xứ Clairvaux và của các nhà thần học Kháng Cách như Martin Luther  John Calvin, các vị này trở về với Augustine để tìm kiếm sự soi dẫn cho sự hiểu biết thấu suốt về Kinh Thánh. Về sau, bên trong Giáo hội Công giáo, các tác phẩm của Cornelius Jansen, người tự nhận chịu nhiều ảnh hưởng từ Augustine, lập nền cho phong trào Jansen (Jansenism); nhiều người trong phong trào sau này đã tiến đến quyết định ly giáo và thành lập giáo hội cho riêng mình.
Phần sau của tác phẩm Xưng tội bao gồm những suy nghĩ của Augustine về bản chất của thời gian. Các nhà thần học Công giáo miêu tả niềm xác tín của Augustine là Đức Chúa Trời hiện hữu bên ngoài thời gian, trong sự vĩnh cửu; trong khi thời gian chỉ tồn tại bên trong vũ trụ được tạo dựng bởi Đức Chúa Trời.
Theo Leo Ruickbie, những cuộc thảo luận của Augustine phản bác pháp thuật, phân biệt pháp thuật với phép lạ, là nhân tố chủ chốt trong cuộc chiến của giáo hội chống lại các tư tưởng ngoại giáo, và trở nên chủ đề trọng tâm trong việc bác bỏ pháp thuật và các phù thuỷ.

Hội thánh hữu hình và Hội thánh vô hình

Nhằm phản bác giáo phái Donatus Augustine phát triển học thuyết về hội thánh, phân biệt giữa “hội thánh hữu hình” và “hội thánh vô hình”. Hội thánh hữu hình là thực thể có tổ chức hiện hữu trên đất, công bố sự cứu rỗi và cử hành các thánh lễ (bí tích), trong khi hội thánh vô hình là thực thể bao gồm những người được chọn cho sự cứu rỗi, là những tín hữu thật trong mọi thời đại, và chỉ có Đức Chúa Trời biết những người này. Hội thánh hữu hình trên đất được cấu thành bởi “lúa mì” và “cỏ lùng” ("lúa mì" biểu trưng cho con dân thật của Chúa, còn "cỏ lùng" biểu trưng cho những kẻ gian ác bên trong hội thánh) như được miêu tả trong Phúc âm Matthew 13:24-30 (Xem ẩn dụ Lúa mì và Cỏ lùng).
Giáo thuyết này cũng được triển khai trong tác phẩm "Thành của Đức Chúa Trời", trong đó Augustine khơi mở khái niệm hội thánh là thành hoặc vương quốc thiên đàng cai trị bởi tình yêu, cuối cùng sẽ thắng hơn mọi đế quốc trên đất, cai trị bởi sự tham dục và lòng kiêu hãnh.

Augustine và dân Do Thái

Trong Quyển 18, Chương 46 của một trong hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Augustine (quyển kia là Xưng tội), Thành phố Đức Chúa Trời (The City of God), ông viết: "Người Do Thái đã giết Ngài (Chúa Giê-xu), không chịu tin nhận Ngài, Ngài đến thế giới để chết và sống lại, nhưng họ bị trừ diệt cách thảm khốc bởi lính La Mã, họ bị bứng nhổ khỏi đất nước mình, bị cai trị bởi dân ngoại, bị tản lạc trên khắp cả đất (đến nỗi không có nơi nào mà không có người Do Thái), như thế chính Kinh Thánh của họ trở nên lời chứng cho chúng ta, xác quyết rằng chúng ta không hề giả mạo lời tiên tri về Chúa Cơ Đốc".
Augustine xem sự tản lạc của dân Do Thái là yếu tố quan trọng vì ông tin rằng đó là sự ứng nghiệm các lời tiên tri, chứng minh rằng Chúa Giê-xu là Đấng Messiah. Ông cũng trích dẫn lời tiên tri, "Chớ giết họ, e dân sự tôi quên chăng". (Thi thiên 59: 11). Augustine tin rằng Đức Chúa Trời để dân Do Thái sống sót sau thời kỳ tản lạc là lời cảnh báo đối với Cơ Đốc giáo, ông tin rằng người Do Thái sẽ tiếp nhận Chúa Giê-xu trong thời kỳ sau rốt.

Tác phẩm

§                     Về Thần học Cơ Đốc, 397-426
§                     Xưng tội, 397-398
§                     Thành của Thiên Chúa, bắt đầu khoảng năm 413, hoàn chỉnh năm 426
§                     Về Tam Vị Nhất Thể, 400-416
§                     Tóm lược (Enchiridion)
§                     Khảo lược (Retraction): Vào cuối đời (khoảng năm 426-428), Augustine xem lại các tác phẩm của mình theo trình tự thời gian và cho rằng ông có thể viết khác hơn trong một tác phẩm mang tên Khảo lược, phác hoạ trình tự phát triển của người viết và những suy nghĩ sau cùng của ông.
§                     Sáng thế ký theo nghĩa đen
§                     Về Sự Tự do Chọn lựa

Tác phẩm

§                     On Christian Doctrine (tiếng Latin: De doctrina Christiana, 397-426)
§                     Confessions (Confessiones, 397-398)
§                     Thành phố Tâm linh (De civitate Dei, begun ca. 413, finished 426)
§                     On the Trinity (De trinitate, 400-416)
§                     Enchiridion (Enchiridion ad Laurentium, seu de fide, spe et caritate)
§                     Retractions (Retractationes)
§                     The Literal Meaning of Genesis (De Genesi ad litteram)
§                     On Free Choice of the Will (De libero arbitrio)
§                     On the Catechising of the Uninstructed (De catechizandis rudibus)
§                     On Faith and the Creed (De fide et symbolo)
§                     Concerning Faith of Things Not Seen (De fide rerum invisibilium)
§                     On the Profit of Believing (De utilitate credendi)
§                     On the Creed: A Sermon to Catechumens (De symbolo ad catechumenos)
§                     On Continence (De continentia)
§                     On the teacher (De magistro)
§                     On the Good of Marriage (De bono coniugali)
§                     On Holy Virginity (De sancta virginitate)
§                     On the Good of Widowhood (De bono viduitatis)
§                     On Lying (De mendacio)
§                     To Consentius: Against Lying (Contra mendacium [ad Consentium])
§                     On the Work of Monks (De opere monachorum)
§                     On Patience (De patientia)
§                     On Care to be Had For the Dead (De cura pro mortuis gerenda)
§                     On the Morals of the Catholic Church and on the Morals of the Manichaeans (De moribus ecclesiae catholicae et de moribus Manichaeorum)
§                     On Two Souls, Against the Manichaeans (De duabus animabus [contra Manichaeos])
§                     Acts or Disputation Against Fortunatus the Manichaean ([Acta] contra Fortunatum [Manichaeum])
§                     Against the Epistle of Manichaeus Called Fundamental (Contra epistulam Manichaei quam vocant fundamenti)
§                     Reply to Faustus the Manichaean (Contra Faustum [Manichaeum])
§                     Concerning the Nature of Good, Against the Manichaeans (De natura boni contra Manichaeos)
§                     On Baptism, Against the Donatists (De baptismo [contra Donatistas])
§                     The Correction of the Donatists (De correctione Donatistarum)
§                     On Merits and Remission of Sin, and Infant Baptism (De peccatorum meritis et remissione et de baptismo parvulorum)
§                     On the Spirit and the Letter (De spiritu et littera)
§                     On Nature and Grace (De natura et gratia)
§                     On Man's Perfection in Righteousness (De perfectione iustitiae hominis)
§                     On the Proceedings of Pelagius (De gestis Pelagii)
§                     On the Grace of Christ, and on Original Sin (De gratia Christi et de peccato originali)
§                     On Marriage and Concupiscence (De nuptiis et concupiscientia)
§                     On the Nature of the Soul and its Origin (De natura et origine animae)
§                     Against Two Letters of the Pelagians (Contra duas epistulas Pelagianorum)
§                     On Grace and Free Will (De gratia et libero arbitrio)
§                     On Rebuke and Grace (De correptione et gratia)
§                     On the Predestination of the Saints (De praedestinatione sanctorum)
§                     On the Gift of Perseverance (De dono perseverantiae)
§                     Our Lord's Sermon on the Mount (De sermone Domini in monte)
§                     On the Harmony of the Evangelists (De consensu evangelistarum)
§                     Treatises on the Gospel of John (In Iohannis evangelium tractatus)
§                     Soliloquies (Soliloquiorum libri duo)
§                     Enarrations, or Expositions, on the Psalms (Enarrationes in Psalmos)
§                     On the Immortality of the Soul (De immortalitate animae)
§                     Answer to the Letters of Petilian, Bishop of Cirta (Contra litteras Petiliani)*
*Những sai Lầm Của Augustine:
  1. Augustine là một trong một giáo phụ lầm lạc khi giải nghĩa  câu “người được cứu , song dường như qua lửa” (1Cor. 3;15). Qua lời dạy dỗ của ông mà giáo hội công giáo La mã hình thành giáo lý Ngục luyện tội.
  2. Trong quyển “Thành phố Của Đức Chúa Trời”, ông dạy rằng cuối cùng Hội thánh sẽ cơ đốc giáo hóa toàn thế giới trong thời đại nầy. Khi đó cả thế giới là Thành của Chúa. Ngày nay có giáo phái chứng nhân Đức Jehovah, và một số hệ phái Tin lành tin về thuyết Tiền thiên hi niên. Sẽ có thời kỳ thiên hi niên trên mặt đất trước khi Chúa Jesus tái lâm. Thế giới sẽ được cải đạo, hưởng thời kỳ đại đồng, thịnh vượng, sau đó Chúa Jesus mới hồi lai. Đó là lỗi lầm của Augustine.
  3. Giáo lý “Hội thánh vô hình” và “Hội thánh hữu hình” cũng là một sai sót lớn. Vì theo Mathio 13, cỏ lùng thì ở trong ruộng, trong thế giới, vì “ruộng là thế giới (13:38). Cỏ lùng không được ở trong Hội thánh, là hiện thân của Chúa .
   4. Augustine dạy về “nguyên tội”. Thực ra La mã 5:12; 7:20) khải thị “tội lỗi” (singular:số ít) là một thân vị, là Satan, nội cư trong cả dòng dõi loài người, khiến họ vi phạm, các sự vi phạm đó là “các tội lỗi” (sins) (Ro. 4:7 – sins). Augustine chưa thấy “tội” và “các tội”, nên ông dạy “nguyên tội” và “kỷ tội”.